(VTC News)- Dùng roi trong giáo dục trò hay dạy con là cách mà GS Nguyễn Lân Dũng không ủng hộ. Để dạy được 1 con người, cần có một người thầy tâm phúc. "Dùng roi vọt trong thời đại hiện nay thì thật là hạ sách và nhiều khi phản tác dụng. Trẻ sẽ nhờn đòn hoặc giảm sút đi tình thương yêu bố mẹ, có khi còn giận dữ đối với bố mẹ", GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.
Tin liên quan
Tin liên quan
- Thưa GS, hiện nay dư luận phản đối việc giáo dục học sinh bằng roi vọt nhưng thực tế trước đây, rất nhiều thầy cô dùng roi vọt dạy học trò, và nhiều người đã thành đạt. Phải chăng biện pháp dùng roi vọt giáo dục học trò cũng không hẳn là xấu?
Ngày xưa có câu “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Nếu chỉ có ý nghĩa không nên nuông chiều con quá thì ngày nay vẫn đúng. Với chính sách chỉ được sinh một con các bạn Trung Quốc thường nói với tôi là rất khó dạy con, vì một người phê bình con thì có tới năm người bênh vực, bao che (vợ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ).
Tuy nhiên, dùng roi vọt trong thời đại hiện nay thì thật là hạ sách và nhiều khi phản tác dụng. Trẻ sẽ nhờn đòn hoặc giảm sút đi tình thương yêu bố mẹ, có khi còn giận dữ đối với bố mẹ. Với nhà trường thì lại càng phi lý và phản giáo dục. Tôi thật ngỡ ngàng khi đọc thấy tin Cô giáo bắt học sinh tự vả vào miệng hoặc bắt 17 nữ sinh nằm lên bàn rồi đánh bằng cán chổi (!). Không hiểu các cô giáo này trước đây học ở trường Sư phạm nào mà lại kỳ cục đến như vậy?
Trẻ em thường hiếu động và thiếu gì lúc có những lầm lạc trong hành xử. Trong những trường hợp đó, theo kinh nghiệm ở gia đình tôi trước đây, bố tôi tuy rất nghiêm khắc nhưng không bao giờ đánh mắng con cái mà chỉ ân cần nhắc nhở và phân tích điều hay, lẽ phải.
Bố tôi thường lấy những gương tốt của các trẻ em khác để giáo dục chúng tôi. Chính vì cuộc sống và làm việc nghiêm túc của cả bố và mẹ đã làm chúng tôi tự giác nghe theo những lời khuyên bảo ấy.
-Thực tế tại nhiều trường học phổ thông, các thầy cô giáo phản ánh việc dạy học hiện nay quá nhiều áp lực. Một số học sinh khá nghịch ngợm trong khi dùng lời lẽ khuyên nhủ và giáo dục không hiệu quả thì liệu có cần tính đến phương án phải dùng tới roi vọt không thưa GS?
Tất nhiên là không bao giờ được quyền dùng đến roi vọt. Học sinh không chú ý học trước hết là do năng lực giảng dạy hoặc tư cách thiếu gương mẫu của thầy cô giáo. Thế hệ chúng tôi trưởng thành và nhiều người có những đóng góp tốt cho xã hội một phần rất lớn là vì ngay từ bậc phổ thông chúng tôi đã được học với những thầy giáo giỏi giang, mẫu mực.
Tôi nhớ ngay từ cấp II, chúng tôi đã được học tại Khu học xá Trung ương với các thầy Hoàng Tụy, Hoàng Như Mai, Lê Bá Thảo, Trần Văn Khang, Trần Văn Giáp… Sau này, các thầy đều là những đỉnh cao trong giáo dục và khoa học.
Bạn tôi từ thời ấy, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: Việc thực học chỉ thực sự có thật khi nào không học thì không thể sống như mình mong muốn trong cuộc sống thực hằng ngày. Điều ấy rất đúng và làm được cho học sinh tự giác, say mê thực học sẽ vừa là trách nhiệm, vừa là tài năng và đức độ của từng thầy cô giáo.
- GS có thể gợi ý phương pháp nào giúp các thầy cô giáo ở bậc học phổ thông không cần dùng đến roi vọt nhưng vẫn có thể giáo dục và quản lý tốt học sinh?
