(VTC News) – Hổ xám khổng lồ mò về bản Mường vùng Thành Yên để săn lùng những người trong họ Đinh ở vùng đất này.
Kỳ 6: "Thần hổ xám ở Thanh Hóa": Hổ dữ về bản
Sau khi bà Tổ Mối mất mạng vì đánh nhau với thần hổ xám khổng lồ, thì mối căm thù giữa hổ xám và dòng họ Đinh ở xứ Mường Thành Yên (Thạch Thành, Thanh Hóa) lên cao độ.
Các trai đinh trong dòng họ này đều khát khao muốn tiêu diệt con hổ, trừ họa cho dân bản, bảo vệ dòng họ, còn con hổ xám thì cũng điên cuồng tìm cách phục thù. Nó bắt đầu mò về bản Mường vùng Thành Yên để săn lùng những người trong họ Đinh ở vùng đất này.
Hổ xám khổng lồ đã ăn thịt vô số lương dân, mà theo lời đồn, thì trên tai của nó có hơn 100 nốt đỏ, bởi cứ ăn thịt một người, thì lại có một nốt đỏ mọc trên tai.
Người Mường nơi đây cũng tin rằng, khi bị hổ ăn thịt, thì linh hồn người đó quẩn quanh bên con hổ, biến thành ma trành oan trái lẩn khuất trong rừng, phục dịch hổ và chịu sự sai khiến của nó.
Bà Đinh Thị Son là con gái ông Đinh Văn Riệc, và là chị gái của ông Đinh Văn Trinh. Ông Trinh là thầy mo nổi tiếng, hiện vẫn đang sống ở thôn Yên Sơn 2, xã Thành Yên.
Theo phong tục của người Mường nơi đây, con gái chưa lấy chồng, chưa qua tuổi 18, thì không được thờ cúng, chôn cất trong nghĩa địa của làng. Những đứa trẻ người Mường nơi đây chết đi, được chôn trong một khu vực nhất định trong rừng, hoặc vùi đâu đó trong rừng sâu, để “ma trẻ con” không tìm về nghịch ngợm, phá phách cuộc sống những người đang sống.
Tuy nhiên, anh Đinh Tiên Phong, cháu đích tôn của ông Đinh Văn Riệc lại lập bát hương thờ bà Đinh Thị Son, người bị hổ vồ. Hàng năm, anh đều làm giỗ cho bà. Điều này là trái với phong tục của người Mường.
Anh Phong lý giải sở dĩ anh làm như vậy, là bởi từ ngày còn nhỏ, bà Son thường hiện về trong giấc mơ của anh, lúc bà kêu đói, lúc kêu đau, lúc chỉ thấy có mỗi mái tóc của bà bay lơ lửng, vì thân thể bà bị hổ ăn thịt.
Đi xem bói, thầy cũng phán bà Son đi theo phù hộ anh Phong. Nghĩ rằng bà hợp mình, thường báo mộng cho mình, nên anh Phong đã lập bát hương thờ bà Son, người mà anh gọi là bà.
Mặc dù thờ bà Son, và nắm rất kỹ câu chuyện bi thảm của bà, nhưng khi đề nghị anh dẫn vào khu vực chôn cất bà, nơi bà bị hổ vồ, thì anh từ chối.
Lý do anh đưa ra, là ở chỗ hòn đá, nơi hổ ăn thịt bà, dân làng thi thoảng vẫn nhìn thấy người phụ nữ mặc áo trắng, khuôn mặt buồn rười rượi ngồi trên hòn đá hát véo von.
Có thợ săn vào rừng bắn thú, khi đến gần khu vực đó, nghe thấy tiếng hát của người con gái, nhưng đến gần thì chẳng thấy ai. Cất tiếng gọi, thì tiếng hát im bặt.
Ông Đinh Văn Trinh dẫn tôi ngược suối Vó Ấm đi tìm nơi bà Son, chị gái ông bị hổ dữ ăn thịt. Nơi bà Son bị hổ ăn thịt ở cách ngôi đền Vó Ấm thờ hổ không xa lắm, ngay dưới khe núi có tên Làn Bạc.
