Khi bác sĩ đang lấy tủy răng cho bé, do há miệng lâu nên mỏi, bé đã ngậm lại và chiếc kim lấy tủy chui vào thực quản, đâm vào dạ dày bé.
Mới đây, khoa Nội soi Bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận hai trường hợp trẻ bị nuốt phải kim lấy tủy ở phòng khám răng. Đó là trường hợp của bé N.T. V, 5 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội, được mẹ đưa đi ra phòng răng để lấy tủy răng.
Trong quá trình bác sĩ đang thực hiện thao tác chuyên môn, bé V. phải há miệng lâu quá nên đã ngậm miệng và vô tình nuốt luôn chiếc kim lấy tủy răng vào thực quản.
Ngay sau đó, bác sĩ nha khoa và người nhà đưa cháu bé vào khoa Nội soi của Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Khoa thăm khám và chiếu chụp, bác sĩ phát hiện chiếc kim trong bộ dụng cụ chữa răng vẫn còn nằm trong dạ dày của bệnh nhi. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định gắp chiếc kim lấy tủy răng ra bằng dụng cụ nội soi.
Còn trường hợp của bé B.V.T, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh bị nặng hơn. Bé T. nuốt phải chiếc kim lấy tủy răng. Người nhà đưa bé vào bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng quấy khóc, nôn ọe. Ở bệnh viện tuyến dưới bác sĩ theo dõi cháu bé để lấy kim nhưng khi thấy tình hình xấu hơn, các bác sĩ dưới Hạ Long đã chuyển bé T. lên thẳng bệnh viện Việt Đức.
Thạc sĩ Chu Nhật Minh - Phó khoa Nội soi, Bệnh viện Việt Đức cho biết khi nhập viện, bé T được bác sĩ chiếu chụp thì thấy chiếc kim lấy tủy cắm thủng dạ dày gây viêm. Các bác sĩ đã phải dùng dụng cụ nội soi để lấy chiếc kim ra ngoài.
Qua nhưng trường hợp hóc kim lấy tủy, bác sĩ khuyến cáo khi cho trẻ lấy tủy răng sâu cho trẻ, do đặc điểm trẻ hay lắc đầu, mỏi miệng nên không kiểm soát được các tình huống đột ngột xảy ra.
Trẻ hóc đồng xu cổ
Trong các ca dị vật đường tiêu hóa ở trẻ em, bác sĩ Minh nhớ nhất là câu chuyện của bé P.Q.M, 2 tuổi trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông nội của bé M. có sở thích sưu tập tiền cổ. Trong một lần bất cẩn, bé M. đã cầm đồng xu mác Đức cho vào miệng. Bé vừa ngậm đồng tiền vừa chơi nên vô tình đồng xu rơi vào thực quản và di chuyển xuống dạ dày.
Do đồng xu là đồng mác của Đức nên to chui vào được nhưng lấy ra rất khó và không thể tự đào thải bằng đường tiêu hóa.
Gia đình bé M. đưa bé vào bệnh viện. Nuốt đồng xu nhẵn nên không gây rách thành dạ dày hay thực quản nhưng bé M. bị ho và buồn nôn. Khi chiếu chụp, các bác sĩ phát hiện đồng xu to và vẫn nằm trong dạ dày của cháu bé nên quyết định triển khai nội soi để lấy đồng xu qua đường miệng.
Trước khi bác sĩ làm thủ thuật gắp dị vật, ông nội của cháu bé lo lắng cho cháu nhưng có phần bối rối muốn nhận lại đồng tiền xu này vì nó gắn với ông một kỷ niệm. Sau thủ thuật, ông nội bé đi tìm bác sĩ mong mỏi xin lại đồng xu cháu mình đã nuốt.
