(VTC News) - Trước sự cố tai nạn hàng không liên tiếp xảy ra thời gian gần đây, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị về đảm bảo an toàn bay.
Theo chỉ thị 2690/CT-CHK về đảm bảo an toàn bay ký ngày 25/7 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Hãng hàng không cần rà soát, chuẩn hóa các nội dung của tài liệu khai thác bay (FOM) và thực hiện nghiêm túc quy trình ứng phó trong trường hợp có bão theo quy trình; Thực hiện ngay quy định bắt buộc khi lập kế hoạch bay phải xác định ít nhất 1 sân bay dự bị hạ cánh.
Trong điều kiện thời tiết phức tạp (bão, sương mù dầy đặc trên diện rộng…) phải chọn thêm sân bay dự bị thứ 2 nằm ngoài vùng ảnh hưởng của khu vực thời tiết phức tạp.
Nghiêm cấm thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh, cất cánh trong điều kiện thời tiết (tầm nhìn, trần mây, tốc độ gió xuôi, gió ngang) dưới tiêu chuẩn cho phép đối với sân bay, máy bay và người lái đã được phê chuẩn.
Cục Hàng không cũng yêu cầu các hãng hàng không chấp hành nghiêm quy định về việc không thực hiện quá 2 lần tiếp cận hạ cánh.
"Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tổ lái phải thực hiện tham khảo ý kiến của cơ quan không lưu để đánh giá chính xác diễn biến thời tiết trước khi thực hiện tiếp cận lần 2", chỉ thị nêu rõ.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không yêu cầu, trong trường hợp không đủ điều kiện đánh giá diễn biến thời tiết, tổ lái thực hiện phương thức chờ hoặc chuyển hướng về sân bay dự bị.
Các tổ lái khi bay trên đường bay, gặp điều kiện thời tiết phức tạp cần thông báo ngay cho cơ quan kiểm soát không lưu để kịp thời cảnh báo cho các máy bay đang hoạt động trong khu vực hoặc dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực; Quán triệt nguyên tắc an toàn là ưu tiên cao nhất.
Ngoài ra, việc triển khai các giải pháp hạn chế chậm, hủy chuyến không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn bay. Trong trường hợp các chuyến bay phải chậm hoặc hủy chuyến vì lý do an toàn cần phải kịp thời xin lỗi cũng như thông báo rõ nguyên nhân tới hành khách.
Đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không cũng yêu cầu Tổng Công ty chỉ đạo các sân bay đã được trang bị hệ thống đèn đường CHC (cụ thể các sân bay Cát Bi, Vinh, Phù Cát, Pleiku, Liên Khương và Buôn Mê Thuột) phải tổ chức quan trắc và báo cáo thời tiết “METAR” định kỳ 30 phút/lần, liên tục 24/24 giờ ;
Các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng tại các cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất có trách nhiệm phát bản tin dự báo thời tiết sân bay “TAF”, “TAF AMD” cho các sân bay tương ứng, hiệu lực 24 giờ, phát 4 lần/ngày bắt đầu hiệu lực từ 0000, 0600, 1200 và 1800 UTC, phát trong khoảng thời gian 1 giờ trước thời điểm bản tin TAF có hiệu lực; thời gian áp dụng quan trắc và dự báo từ 00 UTC từ ngày 1/8/2014.
Ngoài ra, trước ngày 1/8/2014, các cơ quan thủ tục bay phải kiểm tra, rà soát cụ thể kế hoạch bay của từng chuyến bay. Cương quyết không chấp nhận các kế hoạch bay không tuân thủ đúng các yêu cầu nêu trên; Xây dựng quy trình, tài liệu khai thác hệ thống dẫn đỗ thị giác (VDGS) trình lên Cục phê chuẩn.
Đối với Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục Hàng không yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định về tiêu chuẩn thời tiết tối thiểu đối với tàu bay và tổ lái.
Trường hợp thời tiết dưới tiêu chuẩn khai thác tối thiểu phải cấp huấn lệnh chuyển hướng tàu bay đi sân bay dự bị.
Khẩn trương xây dựng hướng dẫn hành động ứng phó của Kiểm soát viên trong trường hợp thời tiết xuống dưới tiêu chuẩn tại sân bay để bổ sung vào Tài liệu hướng dẫn khai thác của Đài kiểm soát không lưu; và nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm SIGMET trên đường bay.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các Cảng vụ Hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp thông tin khí tượng, các quy trình cung cấp, lưu giữ thông tin khí tượng, điều phái bay.
Đối với các cơ quan tham mưu của Cục Hàng không Việt Nam (các Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Quản lý hoạt động bay, Quản lý CHK, SB), Cục trưởng yêu cầu hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát, bổ sung các quy định nêu trên vào tài liệu khai thác có liên quan để trình Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn trước 10/8/2014; đồng thời phối hợp chặt chẽ trong quá trình phê chuẩn, hướng dẫn, giám sát triển khai thực hiện các quy định trong tài liệu khai thác của các doanh nghiệp hàng không.