Tôi có một thầy giáo cũ dạy Toán từ ngày tôi học lớp 6 (1950), đó là thầy Nguyễn Thương. Sau này, con cái thầy rất thành đạt nhưng thầy vẫn thích đi dạy thêm, hoàn toàn không phải vì tiền mà chỉ vì lòng yêu nghề. Con gái tôi và các bạn cháu khi còn nhỏ được thầy đến nhà dạy thêm.
Thầy đi xe đạp trong tay không có sách vở gì nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, thầy giảng lại từng phần và ra bài tập cho các cháu làm ngay tại chỗ để rồi uốn nắn và giảng giải thêm.
Với những người thầy như thế học sinh không thể không yêu quý và không thể không chịu học hành chăm chỉ. Các cháu bây giờ thành tài không thể nào quên ơn những người thầy tâm phúc như vậy.
Tất cả vì học sinh thân yêu- khẩu hiệu ấy phải ngấm sâu vào tâm trí của từng thầy cô giáo. Với những người thầy vừa giỏi, vừa tốt thì rất khó có trò dốt, trò hư.
- Nhớ về tuổi học trò, GS đã từng bao giờ chứng kiến các thầy cô giáo của mình giáo dục học trò bằng roi vọt?
Tôi có may mắn được học qua 4 trường Sư phạm (Sư phạm sơ cấp Việt Bắc, Sư phạm sơ cấp và Sư phạm trung cấp ở Khu học xá trung ương và Đại học Sư phạm Hà Nội). Vì quá ít tuổi nên không được ra công tác ngay mà được học liên thông với toàn những thầy cô giáo vừa giỏi giang, vừa mẫu mực.
Lớp 7E mà chúng tôi học với nhau từ cách đây 60 năm vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, chỉ tiếc rằng hầu hết các thầy hồi ấy nay không còn nữa.
Chúng tôi đều thành đạt, không chỉ có danh như các GS Hồ Ngọc Đại, Tương Lai, Quốc Hùng, Phúc Phong, đạo diễn Long Vân, Phó chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN Vương Thị Hanh,…mà hầu như tất cả đều là những giáo viên xuất sắc, nhiều người đã dạy cả những vị sau này là các nhà lãnh đạo.
Nhưng tình bạn khăng khít qua 60 năm đã đủ thấy chúng tôi được học bởi những thầy giáo tốt như thế nào.
Chính vì vậy chúng tôi thật bất ngờ khi thấy đến hiện nay mà vẫn còn có thầy cô dùng roi vọt với học trò. Gần đây có cô giáo ở Trà Vinh bắt học sinh tự vả vào miệng mình, cô giáo ở Thừa Thiên - Huế bắt 17 nữ sinh nằm lên bàn để rồi đánh bằng cán chổi (!). Thật không cần bình luận thêm được gì nữa!
- Là một người cha, người thầy trong gia đình, GS thường dạy dỗ con cái mình như thế nào?
Tôi có hai cháu đều là Tiến sĩ, nhưng hầu như các cháu đã tự vươn lên bằng chính sức lực của mình. Thế hệ trẻ hiện nay rõ ràng có điều kiện để giỏi giang hơn thế hệ chúng tôi. Đó mới là điều đáng mừng.
Tôi cho rằng dạy con trước hết phải bằng sự phấn đấu sống trong sạch của chính mình, ủng hộ con về các ý tưởng tốt đẹp, khuyến khích và động viên con, tạo điều kiện thuận lợi cho con học hành, quan tâm đến bạn bè thân thiết của con mình. Thế thôi!
Đừng dùng tiền bạc để thuê quá nhiều thầy cô phụ đạo, đừng xét nét quá đến từng công việc của con, đừng gay gắt với các nhược điểm hay thiếu sót của con. Hãy cho chúng được sống cuộc đời thực và ít ảo tưởng.
-Thay bằng roi vọt, thầy có cách nào để khuyến khích những người con của mình luôn phát triển?
Tôi nghĩ là bài tập làm văn của cháu Hiếu đã trả lời thay tôi điều này, Động cơ học giỏi của đứa trẻ này ở trường Amsterdam chính là xuất phát từ lòng thương yêu bố mẹ. Em sút đi nhiều cân nhưng vẫn quyết định nhịn ăn sáng để có thêm tiền chữa bệnh cho mẹ. Em phấn đấu học thật giỏ để làm vui lòng bố mẹ. Bố mẹ phải như thế nào thì con cái mới có được những tình cảm như vậy.
