• Zalo

Giấm gỗ sinh học liệu có thực sự an toàn?

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Năm, 28/03/2019 15:42:00 +07:00Google News

Ngày 26/3, hội nghị Giấm Gỗ Sinh Học – Bảo vệ thực vật cây trồng và môi trường chăn nuôi diễn ra tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên.

Dự hội nghị có sự tham gia của rất nhiều tiến sỹ, giáo sư đầu ngành nông nghiệp Hữu cơ, phân bón. Tại đây, các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả, tính an toàn của giấm gỗ trong cây trồng, vật nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường.

image001

Từ trái qua: Ông Võ Tuấn Toàn -Giám đốc Biffa Bình định,TS. Nguyễn Xuân Hòa –Trưởng bộ Môn BVTV viện WASI, TS Nguyễn Đăng Nghĩa – GĐ TT nông nghiệp nhiệt đới TP HCM, TS Bùi Thị Hồng Hà- Học viện nông nghiệp hữu cơ. 

Ông Võ Tuấn Toàn cho biết: “Giẫm gỗ là một sản phẩm phụ từ nhiệt phân than gỗ, nó là chất lỏng tạo ra từ việc đốt cháy gỗ tươi trong điều kiện yếm khí. Khi khí được làm lạnh, nó ngưng tụ thành chất lỏng. Giấm gỗ chính là dung dịch giải nhiệt của thực vật.

Các thành phần trong Giấm gỗ có 80 đến 90% là nước, số còn lại có hơn 1000 chủng loại các chất bao gồm các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd... Thành phần có nhiều nhất trong giấm gỗ là axit axetic chiếm khoảng 3 đến 5 %”.

image002

Tại hội nghị, Ông Võ Tuấn Toàn giám đốc công ty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (BIFFA) rót giấm gỗ ra và uống trực tiếp trước hội trường để chứng thực cho sự an toàn của giấm gỗ. 

Chính vì vậy sử dụng giấm gỗ trong cuộc sống rất an toàn, nó có thể xử lý mùi ô nhiễm của các trang trại, mùi phân, mùi nước tiểu của vật nuôi, tăng lượng vi sinh trong đất, giảm thiểu nấm bệnh cho cây trồng, giấm gỗ được sử dụng phối hợp với vi sinh vật đối kháng để trị bệnh nấm thối rễ do tuyến trùng cho hồ tiêu, bưởi, cam... đem lại hiệu quả cao và đang dần thay thế thuốc BVTV.

Hàng loạt các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới cho thấy, sử dụng giấm gỗ với liều lượng và cách sử dụng phù hợp có thể cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cũng giúp tiêu diệt hiệu quả nhiều loại nấm bệnh, sau hại cây trồng. Đây là triển vọng rất lớn để đưa giấm gỗ vào SX Nông nghiệp hữu cơ, từng bước hạn chế và thay thế các loại thuốc BVTV hóa học.

Diệu Ngọc
Bình luận
vtcnews.vn