Hà Linh
Theo chỉ thị 2690/CT-CHK về đảm bảo an toàn bay ký ngày 25/7 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Hãng hàng không cần rà soát, chuẩn hóa các nội dung của tài liệu khai thác bay (FOM) và thực hiện nghiêm túc quy trình ứng phó trong trường hợp có bão theo quy trình; Thực hiện ngay quy định bắt buộc khi lập kế hoạch bay phải xác định ít nhất 1 sân bay dự bị hạ cánh.
Trong điều kiện thời tiết phức tạp (bão, sương mù dầy đặc trên diện rộng…) phải chọn thêm sân bay dự bị thứ 2 nằm ngoài vùng ảnh hưởng của khu vực thời tiết phức tạp.
Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị về đảm bảo an toàn bay. |
Nghiêm cấm thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh, cất cánh trong điều kiện thời tiết (tầm nhìn, trần mây, tốc độ gió xuôi, gió ngang) dưới tiêu chuẩn cho phép đối với sân bay, máy bay và người lái đã được phê chuẩn.
Cục Hàng không cũng yêu cầu các hãng hàng không chấp hành nghiêm quy định về việc không thực hiện quá 2 lần tiếp cận hạ cánh.
"Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tổ lái phải thực hiện tham khảo ý kiến của cơ quan không lưu để đánh giá chính xác diễn biến thời tiết trước khi thực hiện tiếp cận lần 2", chỉ thị nêu rõ.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không yêu cầu, trong trường hợp không đủ điều kiện đánh giá diễn biến thời tiết, tổ lái thực hiện phương thức chờ hoặc chuyển hướng về sân bay dự bị.
Các tổ lái khi bay trên đường bay, gặp điều kiện thời tiết phức tạp cần thông báo ngay cho cơ quan kiểm soát không lưu để kịp thời cảnh báo cho các máy bay đang hoạt động trong khu vực hoặc dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực; Quán triệt nguyên tắc an toàn là ưu tiên cao nhất.
Ngoài ra, việc triển khai các giải pháp hạn chế chậm, hủy chuyến không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn bay. Trong trường hợp các chuyến bay phải chậm hoặc hủy chuyến vì lý do an toàn cần phải kịp thời xin lỗi cũng như thông báo rõ nguyên nhân tới hành khách.
Đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không cũng yêu cầu Tổng Công ty chỉ đạo các sân bay đã được trang bị hệ thống đèn đường CHC (cụ thể các sân bay Cát Bi, Vinh, Phù Cát, Pleiku, Liên Khương và Buôn Mê Thuột) phải tổ chức quan trắc và báo cáo thời tiết “METAR” định kỳ 30 phút/lần, liên tục 24/24 giờ ;
Các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng tại các cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất có trách nhiệm phát bản tin dự báo thời tiết sân bay “TAF”, “TAF AMD” cho các sân bay tương ứng, hiệu lực 24 giờ, phát 4 lần/ngày bắt đầu hiệu lực từ 0000, 0600, 1200 và 1800 UTC, phát trong khoảng thời gian 1 giờ trước thời điểm bản tin TAF có hiệu lực; thời gian áp dụng quan trắc và dự báo từ 00 UTC từ ngày 1/8/2014.
Ngoài ra, trước ngày 1/8/2014, các cơ quan thủ tục bay phải kiểm tra, rà soát cụ thể kế hoạch bay của từng chuyến bay. Cương quyết không chấp nhận các kế hoạch bay không tuân thủ đúng các yêu cầu nêu trên; Xây dựng quy trình, tài liệu khai thác hệ thống dẫn đỗ thị giác (VDGS) trình lên Cục phê chuẩn.
Đối với Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục Hàng không yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định về tiêu chuẩn thời tiết tối thiểu đối với tàu bay và tổ lái.
Trường hợp thời tiết dưới tiêu chuẩn khai thác tối thiểu phải cấp huấn lệnh chuyển hướng tàu bay đi sân bay dự bị.
Khẩn trương xây dựng hướng dẫn hành động ứng phó của Kiểm soát viên trong trường hợp thời tiết xuống dưới tiêu chuẩn tại sân bay để bổ sung vào Tài liệu hướng dẫn khai thác của Đài kiểm soát không lưu; và nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm SIGMET trên đường bay.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các Cảng vụ Hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp thông tin khí tượng, các quy trình cung cấp, lưu giữ thông tin khí tượng, điều phái bay.
Đối với các cơ quan tham mưu của Cục Hàng không Việt Nam (các Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Quản lý hoạt động bay, Quản lý CHK, SB), Cục trưởng yêu cầu hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát, bổ sung các quy định nêu trên vào tài liệu khai thác có liên quan để trình Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn trước 10/8/2014; đồng thời phối hợp chặt chẽ trong quá trình phê chuẩn, hướng dẫn, giám sát triển khai thực hiện các quy định trong tài liệu khai thác của các doanh nghiệp hàng không.
Hà Linh
Bình luận