(VTC News) - Lâu nay, người ta vẫn biết rằng Sao Hoả sở hữu hai "nàng thơ" của riêng mình là Phobos và Daimos. Tuy nhiên, nguồn gốc của chúng từ đâu thì đến nay mới có lời giải.
Một nghiên cứu mới đây được trình bày tại Hội nghị khoa học mặt trăng và hành tinh tại bang Texas, Mỹ vào tháng trước kết luận: “Hai mặt trăng của Sao Hỏa là kết quả của một cuộc va chạm lớn giữa Sao Hỏa và một vật thể không gian có kích thước bằng sao Diêm Vương”.
Hai mặt trăng của Sao Hỏa là kết quả của một cuộc va chạm lớn. |
Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu chưa giải thích được tại sao hai “nàng thơ” của Sao Hỏa lại đều có quỹ đạo tròn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chúng là hai tiểu hành tinh bị rơi vào trọng trường Sao Hỏa, thì đáng lẽ chúng phải đi theo các quỹ đạo bất thường.
Nhà nghiên cứu Julien Salmon, thuộc viện nghiên cứu Tây Nam chia sẻ trên tờ New Scientisst, một vệ tinh bay theo quỹ đạo tròn thì có thể cho là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cả hai mặt trăng của Sao Hỏa đều bay theo quỹ đạo tròn thì chưa có lời giải nào thỏa đáng cho hiện tượng này.
Các mô hình về sự va chạm của Sao Hỏa và một thiên thạch khác để tạo ra hai mặt trăng như hiện nay cho thấy các vật thể bị phá hủy sau một vụ va chạm sẽ đi vào quỹ đạo vành đai xung quanh Sao Hỏa và dần dần vành đai sẽ biến mất do chúng bị hút hành tinh này. Điều đó có nghĩa rằng sẽ không có một mảnh vỡ nào còn lại để có thể trở thành mặt trăng như hai tiểu hành tinh hiện nay là Phobos và Deimos.
Trong một nghiên cứu mới đây, ông Salmon đã phân tích các mô hình mô tả sự hình thành mặt trăng của Trái Đất và chỉ ra rằng Mặt Trăng của hành tinh chúng ta cũng có thể là kết quả của một sự đụng độ lớn giữa Trái Đất và một thiên thạch khác ngoài vũ trụ.
Phobos và Deimos là hai vệ tinh sống sót còn lại trong số cả nghìn mảnh vỡ sau vụ va chạm. |
Các mô hình cũng cho thấy các vật thể có khối lượng xấp xỉ 3 % khối lượng Sao Hỏa đã có thể tạo điều kiện cho sự hình thành vành đai với hai vệ tinh có khối lượng như Phobos và Deimos. Do đó, những vật thể có khối lượng gần bằng Sao Diêm Vương có thể tạo nên một vành đai bao quanh Sao Hỏa với cả ngàn vệ tinh sau sự va chạm.
Theo kết quả cuộc cứu, qua thời gian, những vẫn thể nằm gần Sao Hỏa sẽ hình thành những vật thể lớn hơn nhưng trọng trường của của Sao Hỏa sẽ hút nó trở lại. Tuy nhiên, những vật thể nằm ở phẩn rìa ngoài cùng của vành đai buộc phải di chuyển nhanh hơn do trọng trường của Sao Hỏa và sau một thời gian chúng sẽ hợp thành hai vệ tinh là Phobos và Deimos.
Ông Salmon chia sẻ: “Phobos và Deimos là hai kẻ sống sót cuối cùng còn lại của một lượng lớn các tiểu vệ tinh từng thuộc vành đai Sao Hỏa.
Xem video: Những sự thật ít biết về Sao Hỏa.
Nguyễn Ly (Theo Red Orbit)
Bình luận