Về câu hỏi này tôi còn muốn dẫn thêm lời tâm sự của PGS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ của GS toán học Ngô Bảo Châu: “Tôi nghĩ truyền thống của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi người. Gia đình tôi là một gia đình Hà Nội gốc, với cuộc sống thường ngày rất giản dị và sự học ấy cũng là một điều giản dị.
Cụ Trần Lưu Hân là cựu học sinh của trường Bưởi, trong những năm Kháng chiến chống Pháp, Cụ đã rời bỏ trường tư thục đầu tiên do Cụ xây dựng. Nhưng trong suốt thời gian đó Cụ vẫn tiếp tục con đường học tập và sau khi hòa bình lập lại Cụ đã vào học khóa đầu tiên của ĐH Bách Khoa và Cụ đã viết và dịch rất nhiều sách kỹ thuật.
Bản thân chúng tôi cũng sống và làm theo những điều mà cha mình đã làm. Chúng tôi từ nhỏ đã quen với việc học, yêu thích việc học, không chỉ học văn hóa mà còn học âm nhạc, hội họa. Thời ấy, nhiều gia đình ở Hà Nội cũng làm như vậy.
Sau này Châu lớn lên trong gia đình ông bà ngoại, bản thân Châu cũng từng nói là: Cháu rất yêu ông ngoại, rất thân ông ngoại. Trước khi Châu đi Pháp học Châu chỉ có một thời gian rất ngắn để kiểm tra tiếng Pháp ở Sứ quán Pháp và chính ông ngoại là người thầy duy nhất dạy Châu tiếng Pháp”.
-Phải chăng, phương pháp giáo dục của GS được thừa hưởng từ người cha, người thầy đáng kính của mình là GS Nguyễn Lân?
Bố tôi xuất thân từ một gia đình rất nghèo ở làng Ngọc Lập (nay là xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên). Chỉ nhờ học giỏi mà có được học bổng để học lên tận Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và đỗ thủ khoa khi tốt nghiệp.
Suốt cuộc đời tận tụy với nghề Thầy, bố tôi thực sự là tấm gương sáng cho tất cả 8 anh chị em chúng tôi về sự kiên trì tự học, tự rèn luyện thể chất và tinh thần, lòng yêu nước, yêu nghề, sự gương mẫu trong đời sống và tấm lòng nhân hậu với mọi người.
Anh em chúng tôi và con trai chúng tôi đều mang họ kép Nguyễn Lân với mong muốn phấn đấ́u noi theo tấm gương của cụ.
Xin cảm ơn và chúc GS mạnh khỏe!
GS Nguyễn Lân Dũng: Dùng roi trong nhà trường thì lại càng phi lý và phản giáo dục. |
Tuy nhiên, dùng roi vọt trong thời đại hiện nay thì thật là hạ sách và nhiều khi phản tác dụng. Trẻ sẽ nhờn đòn hoặc giảm sút đi tình thương yêu bố mẹ, có khi còn giận dữ đối với bố mẹ. Với nhà trường thì lại càng phi lý và phản giáo dục. Tôi thật ngỡ ngàng khi đọc thấy tin Cô giáo bắt học sinh tự vả vào miệng hoặc bắt 17 nữ sinh nằm lên bàn rồi đánh bằng cán chổi (!). Không hiểu các cô giáo này trước đây học ở trường Sư phạm nào mà lại kỳ cục đến như vậy?
Trẻ em thường hiếu động và thiếu gì lúc có những lầm lạc trong hành xử. Trong những trường hợp đó, theo kinh nghiệm ở gia đình tôi trước đây, bố tôi tuy rất nghiêm khắc nhưng không bao giờ đánh mắng con cái mà chỉ ân cần nhắc nhở và phân tích điều hay, lẽ phải.
Bố tôi thường lấy những gương tốt của các trẻ em khác để giáo dục chúng tôi. Chính vì cuộc sống và làm việc nghiêm túc của cả bố và mẹ đã làm chúng tôi tự giác nghe theo những lời khuyên bảo ấy.
-Thực tế tại nhiều trường học phổ thông, các thầy cô giáo phản ánh việc dạy học hiện nay quá nhiều áp lực. Một số học sinh khá nghịch ngợm trong khi dùng lời lẽ khuyên nhủ và giáo dục không hiệu quả thì liệu có cần tính đến phương án phải dùng tới roi vọt không thưa GS?
