Dù quý đầu tiên của năm 2016 chưa kết thúc nhưng hàng loạt sếp bự ngân hàng đã “ngã ngựa” với hàng loại sai phạm lớn.
Kể từ năm 2012, thời gian ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, hàng loạt sếp bự ngân hàng “đua nhau” ngã ngựa. Gần đây, khi hệ thống ngân hàng được lành mạnh hóa hơn, hiện tượng này đã giảm bớt. Tuy nhiên, tới đầu năm 2016, tình trạng sếp bự ngân hàng ngã ngựa đã trở lại.
Cuối tuần qua, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Phạm Quyết Thắng (43 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu- GP Bank) để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị khởi tố cùng tội danh với ông Thắng có ông Nguyễn Anh Dung (39 tuổi, kế toán trưởng GP Bank), ông Nguyễn Ngọc Nam (giám đốc Công ty TNHH & CN Sao Bắc), ông Hoàng Công Hợp (chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung).
Gần một năm trước, khi vụ án được khởi tố, nguyên chủ tịch và phó chủ tịch của GP Bank là ông Tạ Bá Long, ông Đoàn Văn An đã bị bắt đầu tiên. Cơ quan tố tụng xác định các nghi can đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó gốc 3.900 tỷ, lãi 1.600 tỷ. Ông Long, An là chủ mưu, những người còn lại là đồng phạm giúp sức.
Trước đó, hồi đầu tháng 2 năm nay, hai lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và 7 cán bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS) bị khởi tố, bắt tạm giam do làm trái quy định trong việc mua bán trái phiếu Chính phủ, tự doanh chứng khoán gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Trong số này có 2 sếp bự ngân hàng là ông Huỳnh Nam Dũng (60 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB và ông Nguyễn Phước Hòa (60 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc MHB.
Chỉ trước dàn lãnh đạo MHB bị bắt vài ngày, báo chí đưa tin cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại – dịch vụ A.D.N (công ty ADN) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn.
Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố bị can với Hoàng Văn Cường, Giám đốc công ty ADN để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Phí Thị Ong, nguyên Giám đốc Agribank – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, Trương Thị Thùy Trang, nguyên là cán bộ Phòng Tín dụng chi nhánh về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Đỗ Thị Yến, nguyên Trưởng Phòng tín dụng, Phó giám đốc Agribank – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Giống như trước đây, đa số lãnh đạo ngân hàng bị bắt đều làm việc ở những ngân hàng có vấn đề lớn. Năm 2012, qua thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện GP Bank bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và yêu cầu GP Bank tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.
Tuy nhiên 3 lần tổ chức ĐHCĐ bất thường của GP Bank đã không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ. Vì vậy, GP Bank đã bị mua lại giá 0 đồng.
Không bị mua lại với giá 0 đồng như GP Bank nhưng MHB phải chấm dứt hoạt động hồi tháng 5/2015 sau khi sáp nhập vào BIDV.
Thanh Hà (Tổng hợp)
Kể từ năm 2012, thời gian ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, hàng loạt sếp bự ngân hàng “đua nhau” ngã ngựa. Gần đây, khi hệ thống ngân hàng được lành mạnh hóa hơn, hiện tượng này đã giảm bớt. Tuy nhiên, tới đầu năm 2016, tình trạng sếp bự ngân hàng ngã ngựa đã trở lại.
Cuối tuần qua, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Phạm Quyết Thắng (43 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu- GP Bank) để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nguyên tổng giám đốc GP Bank Phạm Quyết Thắng |
Gần một năm trước, khi vụ án được khởi tố, nguyên chủ tịch và phó chủ tịch của GP Bank là ông Tạ Bá Long, ông Đoàn Văn An đã bị bắt đầu tiên. Cơ quan tố tụng xác định các nghi can đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó gốc 3.900 tỷ, lãi 1.600 tỷ. Ông Long, An là chủ mưu, những người còn lại là đồng phạm giúp sức.
Trước đó, hồi đầu tháng 2 năm nay, hai lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và 7 cán bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS) bị khởi tố, bắt tạm giam do làm trái quy định trong việc mua bán trái phiếu Chính phủ, tự doanh chứng khoán gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Trong số này có 2 sếp bự ngân hàng là ông Huỳnh Nam Dũng (60 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB và ông Nguyễn Phước Hòa (60 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc MHB.
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB Huỳnh Nam Dũn |
Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố bị can với Hoàng Văn Cường, Giám đốc công ty ADN để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Phí Thị Ong, nguyên Giám đốc Agribank – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, Trương Thị Thùy Trang, nguyên là cán bộ Phòng Tín dụng chi nhánh về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Đỗ Thị Yến, nguyên Trưởng Phòng tín dụng, Phó giám đốc Agribank – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Giống như trước đây, đa số lãnh đạo ngân hàng bị bắt đều làm việc ở những ngân hàng có vấn đề lớn. Năm 2012, qua thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện GP Bank bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và yêu cầu GP Bank tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.
Tuy nhiên 3 lần tổ chức ĐHCĐ bất thường của GP Bank đã không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ. Vì vậy, GP Bank đã bị mua lại giá 0 đồng.
Không bị mua lại với giá 0 đồng như GP Bank nhưng MHB phải chấm dứt hoạt động hồi tháng 5/2015 sau khi sáp nhập vào BIDV.
Thanh Hà (Tổng hợp)
Bình luận