Khe núi này có cây cổ thụ rất lớn, tên là Bồ Hòn, tới 6 người lớn ôm mới xuể. Thuở nhỏ, ông Trinh vẫn thường trèo cây bắt chào mào. Nhưng cây Bồ Hòn đã bị đốn hạ cách đây 30 năm.
Cách cây Bồ Hòn khoảng 500 mét, gần đền Vó Ấm có một tảng đá khổng lồ, to bằng một ngôi nhà.
Ngày ông Trinh còn nhỏ xíu, cả làng bỗng rung chuyển như có động đất, như thể giặc trút bom tấn. Tiếng động chấm dứt, mọi người kéo ra, thấy trời đất mịt mù. Một “con đường” được mở lên đỉnh núi bởi một hòn đá nặng cả trăm tấn lăn từ đỉnh núi xuống thung lũng.
Đợt đó, khoảng năm 1940, suốt từ tháng 3 đến tháng 6, đêm nào cũng có tiếng “à uồm, à ưm” vang động trong cánh rừng sau khe núi Lóng Thục. Sau tiếng “à uồm” trầm đục đặc trưng của con hổ xám khổng lồ, là tiếng “à ưm” của bầy hổ lâu la.
Đại gia đình ông Riệc cảnh giác cao độ hết sức. Ban ngày, mọi người ra đồng, lên nương, vào rừng đều phải đi theo nhóm, mang theo vũ khí, để hỗ trợ nhau.
Ngày tháng 6 nắng vàng rải khắp thung lũng, thiếu nữ Đinh Thị Son, cô gái cao lớn, xinh đẹp xứ Mường này rủ bạn bè cùng vào rừng lấy củi. Nhóm đi lấy củi gồm có Son, Đào, Dĩ, Dĩnh, đều lứa tuổi 16, 17 ở xóm Yên Sơn. Những người này đều đã chết già hoặc chết bệnh cả rồi.
Khi đó, rừng rú hoang rậm, rừng tràn cả xuống tận thung lũng, mép ruộng, nên lấy củi không khó khăn mấy. Các cô gái lấy xong củi ở núi Làn Cũ, thì sang khe núi Làn Bạc lấy măng. Lấy đủ củi và măng, thì đã khoảng 4 giờ chiều.
Thông thường, khi mặt trời xuống núi, khoảng 6 giờ tối, thì hổ sẽ từ rừng sâu mò ra kiếm ăn, nên mọi người phải về nhà trước 5 giờ chiều. Thế nhưng, khi đó, mấy cô gái này mải chơi, nên cứ lần lữa không về.
Khoảng 5 giờ chiều, mọi người rủ nhau xuống suối Vó Ấm tắm. Nước suối Vó Ấm từ trong lòng núi chảy ra, lúc nào cũng ấm áp, nên người Mường nơi đây sau buổi làm đồng, hoặc đi rừng, thì dầm mình dưới suối thư giãn, sẽ phục hồi sức khỏe.
Hôm đó, mấy cô bạn xuống suối tắm, còn Đinh Thị Son ngồi dưới gốc cây Bồ Hòn vừa bện tóc vừa hát véo von. Tiếng hát của thiếu nữ 17 khiến bầy chim trong rừng bay ra cùng ca hát. Cả bầy khỉ nghịch ngợm cũng tìm về, từ cây Bồ Hòn sà xuống trêu ghẹo thiếu nữ.
Khung cảnh vui nhộn bỗng im bặt. Chim bay nháo nhác, khỉ nhảy tót lên ngọn cây ngồi im. Tiếng “à uồm” vang lên phía con đường mòn trong rừng.
Các thiếu nữ chưa kịp định thần, thì hổ xám khổng lồ đã đứng ngay trước mặt Đinh Thị Son, nhìn cô với ánh mắt đỏ rực.
Đối diện với hổ dữ khổng lồ, Son co rúm sợ hãi. Mấy cô bạn nhanh chân chạy sang bên kia suối, chui tọt vào một khe đá. Con hổ nhìn như thôi miên vào Son, với ánh mắt rực lửa căm hận.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 6: "Thần hổ xám ở Thanh Hóa": Hổ dữ về bản
Sau khi bà Tổ Mối mất mạng vì đánh nhau với thần hổ xám khổng lồ, thì mối căm thù giữa hổ xám và dòng họ Đinh ở xứ Mường Thành Yên (Thạch Thành, Thanh Hóa) lên cao độ.
