H2Pro, một thiết bị có thể lọc sạch nước và tạo ra năng lượng sạch cùng lúc, là phát minh của một học sinh quốc tịch Úc gốc Việt 17 tuổi.
Cynthia Sin Nga Lam (17 tuổi), một học sinh quốc tịch Úc gốc Việt, là gương mặt nổi bật tại Hội chợ khoa học Google 2014 bởi phát minh ra H2Pro.
Hơn 780 triệu người trên thế giới thiếu nước sạch và 1,2 tỉ người thiếu điện năng sinh hoạt là những con số dẫn dắt Nga Lam nghĩ đến việc tìm một giải pháp bằng công nghệ.
H2Pro là thiết bị do Nga Lam sáng chế với nguyên lý hoạt động như sử dụng ánh sáng mặt trời để phân hủy những hợp chất bẩn hữu cơ trong nước đồng thời tách khí hydro - nguyên tố sẽ được biến đổi tạo thành điện năng.
Thiết bị gồm hệ thống ống dẫn chứa nước thải bẩn từ sinh hoạt gia đình, lưới titan để khử trùng nước dưới ánh sáng mặt trời, bộ lọc tách hydro và dẫn hydro vào pin tích trữ thành điện.
H2Pro được chọn vào top 15 chung kết của Hội chợ khoa học Google - cuộc thi phát minh trực tuyến thường niên dành cho bạn trẻ trong độ tuổi 13-18 trên toàn cầu.
Nga Lam cho biết nước càng bẩn sẽ phân tách được càng nhiều hydro, do đó sẽ tạo được càng nhiều điện. Cô bạn cũng tiết lộ rằng trong lần thí nghiệm đầu tiên, thiết bị nhỏ nhắn này đã lọc sạch đến 90% thành phần các chất bẩn trong nước chỉ trong hai giờ.
Phát minh của Nga Lam được hội đồng thẩm định của Hội chợ khoa học Google đánh giá cao không chỉ ở công dụng thiết thực mà còn bởi nó không đòi hỏi nguyên liệu phức tạp, khó tìm và đắt tiền như các loại thiết bị công nghệ sạch khác. Sử dụng năng lượng mặt trời - nguồn năng lượng miễn phí dồi dào - cũng là điểm cộng của H2Pro.
Với những yếu tố trên, cộng với thiết kế nhỏ gọn dạng xách tay, H2Pro có thể đến được những vùng đất nghèo khó xa xôi, những nơi mà điện và nước là mặt hàng xa xỉ.
Nga Lam cũng bày tỏ mong muốn “đứa con sáng tạo” của mình có thể đến tay người dân ở những quốc gia châu Phi hoặc những vùng bị thảm họa thiên tai.
Hội đồng thẩm định đánh giá phát minh của Nga Lam là một công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai.
Dĩ nhiên, phát minh của Lam còn phải trải qua nhiều thử thách, cải tiến để có thể thật sự áp dụng vào đời sống. Nhưng về lý thuyết, ý tưởng của cô bạn được các chuyên gia nhận xét là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Cynthia Sin Nga Lam hiện là học sinh trường trung học Balwyn tại Melbourne (Úc).
Tự giới thiệu tại cuộc thi, Lam cho biết ngoài khoa học bạn cũng yêu thích du lịch, nghe nhạc và làm các món thủ công.Từ nhỏ, Lam luôn háo hức với ý tưởng khoa học có thể thay đổi thế giới ra sao.
Nhà thần kinh học người Ý từng đoạt giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1986 Rita Levi Montalcini với sự kiên trì trong nghiên cứu của bà chính là thần tượng của Lam.
Cho đến tháng 4 năm ngoái, bằng tình yêu và sự tò mò với bộ môn hóa, cô bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về phản ứng quang học, tập trung vào việc tìm kiếm và tập hợp các điều kiện cần thiết để sử dụng ánh sáng mặt trời tách hyrdo khỏi nước.
Nghiên cứu của Lam đoạt giải ở cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học bang Victoria (Úc), tạo nền tảng và động lực cho Lam phát triển, cải tiến thành phát minh hiện tại.