Các bác sĩ khoa Nội soi, Bệnh viện Việt Đức cảnh báo trẻ nhỏ bị hóc dị vật rất hay gặp. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý không cho các bé chơi những vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ như cúc áo, đồng xu, kẹp tóc…
Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tò mò, thích khám phá thường có thói quen bỏ vật lạ vào miệng, mũi, tai. Các loại dị vật này có thể kẹt ở thực quản nhưng nếu dị vật đi vào đường thở là thanh-khí-phế quản rất dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện trẻ chẳng may nuốt phải dị vật, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, mở miệng trẻ và lấy những dị vật nhìn thấy được ra, nâng cằm hoặc đẩy hàm để làm thông thoáng đường thở.
Cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, vì hành động này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
Theo Infonet
Trong quá trình bác sĩ đang thực hiện thao tác chuyên môn, bé V. phải há miệng lâu quá nên đã ngậm miệng và vô tình nuốt luôn chiếc kim lấy tủy răng vào thực quản.
Chiếc kim lấy tủy răng rơi vào dạ dày của trẻ |
Còn trường hợp của bé B.V.T, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh bị nặng hơn. Bé T. nuốt phải chiếc kim lấy tủy răng. Người nhà đưa bé vào bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng quấy khóc, nôn ọe. Ở bệnh viện tuyến dưới bác sĩ theo dõi cháu bé để lấy kim nhưng khi thấy tình hình xấu hơn, các bác sĩ dưới Hạ Long đã chuyển bé T. lên thẳng bệnh viện Việt Đức.
Thạc sĩ Chu Nhật Minh - Phó khoa Nội soi, Bệnh viện Việt Đức cho biết khi nhập viện, bé T được bác sĩ chiếu chụp thì thấy chiếc kim lấy tủy cắm thủng dạ dày gây viêm. Các bác sĩ đã phải dùng dụng cụ nội soi để lấy chiếc kim ra ngoài.
Qua nhưng trường hợp hóc kim lấy tủy, bác sĩ khuyến cáo khi cho trẻ lấy tủy răng sâu cho trẻ, do đặc điểm trẻ hay lắc đầu, mỏi miệng nên không kiểm soát được các tình huống đột ngột xảy ra.
Trẻ hóc đồng xu cổ
Trong các ca dị vật đường tiêu hóa ở trẻ em, bác sĩ Minh nhớ nhất là câu chuyện của bé P.Q.M, 2 tuổi trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông nội của bé M. có sở thích sưu tập tiền cổ. Trong một lần bất cẩn, bé M. đã cầm đồng xu mác Đức cho vào miệng. Bé vừa ngậm đồng tiền vừa chơi nên vô tình đồng xu rơi vào thực quản và di chuyển xuống dạ dày.
Đồng xu trong dạ dày của bé M. |
Gia đình bé M. đưa bé vào bệnh viện. Nuốt đồng xu nhẵn nên không gây rách thành dạ dày hay thực quản nhưng bé M. bị ho và buồn nôn. Khi chiếu chụp, các bác sĩ phát hiện đồng xu to và vẫn nằm trong dạ dày của cháu bé nên quyết định triển khai nội soi để lấy đồng xu qua đường miệng.
Trước khi bác sĩ làm thủ thuật gắp dị vật, ông nội của cháu bé lo lắng cho cháu nhưng có phần bối rối muốn nhận lại đồng tiền xu này vì nó gắn với ông một kỷ niệm. Sau thủ thuật, ông nội bé đi tìm bác sĩ mong mỏi xin lại đồng xu cháu mình đã nuốt.
Các bác sĩ khoa Nội soi, Bệnh viện Việt Đức cảnh báo trẻ nhỏ bị hóc dị vật rất hay gặp. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý không cho các bé chơi những vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ như cúc áo, đồng xu, kẹp tóc…
Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tò mò, thích khám phá thường có thói quen bỏ vật lạ vào miệng, mũi, tai. Các loại dị vật này có thể kẹt ở thực quản nhưng nếu dị vật đi vào đường thở là thanh-khí-phế quản rất dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện trẻ chẳng may nuốt phải dị vật, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, mở miệng trẻ và lấy những dị vật nhìn thấy được ra, nâng cằm hoặc đẩy hàm để làm thông thoáng đường thở.
Cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, vì hành động này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
Theo Infonet
Bình luận