Các trai đinh trong dòng họ này đều khát khao muốn tiêu diệt con hổ, trừ họa cho dân bản, bảo vệ dòng họ, còn con hổ xám thì cũng điên cuồng tìm cách phục thù. Nó bắt đầu mò về bản Mường vùng Thành Yên để săn lùng những người trong họ Đinh ở vùng đất này.
Hổ xám khổng lồ đã ăn thịt vô số lương dân, mà theo lời đồn, thì trên tai của nó có hơn 100 nốt đỏ, bởi cứ ăn thịt một người, thì lại có một nốt đỏ mọc trên tai.
Người Mường nơi đây cũng tin rằng, khi bị hổ ăn thịt, thì linh hồn người đó quẩn quanh bên con hổ, biến thành ma trành oan trái lẩn khuất trong rừng, phục dịch hổ và chịu sự sai khiến của nó.
Khu vực đại gia đình ông Riệc từng sinh sống |
Bà Đinh Thị Son là con gái ông Đinh Văn Riệc, và là chị gái của ông Đinh Văn Trinh. Ông Trinh là thầy mo nổi tiếng, hiện vẫn đang sống ở thôn Yên Sơn 2, xã Thành Yên.
Theo phong tục của người Mường nơi đây, con gái chưa lấy chồng, chưa qua tuổi 18, thì không được thờ cúng, chôn cất trong nghĩa địa của làng. Những đứa trẻ người Mường nơi đây chết đi, được chôn trong một khu vực nhất định trong rừng, hoặc vùi đâu đó trong rừng sâu, để “ma trẻ con” không tìm về nghịch ngợm, phá phách cuộc sống những người đang sống.
Tuy nhiên, anh Đinh Tiên Phong, cháu đích tôn của ông Đinh Văn Riệc lại lập bát hương thờ bà Đinh Thị Son, người bị hổ vồ. Hàng năm, anh đều làm giỗ cho bà. Điều này là trái với phong tục của người Mường.
Anh Phong lý giải sở dĩ anh làm như vậy, là bởi từ ngày còn nhỏ, bà Son thường hiện về trong giấc mơ của anh, lúc bà kêu đói, lúc kêu đau, lúc chỉ thấy có mỗi mái tóc của bà bay lơ lửng, vì thân thể bà bị hổ ăn thịt.
Đi xem bói, thầy cũng phán bà Son đi theo phù hộ anh Phong. Nghĩ rằng bà hợp mình, thường báo mộng cho mình, nên anh Phong đã lập bát hương thờ bà Son, người mà anh gọi là bà.
Mặc dù thờ bà Son, và nắm rất kỹ câu chuyện bi thảm của bà, nhưng khi đề nghị anh dẫn vào khu vực chôn cất bà, nơi bà bị hổ vồ, thì anh từ chối.
Hòn đá khổng lồ lăn từ đỉnh núi xuống, nơi bà Son bị hổ ăn thịt |
Lý do anh đưa ra, là ở chỗ hòn đá, nơi hổ ăn thịt bà, dân làng thi thoảng vẫn nhìn thấy người phụ nữ mặc áo trắng, khuôn mặt buồn rười rượi ngồi trên hòn đá hát véo von.
Có thợ săn vào rừng bắn thú, khi đến gần khu vực đó, nghe thấy tiếng hát của người con gái, nhưng đến gần thì chẳng thấy ai. Cất tiếng gọi, thì tiếng hát im bặt.
Ông Đinh Văn Trinh dẫn tôi ngược suối Vó Ấm đi tìm nơi bà Son, chị gái ông bị hổ dữ ăn thịt. Nơi bà Son bị hổ ăn thịt ở cách ngôi đền Vó Ấm thờ hổ không xa lắm, ngay dưới khe núi có tên Làn Bạc.