Nga Lam chia sẻ: “Mặc dù còn phải đi một con đường dài nhưng tôi rất vui vì đã đặt được bước chân đầu tiên trên hành trình tạo nên sự khác biệt”.
Theo Hải Thi/Báo Tuổi Trẻ
Cynthia Sin Nga Lam (17 tuổi), một học sinh quốc tịch Úc gốc Việt, là gương mặt nổi bật tại Hội chợ khoa học Google 2014 bởi phát minh ra H2Pro.
Hơn 780 triệu người trên thế giới thiếu nước sạch và 1,2 tỉ người thiếu điện năng sinh hoạt là những con số dẫn dắt Nga Lam nghĩ đến việc tìm một giải pháp bằng công nghệ.
Cynthia Sin Nga Lam bên thiết bị H2Pro của mình. |
Thiết bị gồm hệ thống ống dẫn chứa nước thải bẩn từ sinh hoạt gia đình, lưới titan để khử trùng nước dưới ánh sáng mặt trời, bộ lọc tách hydro và dẫn hydro vào pin tích trữ thành điện.
H2Pro được chọn vào top 15 chung kết của Hội chợ khoa học Google - cuộc thi phát minh trực tuyến thường niên dành cho bạn trẻ trong độ tuổi 13-18 trên toàn cầu.
Nga Lam cho biết nước càng bẩn sẽ phân tách được càng nhiều hydro, do đó sẽ tạo được càng nhiều điện. Cô bạn cũng tiết lộ rằng trong lần thí nghiệm đầu tiên, thiết bị nhỏ nhắn này đã lọc sạch đến 90% thành phần các chất bẩn trong nước chỉ trong hai giờ.
Phát minh của Nga Lam được hội đồng thẩm định của Hội chợ khoa học Google đánh giá cao không chỉ ở công dụng thiết thực mà còn bởi nó không đòi hỏi nguyên liệu phức tạp, khó tìm và đắt tiền như các loại thiết bị công nghệ sạch khác. Sử dụng năng lượng mặt trời - nguồn năng lượng miễn phí dồi dào - cũng là điểm cộng của H2Pro.
Với những yếu tố trên, cộng với thiết kế nhỏ gọn dạng xách tay, H2Pro có thể đến được những vùng đất nghèo khó xa xôi, những nơi mà điện và nước là mặt hàng xa xỉ.
Nga Lam cũng bày tỏ mong muốn “đứa con sáng tạo” của mình có thể đến tay người dân ở những quốc gia châu Phi hoặc những vùng bị thảm họa thiên tai.
Hội đồng thẩm định đánh giá phát minh của Nga Lam là một công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai.
Dĩ nhiên, phát minh của Lam còn phải trải qua nhiều thử thách, cải tiến để có thể thật sự áp dụng vào đời sống. Nhưng về lý thuyết, ý tưởng của cô bạn được các chuyên gia nhận xét là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Cynthia Sin Nga Lam hiện là học sinh trường trung học Balwyn tại Melbourne (Úc).
Tự giới thiệu tại cuộc thi, Lam cho biết ngoài khoa học bạn cũng yêu thích du lịch, nghe nhạc và làm các món thủ công.Từ nhỏ, Lam luôn háo hức với ý tưởng khoa học có thể thay đổi thế giới ra sao.
Nhà thần kinh học người Ý từng đoạt giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1986 Rita Levi Montalcini với sự kiên trì trong nghiên cứu của bà chính là thần tượng của Lam.
Cho đến tháng 4 năm ngoái, bằng tình yêu và sự tò mò với bộ môn hóa, cô bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về phản ứng quang học, tập trung vào việc tìm kiếm và tập hợp các điều kiện cần thiết để sử dụng ánh sáng mặt trời tách hyrdo khỏi nước.
Nghiên cứu của Lam đoạt giải ở cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học bang Victoria (Úc), tạo nền tảng và động lực cho Lam phát triển, cải tiến thành phát minh hiện tại.
Nga Lam chia sẻ: “Mặc dù còn phải đi một con đường dài nhưng tôi rất vui vì đã đặt được bước chân đầu tiên trên hành trình tạo nên sự khác biệt”.
Theo Hải Thi/Báo Tuổi Trẻ
Bình luận