(VTC News) – Chuyên gia giáo dục cho rằng trong vụ việc 7 học sinh bị phạt phải súc miệng bằng xà phòng thì chính phụ huynh là người đáng phải trách hơn giáo viên.
Sự việc cô Lê Thị Mỹ Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 6C của trường THCS Nhân Đạo (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã bắt 7 học sinh phải súc miệng bằng xà phòng trong một tiết sinh hoạt lớp đã khiến dư luận rất bức xúc.
Xung quanh sự việc này, VTC News đã trao đổi với TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội).
- Là một chuyên gia giáo dục, bà nghĩ gì khi một cô giáo phạt học sinh tội nói tục bằng cách bắt các em súc miệng nước xà phòng?
Trong sự việc này, chúng ta sẽ thấy nổi lên 3 vấn đề: một là lý do của hình phạt, hai là cách thức phạt của cô giáo và ba là các phản ứng của phụ huynh với cách ứng xử của nhà trường.
Về phía giáo viên, hành xử như vậy đương nhiên là không ổn. Cô giáo không được phép xâm phạm vào cơ thể của đứa trẻ. Việc cô giáo lựa chọn một biện pháp kỉ luật như vậy là không phù hợp cho dù nó được ghi rõ vào trong nội quy của lớp.
- Liệu có thể thông cảm do cô giáo còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sư phạm không?
Chúng ta có lẽ nên bớt bao biện cho các hành vi và quyết định sai trái của mọi người đi thì hơn. Đã từ rất lâu nay, mỗi lần có một sự vụ gì thì bao giờ chúng ta cũng tìm thấy hàng chục đến hàng trăm các lý do để hành động như vậy.
Rõ ràng, hành động sai trái thì nên nhận thức rõ và thay đổi. Việc đưa ra các lý lẽ bao biện không bao giờ đem lại lợi ích gì.
Chính vì tôi nghĩ như trên nên tôi không thể cảm thông cho cô giáo cho dù bất kể lý do gì.
-Bà có đánh giá gì về cách hành xử của phụ huynh trong sự việc này?
Có lẽ, trong vụ việc này, tôi trách phụ huynh nhiều hơn giáo viên.
Thứ nhất, hiện tượng con trẻ nói bậy, trách nhiệm chủ yếu dành cho phụ huynh. Trẻ em học hỏi bằng cách quan sát và trải nghiệm. Những gia đình có người nói tục chửi bậy thì con trẻ sẽ cũng quen mà ăn nói thiếu lịch sự như vậy.
Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng có thể nói là một biểu hiện của đạo đức xuống cấp. Là những người làm cha làm mẹ, các phụ huynh cần nghiêm túc kiểm điểm xem trách nhiệm giáo dục trẻ đã được tiến hành nghiêm túc và hiệu quả hay chưa?
Thứ hai, khi sự việc diễn ra, các phụ huynh đã cư xử như quan tòa để phán xét cô giáo. Họ hoàn toàn quên rằng, mọi hành động của họ có tác động vô cùng lớn đến chính trẻ em. Cách hành xử như đấu tố một cô giáo cho dù cô có hành vi chưa thật sự đúng đắn sẽ giúp ích gì cho bọn trẻ hay chỉ cho chúng thấy là không việc gì phải nghe lời giáo viên.
Đặc biệt là khi trẻ em đang phạm lỗi, gia đình hành xử thế này được trẻ hiểu là cha mẹ chúng đồng cảm với chúng, chúng không sai sót gì khi nói bậy và cô giáo đang bị xử lý.
Như vậy, chính những đứa trẻ được cha mẹ bênh vực ngày hôm nay sẽ được hình thành nhân cách thế nào? Theo tôi nghĩ, các phụ huynh này đã hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của con trẻ trong khi xử lý sự vụ mà họ chỉ hành xử như trả thù cô giáo cho thỏa lòng căm ghét của chính họ. Rõ ràng, họ chẳng quan tâm gì đến con mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của chính mình.
- Hành động cư xử như vậy của phụ huynh sẽ dẫn đến hậu quả gì, thưa bà?
Theo tôi, đứng trên vị trí của những cô cậu học sinh lớp 7 này để xem xét, chúng ta thấy mọi thiệt thòi sẽ thuộc về phía trẻ.
Trẻ không tin vào thầy cô giáo. Chúng sẽ nghĩ thầy cô giáo như kẻ tội phạm. Thay vì học tập, trau dồi đạo đức tư cách, chúng chỉ ngồi soi mói, quan sát và tìm lỗi của giáo viên.
Đồng thời, chúng sẽ có xu hướng chống đối và không tiếp nhận những bài học đến từ mọi giáo viên chứ đừng nói là riêng một mình cô giáo cựu chủ nhiệm.
Ngoài ra, hành xử của phụ huynh và các buổi kỉ luật của nhà trường cũng sẽ gây ra tâm trạng chán ghét của cả giới giáo viên chứ không phải một mình cô giáo. Cách hành xử đấu tố kiểu này sẽ khiến giáo viên nản lòng. Họ sẽ lựa chọn 2 con đường: Bỏ nghề, tìm một công việc khác hoặc bỏ mặc học sinh không dạy dỗ gì cả. Chỉ lên lớp cho hết trách nhiệm. Làm việc hoàn toàn không đặt tình cảm và đam mê vào công việc.
Với 2 con đường này, tôi nghĩ, nếu mỗi vụ việc, chúng ta xem xét dựa trên lợi ích của trẻ em thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Còn hiện nay, mọi việc của trẻ đang được xem xét dưới góc độ quyền lợi của người lớn. Đó là một trong những nguyên nhân của hiện trạng giáo dục Việt Nam.