Tất nhiên là không bao giờ được quyền dùng đến roi vọt. Học sinh không chú ý học trước hết là do năng lực giảng dạy hoặc tư cách thiếu gương mẫu của thầy cô giáo. Thế hệ chúng tôi trưởng thành và nhiều người có những đóng góp tốt cho xã hội một phần rất lớn là vì ngay từ bậc phổ thông chúng tôi đã được học với những thầy giáo giỏi giang, mẫu mực.
Tôi nhớ ngay từ cấp II, chúng tôi đã được học tại Khu học xá Trung ương với các thầy Hoàng Tụy, Hoàng Như Mai, Lê Bá Thảo, Trần Văn Khang, Trần Văn Giáp… Sau này, các thầy đều là những đỉnh cao trong giáo dục và khoa học.
Bạn tôi từ thời ấy, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: Việc thực học chỉ thực sự có thật khi nào không học thì không thể sống như mình mong muốn trong cuộc sống thực hằng ngày. Điều ấy rất đúng và làm được cho học sinh tự giác, say mê thực học sẽ vừa là trách nhiệm, vừa là tài năng và đức độ của từng thầy cô giáo.
- GS có thể gợi ý phương pháp nào giúp các thầy cô giáo ở bậc học phổ thông không cần dùng đến roi vọt nhưng vẫn có thể giáo dục và quản lý tốt học sinh?
Tôi có một thầy giáo cũ dạy Toán từ ngày tôi học lớp 6 (1950), đó là thầy Nguyễn Thương. Sau này, con cái thầy rất thành đạt nhưng thầy vẫn thích đi dạy thêm, hoàn toàn không phải vì tiền mà chỉ vì lòng yêu nghề. Con gái tôi và các bạn cháu khi còn nhỏ được thầy đến nhà dạy thêm.
Thầy đi xe đạp trong tay không có sách vở gì nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, thầy giảng lại từng phần và ra bài tập cho các cháu làm ngay tại chỗ để rồi uốn nắn và giảng giải thêm.
Với những người thầy như thế học sinh không thể không yêu quý và không thể không chịu học hành chăm chỉ. Các cháu bây giờ thành tài không thể nào quên ơn những người thầy tâm phúc như vậy.
Tất cả vì học sinh thân yêu- khẩu hiệu ấy phải ngấm sâu vào tâm trí của từng thầy cô giáo. Với những người thầy vừa giỏi, vừa tốt thì rất khó có trò dốt, trò hư.
- Nhớ về tuổi học trò, GS đã từng bao giờ chứng kiến các thầy cô giáo của mình giáo dục học trò bằng roi vọt?
Tôi có may mắn được học qua 4 trường Sư phạm (Sư phạm sơ cấp Việt Bắc, Sư phạm sơ cấp và Sư phạm trung cấp ở Khu học xá trung ương và Đại học Sư phạm Hà Nội). Vì quá ít tuổi nên không được ra công tác ngay mà được học liên thông với toàn những thầy cô giáo vừa giỏi giang, vừa mẫu mực.
Lớp 7E mà chúng tôi học với nhau từ cách đây 60 năm vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, chỉ tiếc rằng hầu hết các thầy hồi ấy nay không còn nữa.
Chúng tôi đều thành đạt, không chỉ có danh như các GS Hồ Ngọc Đại, Tương Lai, Quốc Hùng, Phúc Phong, đạo diễn Long Vân, Phó chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN Vương Thị Hanh,…mà hầu như tất cả đều là những giáo viên xuất sắc, nhiều người đã dạy cả những vị sau này là các nhà lãnh đạo.
Nhưng tình bạn khăng khít qua 60 năm đã đủ thấy chúng tôi được học bởi những thầy giáo tốt như thế nào.
Chính vì vậy chúng tôi thật bất ngờ khi thấy đến hiện nay mà vẫn còn có thầy cô dùng roi vọt với học trò. Gần đây có cô giáo ở Trà Vinh bắt học sinh tự vả vào miệng mình, cô giáo ở Thừa Thiên - Huế bắt 17 nữ sinh nằm lên bàn để rồi đánh bằng cán chổi (!). Thật không cần bình luận thêm được gì nữa!
