(VTC News) - 6 vạn người, cùng các loại máy móc tối tân nhất thời bấy giờ, và mất hơn 10 năm trời ròng rã mới hoàn thành con đập.
Sau ngày lập quốc, thì mọi việc nghiên cứu sông Đà của các kỹ sư người Pháp dừng lại hết.
Chỉ có một số tư liệu rất ít ỏi nói về hành trình nghiên cứu địa chất sông Đà viết bằng tiếng Pháp còn lưu trữ rải rác trong các thư viện bên nước Pháp mà các nhà khoa học của ta tìm thấy sau này.
Hòa bình lập lại ở miền Bắc, nước ta đã thành lập Ủy ban trị thủy sông Hồng và vạch ra các tuyến ở Hòa Bình, Vạn Yên, Tạ Bú để các nhà địa chất tìm tòi, nghiên cứu xác định nơi xây dựng thủy điện.
Đến thập kỷ 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học địa chất của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu địa chất sông Đà, nhưng cũng bất lực trước lớp sỏi cuội quá dày dưới đáy sông.
Nếu xây dựng thủy điện thì phải bóc hết lớp sỏi cuội đó đi, trong khi đó, khoa học kỹ thuật thời đó chưa phát triển, máy móc ít, nên rất tốn kém và rốt cục biện pháp này không khả thi.
Sau khi đập thủy điện vĩ đại nhất thế giới được xây dựng thành công ở Ai Cập, bởi các chuyên gia Liên Xô, chính phủ đã mời các nhà khoa họcLiên Xô sang Việt Nam nghiên cứu về sông Đà.
Lòng con sông ở Ai Cập có tầng sỏi cuội dày tới 200m, do đó, lớp sỏi dày vài chục mét ở sông Đà không thấm vào đâu so với trình độ kỹ thuật vượt bậc của khoa học Liên Xô.
Sau khi các chuyên gia Liên Xô giúp xây dựng xong thủy điện Thác Bà, thì triển khai thủy điện Hòa Bình. Bắt đầu từ năm 1971, hàng trăm kỹ sư, chuyên gia của hai nước đã đi dọc sông Đà, đặt mũi khoan chi chít để vẽ lại bản đồ địa chất lòng sông.
Và đập thủy điện Hòa Bình đã trở thành một công trình vĩ đại nhất nước ta về tiền của, công sức và cả máu xương con người. Công trình này cũng chính thức xác nhận khả năng kỳ diệu của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Và lần đầu tiên trong lịch sử, con sông mà cụ Nguyễn Tuân gọi là Ma-cà-rồng đã bị khuất phục.
Ngày nay, chúng ta dạo chơi trên hồ Hòa Bình, ngắm nhìn con đập hùng vĩ, nhưng ít người biết đến những bí ẩn về con đập này.
Để “trị” lớp sỏi cuội, phù sa, cát dày 50-70m dưới đáy sông, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật đập chống thấm. Lớp phù sa và cát bề mặt được bóc dỡ. Lớp sỏi cuội được xử lý bằng cách khoan phụt bê tông nhằm gia cố đến tận đá gốc. Kỹ thuật khoan phụt bê tông biến cả tầng sỏi cuội dày thành khối bê tông vững chắc.
Nghe thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng đã phải huy động tới 6 vạn người, gồm các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân cùng với các loại máy móc tối tân nhất thời bấy giờ và làm việc trong hơn 10 năm trời ròng rã mới hoàn thành công trình.
Và con đập vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam đến thời điểm đó, đã được hoàn thành. Đập cao tới 128m, chiều rộng đáy tới 820m và chiều rộng đỉnh 20m. Chiều dài đỉnh đập là 640m.
Có một bí ẩn ít ai biết, ấy là đập Hòa Bình được làm bằng cả đá, bê tông và đất sét. Đó là một con đập mềm, có khả năng chống thấm, chống động đất rất tốt.
Điều ít ai biết nữa, đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trong lòng núi. Đó thực sự là một kỳ công kỹ thuật, nhằm đối phó với chiến tranh.