Khe núi này có cây cổ thụ rất lớn, tên là Bồ Hòn, tới 6 người lớn ôm mới xuể. Thuở nhỏ, ông Trinh vẫn thường trèo cây bắt chào mào. Nhưng cây Bồ Hòn đã bị đốn hạ cách đây 30 năm.
Cách cây Bồ Hòn khoảng 500 mét, gần đền Vó Ấm có một tảng đá khổng lồ, to bằng một ngôi nhà.
Ngày ông Trinh còn nhỏ xíu, cả làng bỗng rung chuyển như có động đất, như thể giặc trút bom tấn. Tiếng động chấm dứt, mọi người kéo ra, thấy trời đất mịt mù. Một “con đường” được mở lên đỉnh núi bởi một hòn đá nặng cả trăm tấn lăn từ đỉnh núi xuống thung lũng.
Đợt đó, khoảng năm 1940, suốt từ tháng 3 đến tháng 6, đêm nào cũng có tiếng “à uồm, à ưm” vang động trong cánh rừng sau khe núi Lóng Thục. Sau tiếng “à uồm” trầm đục đặc trưng của con hổ xám khổng lồ, là tiếng “à ưm” của bầy hổ lâu la.
Đại gia đình ông Riệc cảnh giác cao độ hết sức. Ban ngày, mọi người ra đồng, lên nương, vào rừng đều phải đi theo nhóm, mang theo vũ khí, để hỗ trợ nhau.
Ông Trinh thờ cúng hổ bên suối Vó Ấm |
Ngày tháng 6 nắng vàng rải khắp thung lũng, thiếu nữ Đinh Thị Son, cô gái cao lớn, xinh đẹp xứ Mường này rủ bạn bè cùng vào rừng lấy củi. Nhóm đi lấy củi gồm có Son, Đào, Dĩ, Dĩnh, đều lứa tuổi 16, 17 ở xóm Yên Sơn. Những người này đều đã chết già hoặc chết bệnh cả rồi.
Khi đó, rừng rú hoang rậm, rừng tràn cả xuống tận thung lũng, mép ruộng, nên lấy củi không khó khăn mấy. Các cô gái lấy xong củi ở núi Làn Cũ, thì sang khe núi Làn Bạc lấy măng. Lấy đủ củi và măng, thì đã khoảng 4 giờ chiều.
Thông thường, khi mặt trời xuống núi, khoảng 6 giờ tối, thì hổ sẽ từ rừng sâu mò ra kiếm ăn, nên mọi người phải về nhà trước 5 giờ chiều. Thế nhưng, khi đó, mấy cô gái này mải chơi, nên cứ lần lữa không về.
Khoảng 5 giờ chiều, mọi người rủ nhau xuống suối Vó Ấm tắm. Nước suối Vó Ấm từ trong lòng núi chảy ra, lúc nào cũng ấm áp, nên người Mường nơi đây sau buổi làm đồng, hoặc đi rừng, thì dầm mình dưới suối thư giãn, sẽ phục hồi sức khỏe.
Hôm đó, mấy cô bạn xuống suối tắm, còn Đinh Thị Son ngồi dưới gốc cây Bồ Hòn vừa bện tóc vừa hát véo von. Tiếng hát của thiếu nữ 17 khiến bầy chim trong rừng bay ra cùng ca hát. Cả bầy khỉ nghịch ngợm cũng tìm về, từ cây Bồ Hòn sà xuống trêu ghẹo thiếu nữ.
Khung cảnh vui nhộn bỗng im bặt. Chim bay nháo nhác, khỉ nhảy tót lên ngọn cây ngồi im. Tiếng “à uồm” vang lên phía con đường mòn trong rừng.
Các thiếu nữ chưa kịp định thần, thì hổ xám khổng lồ đã đứng ngay trước mặt Đinh Thị Son, nhìn cô với ánh mắt đỏ rực.
Đối diện với hổ dữ khổng lồ, Son co rúm sợ hãi. Mấy cô bạn nhanh chân chạy sang bên kia suối, chui tọt vào một khe đá. Con hổ nhìn như thôi miên vào Son, với ánh mắt rực lửa căm hận.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận