• Zalo

Giải mã di tích hố thiêng phát lộ ở Đà Nẵng

Thời sựThứ Ba, 28/08/2012 04:00:00 +07:00Google News

(VTC News) – Theo các chuyên gia, hố tháp với 8 ô cửa đặt lệch nhau nằm ở 4 mặt hố có thể lý giải 8 hướng tương ứng với 8 vị thần cai quản, canh giữ, bảo trì.

(VTC News) – Sáng 28/8, đoàn khai quật khảo khổ tại làng Phong Lệ (Đà Nẵng) chính thức công bố về việc phát hiện di tích kiến trúc Chămpa 1.000 năm tuổi, mới lạ, chưa từng thấy từ trước đến nay.

Theo đó, sau thời gian khai quật tại khu vực trung tâm ngôi đền tháp Chămpa thuộc tổ 3, làng Phong Lệ (P.Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), đoàn khai quật đã phát hiện một quần thể các di tích tháp Chăm mới lạ, độc đáo, đặc trưng cho di tích Chăm tại Đà Nẵng lần đầu tiên có điều kiện nghiên cứu.
Toàn cảnh khu vực khai quật cho thấy đây là di tích của khu đền tháp Chăm rất lớn 

Quần thể di tích kiến trúc tháp Chăm Phong Lệ được phát hiện trên diện tích khảo cổ hơn 300m2, một loạt các di tích, nền móng, vật kiến trúc được các chuyên gia khai quật, dần hé lộ về nét văn hóa tâm linh độc đáo của di tích tháp Chăm nghìn năm tuổi tại Đà Nẵng.

Đặc biệt, sự xuất hiện của một hố tháp Chămpa có diện tích 4,25x4,25m, mới lạ lần đầu tiên được phát hiện, cùng với cách xây dựng, sắp đặt nhiều hiện vật độc đáo như đá cuội nhẵn, thạch anh, gạch vuông...

Theo các chuyên gia, hố tháp với 8 ô cửa đặt lệch nhau nằm ở 4 mặt hố có thể lý giải 8 hướng tương ứng với 8 vị thần cai quản, canh giữ, bảo trì.

Tuy nhiên, với cách sắp đặt viên đá cuội trong bên dưới, viên gạch vuông bên trên và thạch anh bên ngoài có ý nghĩa tâm linh thế nào thì cần được tiếp tục nghiên cứu.

Tại buổi công bố, giảng viên Nguyễn Chiều, Bộ môn Khảo cổ, Khoa Lịch sử Đại học KHXH&NV Hà Nội cho rằng, đây là kiến trúc hố thiêng độc đáo, khác lạ mà chưa thể lý giải được.

Khu vực khai quật và phát hiện hố thiêng kiến trúc tháp Chăm nghìn năm tuổi 

Điều độc đáo là ở chính giữa mỗi ô cửa đều có một hòn đá cuội nhẵn nằm dưới một hòn gạch vuông được bao quanh bằng cát nhỏ, mịn. Tiếp đó, phía trước cửa này là những hòn đá thạch anh che chắn.

Đây là lần đầu tiên đoàn phát hiện ra một hố có cấu trúc độc đáo, mới lạ từ hiện vật trong các ô cửa cũng như cách sắp đặt những hiện vật có trong các cửa ở hố này.

Cũng theo ông Nguyễn Chiều, nếu căn cứ vào nền móng đồ sộ như vậy thì nơi đây đã từng tồn tại một tháp Chăm rất lớn, tương tự các đền tháp tại khu vực miền Trung, được xây dựng theo kiến trúc, tâm linh của người Chăm từ thế kỉ 12.

Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu sâu hơn, có thể đưa ra lý giải chính xác về kiến trúc di tích này cũng như lý giải về hố thiêng, rất cần có thời gian nghiên cứu, phân tích.


Một số hình ảnh tại khu vực hố thiêng được khai quật:

Hố thiêng trong quá trình khai quật 

Khai quật các ô cửa bên các thành sát đáy hố thiêng 

Giới nghiên cứu vẫn chưa lý giải được cách sắp đặt bên trong các ô của và đá thạch anh phía bên ngoài 

Ngoài hố thiêng lớn, bên cạnh còn có các hố vuông và tròn nhỏ khác với các lớp đá sỏi và cát 

Hiện vật thu nhận được từ quá trình khai quật tại hố thiêng 

Các hiện vật thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và khảo cổ 

Bửu Lân
Bình luận
vtcnews.vn