Để làm được nhà máy ngầm, phải đào thủng núi, moi ra 1,2 triệu mét khối đá. Các nhà khoa học đã tạo ra hang ngầm có chiều cao 52m, rộng 22m và dài tới 280m.
Tại thủy điện hòa Bình, một vấn đề về địa chất vô cùng phức tạp mà các nhà khoa học, các kỹ sư địa chất phải dày tâm nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục, ấy là việc chống thấm núi đá vôi Trại Nhãn.
Hồi kỹ sư Bùi Khôi Hùng cùng các kỹ sư địa chất khác khoan núi Trại Nhãn thì tự nhiên thấy tụt cần khoan.
Xác định đây là dãy núi đá vôi có hiện tượng karst rõ rệt với rất nhiều hang động trong lòng núi nên buộc phải xử lý trước khi đắp đập thủy điện.
Để xử lý được hiện tượng này, phải đào hàng loạt hầm ngầm sâu vào lòng núi. Khi đào hầm vào mới phát hiện ra rất nhiều hang động có mái đá cao tới 20 mét.
Để tránh hiện tượng các khối bêtông bị sụt lún, biến mất trong lòng núi, phải làm đường ngầm vào lòng núi với chiều dài 1.508m, xử lý khoan phụt bêtông phía dưới đường ngầm, sau đó phá núi thành những khối rỗng hình thang rồi mới phụt bêtông vào.
Những khối bêtông hình thang sẽ đè lên nhau thành một bức tường vững chãi chạy dọc lòng núi, khó có thể sụt lún được nữa.
Với các nhà địa chất, các nhà khoa học trong ngành xây dựng thì đây là công trình đặc biệt nhất, duy nhất ở nước ta từ trước đến nay. Họ đã phải thi công biến vùng núi đá vôi có nhiều đứt gãy lớn, thông suốt thượng, hạ lưu với nhiều hang hốc thành một khối vững chắc.
Quả núi hai bên đập thủy điện Hòa Bình đã biến thành núi nửa nhân tạo, đảm bảo chống mất nước từ hồ xuống phía hạ lưu.
Còn tiếp…
Kỳ 3: Chinh phục dòng sông "Ma-cà-rồng"
Sau mấy chục năm thất bại trong việc chinh phục sông Đà, đến đầu thập kỷ 40, để mong xác định sớm được nơi xây đập, Sở Thủy lợi Đông Dương đã mời ông Hoffet, lúc đó là một giáo sư đại học danh tiếng của châu Âu lên sông Đà nghiên cứu.
Vị GS này ăn rừng ngủ thác cùng hàng chục chuyên gia địa chất, khảo sát dọc sông Đà và đã chọn khu vực Chợ Bờ (Hòa Bình). Tuy nhiên, công việc dang dở thì Nhật đảo chính Pháp.
Phát xít Nhật đã bắt ông khi ông đang cùng các thợ khoan làm việc trên khu vực Chợ Bờ, rồi thủ tiêu ông một cách bí mật.
20 năm sau, vợ ông Hoffet sang Việt Nam và phải mất nhiều ngày, nhờ nhiều người mới tìm thấy hài cốt ông ở mãi Yên Châu (Sơn La).
Đập thủy điện Sơn La |
Chỉ có một số tư liệu rất ít ỏi nói về hành trình nghiên cứu địa chất sông Đà viết bằng tiếng Pháp còn lưu trữ rải rác trong các thư viện bên nước Pháp mà các nhà khoa học của ta tìm thấy sau này.
Đến thập kỷ 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học địa chất của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu địa chất sông Đà, nhưng cũng bất lực trước lớp sỏi cuội quá dày dưới đáy sông.
Nếu xây dựng thủy điện thì phải bóc hết lớp sỏi cuội đó đi, trong khi đó, khoa học kỹ thuật thời đó chưa phát triển, máy móc ít, nên rất tốn kém và rốt cục biện pháp này không khả thi.