Phạm Thịnh
Sự việc cô Lê Thị Mỹ Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 6C của trường THCS Nhân Đạo (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã bắt 7 học sinh phải súc miệng bằng xà phòng trong một tiết sinh hoạt lớp đã khiến dư luận rất bức xúc.
Xung quanh sự việc này, VTC News đã trao đổi với TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội).
Biên bản làm việc giữa lãnh đạo THCS Nhân Đạo với 7 phụ huynh có con bị phạt xúc miệng bằng xà phòng |
Trong sự việc này, chúng ta sẽ thấy nổi lên 3 vấn đề: một là lý do của hình phạt, hai là cách thức phạt của cô giáo và ba là các phản ứng của phụ huynh với cách ứng xử của nhà trường.
Về phía giáo viên, hành xử như vậy đương nhiên là không ổn. Cô giáo không được phép xâm phạm vào cơ thể của đứa trẻ. Việc cô giáo lựa chọn một biện pháp kỉ luật như vậy là không phù hợp cho dù nó được ghi rõ vào trong nội quy của lớp.
- Liệu có thể thông cảm do cô giáo còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sư phạm không?
Chúng ta có lẽ nên bớt bao biện cho các hành vi và quyết định sai trái của mọi người đi thì hơn. Đã từ rất lâu nay, mỗi lần có một sự vụ gì thì bao giờ chúng ta cũng tìm thấy hàng chục đến hàng trăm các lý do để hành động như vậy.
Rõ ràng, hành động sai trái thì nên nhận thức rõ và thay đổi. Việc đưa ra các lý lẽ bao biện không bao giờ đem lại lợi ích gì.
Chính vì tôi nghĩ như trên nên tôi không thể cảm thông cho cô giáo cho dù bất kể lý do gì.
TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) |
Có lẽ, trong vụ việc này, tôi trách phụ huynh nhiều hơn giáo viên.
Thứ nhất, hiện tượng con trẻ nói bậy, trách nhiệm chủ yếu dành cho phụ huynh. Trẻ em học hỏi bằng cách quan sát và trải nghiệm. Những gia đình có người nói tục chửi bậy thì con trẻ sẽ cũng quen mà ăn nói thiếu lịch sự như vậy.
Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng có thể nói là một biểu hiện của đạo đức xuống cấp. Là những người làm cha làm mẹ, các phụ huynh cần nghiêm túc kiểm điểm xem trách nhiệm giáo dục trẻ đã được tiến hành nghiêm túc và hiệu quả hay chưa?
Thứ hai, khi sự việc diễn ra, các phụ huynh đã cư xử như quan tòa để phán xét cô giáo. Họ hoàn toàn quên rằng, mọi hành động của họ có tác động vô cùng lớn đến chính trẻ em. Cách hành xử như đấu tố một cô giáo cho dù cô có hành vi chưa thật sự đúng đắn sẽ giúp ích gì cho bọn trẻ hay chỉ cho chúng thấy là không việc gì phải nghe lời giáo viên.
Đặc biệt là khi trẻ em đang phạm lỗi, gia đình hành xử thế này được trẻ hiểu là cha mẹ chúng đồng cảm với chúng, chúng không sai sót gì khi nói bậy và cô giáo đang bị xử lý.
Như vậy, chính những đứa trẻ được cha mẹ bênh vực ngày hôm nay sẽ được hình thành nhân cách thế nào? Theo tôi nghĩ, các phụ huynh này đã hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của con trẻ trong khi xử lý sự vụ mà họ chỉ hành xử như trả thù cô giáo cho thỏa lòng căm ghét của chính họ. Rõ ràng, họ chẳng quan tâm gì đến con mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của chính mình.
- Hành động cư xử như vậy của phụ huynh sẽ dẫn đến hậu quả gì, thưa bà?
Theo tôi, đứng trên vị trí của những cô cậu học sinh lớp 7 này để xem xét, chúng ta thấy mọi thiệt thòi sẽ thuộc về phía trẻ.
Trẻ không tin vào thầy cô giáo. Chúng sẽ nghĩ thầy cô giáo như kẻ tội phạm. Thay vì học tập, trau dồi đạo đức tư cách, chúng chỉ ngồi soi mói, quan sát và tìm lỗi của giáo viên.
Đồng thời, chúng sẽ có xu hướng chống đối và không tiếp nhận những bài học đến từ mọi giáo viên chứ đừng nói là riêng một mình cô giáo cựu chủ nhiệm.
Ngoài ra, hành xử của phụ huynh và các buổi kỉ luật của nhà trường cũng sẽ gây ra tâm trạng chán ghét của cả giới giáo viên chứ không phải một mình cô giáo. Cách hành xử đấu tố kiểu này sẽ khiến giáo viên nản lòng. Họ sẽ lựa chọn 2 con đường: Bỏ nghề, tìm một công việc khác hoặc bỏ mặc học sinh không dạy dỗ gì cả. Chỉ lên lớp cho hết trách nhiệm. Làm việc hoàn toàn không đặt tình cảm và đam mê vào công việc.
Với 2 con đường này, tôi nghĩ, nếu mỗi vụ việc, chúng ta xem xét dựa trên lợi ích của trẻ em thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Còn hiện nay, mọi việc của trẻ đang được xem xét dưới góc độ quyền lợi của người lớn. Đó là một trong những nguyên nhân của hiện trạng giáo dục Việt Nam.
Phạm Thịnh
Bình luận