- Là một người cha, người thầy trong gia đình, GS thường dạy dỗ con cái mình như thế nào?
Tôi có hai cháu đều là Tiến sĩ, nhưng hầu như các cháu đã tự vươn lên bằng chính sức lực của mình. Thế hệ trẻ hiện nay rõ ràng có điều kiện để giỏi giang hơn thế hệ chúng tôi. Đó mới là điều đáng mừng.
Tôi cho rằng dạy con trước hết phải bằng sự phấn đấu sống trong sạch của chính mình, ủng hộ con về các ý tưởng tốt đẹp, khuyến khích và động viên con, tạo điều kiện thuận lợi cho con học hành, quan tâm đến bạn bè thân thiết của con mình. Thế thôi!
Đừng dùng tiền bạc để thuê quá nhiều thầy cô phụ đạo, đừng xét nét quá đến từng công việc của con, đừng gay gắt với các nhược điểm hay thiếu sót của con. Hãy cho chúng được sống cuộc đời thực và ít ảo tưởng.
-Thay bằng roi vọt, thầy có cách nào để khuyến khích những người con của mình luôn phát triển?
Tôi nghĩ là bài tập làm văn của cháu Hiếu đã trả lời thay tôi điều này, Động cơ học giỏi của đứa trẻ này ở trường Amsterdam chính là xuất phát từ lòng thương yêu bố mẹ. Em sút đi nhiều cân nhưng vẫn quyết định nhịn ăn sáng để có thêm tiền chữa bệnh cho mẹ. Em phấn đấu học thật giỏ để làm vui lòng bố mẹ. Bố mẹ phải như thế nào thì con cái mới có được những tình cảm như vậy.
Về câu hỏi này tôi còn muốn dẫn thêm lời tâm sự của PGS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ của GS toán học Ngô Bảo Châu: “Tôi nghĩ truyền thống của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi người. Gia đình tôi là một gia đình Hà Nội gốc, với cuộc sống thường ngày rất giản dị và sự học ấy cũng là một điều giản dị.
Cụ Trần Lưu Hân là cựu học sinh của trường Bưởi, trong những năm Kháng chiến chống Pháp, Cụ đã rời bỏ trường tư thục đầu tiên do Cụ xây dựng. Nhưng trong suốt thời gian đó Cụ vẫn tiếp tục con đường học tập và sau khi hòa bình lập lại Cụ đã vào học khóa đầu tiên của ĐH Bách Khoa và Cụ đã viết và dịch rất nhiều sách kỹ thuật.
Bản thân chúng tôi cũng sống và làm theo những điều mà cha mình đã làm. Chúng tôi từ nhỏ đã quen với việc học, yêu thích việc học, không chỉ học văn hóa mà còn học âm nhạc, hội họa. Thời ấy, nhiều gia đình ở Hà Nội cũng làm như vậy.
Sau này Châu lớn lên trong gia đình ông bà ngoại, bản thân Châu cũng từng nói là: Cháu rất yêu ông ngoại, rất thân ông ngoại. Trước khi Châu đi Pháp học Châu chỉ có một thời gian rất ngắn để kiểm tra tiếng Pháp ở Sứ quán Pháp và chính ông ngoại là người thầy duy nhất dạy Châu tiếng Pháp”.
-Phải chăng, phương pháp giáo dục của GS được thừa hưởng từ người cha, người thầy đáng kính của mình là GS Nguyễn Lân?
Bố tôi xuất thân từ một gia đình rất nghèo ở làng Ngọc Lập (nay là xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên). Chỉ nhờ học giỏi mà có được học bổng để học lên tận Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và đỗ thủ khoa khi tốt nghiệp.
Suốt cuộc đời tận tụy với nghề Thầy, bố tôi thực sự là tấm gương sáng cho tất cả 8 anh chị em chúng tôi về sự kiên trì tự học, tự rèn luyện thể chất và tinh thần, lòng yêu nước, yêu nghề, sự gương mẫu trong đời sống và tấm lòng nhân hậu với mọi người.
Anh em chúng tôi và con trai chúng tôi đều mang họ kép Nguyễn Lân với mong muốn phấn đấ́u noi theo tấm gương của cụ.
Xin cảm ơn và chúc GS mạnh khỏe!
Phạm Thịnh(thực hiện)
Bình luận