Sau khi đập thủy điện vĩ đại nhất thế giới được xây dựng thành công ở Ai Cập, bởi các chuyên gia Liên Xô, chính phủ đã mời các nhà khoa họcLiên Xô sang Việt Nam nghiên cứu về sông Đà.
Lòng con sông ở Ai Cập có tầng sỏi cuội dày tới 200m, do đó, lớp sỏi dày vài chục mét ở sông Đà không thấm vào đâu so với trình độ kỹ thuật vượt bậc của khoa học Liên Xô.
Công trường thủy điện Sơn La ngày mới chặn dòng |
Và đập thủy điện Hòa Bình đã trở thành một công trình vĩ đại nhất nước ta về tiền của, công sức và cả máu xương con người. Công trình này cũng chính thức xác nhận khả năng kỳ diệu của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Và lần đầu tiên trong lịch sử, con sông mà cụ Nguyễn Tuân gọi là Ma-cà-rồng đã bị khuất phục.
Ngày nay, chúng ta dạo chơi trên hồ Hòa Bình, ngắm nhìn con đập hùng vĩ, nhưng ít người biết đến những bí ẩn về con đập này.
"Phòng làm việc" dã chiến tại công trường thủy điện Sơn La |
Nghe thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng đã phải huy động tới 6 vạn người, gồm các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân cùng với các loại máy móc tối tân nhất thời bấy giờ và làm việc trong hơn 10 năm trời ròng rã mới hoàn thành công trình.
Và con đập vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam đến thời điểm đó, đã được hoàn thành. Đập cao tới 128m, chiều rộng đáy tới 820m và chiều rộng đỉnh 20m. Chiều dài đỉnh đập là 640m.
Có một bí ẩn ít ai biết, ấy là đập Hòa Bình được làm bằng cả đá, bê tông và đất sét. Đó là một con đập mềm, có khả năng chống thấm, chống động đất rất tốt.
Kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Nhân và Huỳnh Phong đã gắn bó nhiều năm với sông Đà |
Để làm được nhà máy ngầm, phải đào thủng núi, moi ra 1,2 triệu mét khối đá. Các nhà khoa học đã tạo ra hang ngầm có chiều cao 52m, rộng 22m và dài tới 280m.
Tại thủy điện hòa Bình, một vấn đề về địa chất vô cùng phức tạp mà các nhà khoa học, các kỹ sư địa chất phải dày tâm nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục, ấy là việc chống thấm núi đá vôi Trại Nhãn.
Hồi kỹ sư Bùi Khôi Hùng cùng các kỹ sư địa chất khác khoan núi Trại Nhãn thì tự nhiên thấy tụt cần khoan.
Xác định đây là dãy núi đá vôi có hiện tượng karst rõ rệt với rất nhiều hang động trong lòng núi nên buộc phải xử lý trước khi đắp đập thủy điện.
Chợ Quỳnh Nhai đã chìm vĩnh viễn dưới dòng nước bạc |
Để tránh hiện tượng các khối bêtông bị sụt lún, biến mất trong lòng núi, phải làm đường ngầm vào lòng núi với chiều dài 1.508m, xử lý khoan phụt bêtông phía dưới đường ngầm, sau đó phá núi thành những khối rỗng hình thang rồi mới phụt bêtông vào.
Những khối bêtông hình thang sẽ đè lên nhau thành một bức tường vững chãi chạy dọc lòng núi, khó có thể sụt lún được nữa.
Với các nhà địa chất, các nhà khoa học trong ngành xây dựng thì đây là công trình đặc biệt nhất, duy nhất ở nước ta từ trước đến nay. Họ đã phải thi công biến vùng núi đá vôi có nhiều đứt gãy lớn, thông suốt thượng, hạ lưu với nhiều hang hốc thành một khối vững chắc.
Quả núi hai bên đập thủy điện Hòa Bình đã biến thành núi nửa nhân tạo, đảm bảo chống mất nước từ hồ xuống phía hạ lưu.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận