Từ năm 1927 đến 2013 đã có 6 bộ phim Tây Du Ký được sản xuất, từ phim câm đen trắng, phim truyền hình đến điện ảnh. Mỗi tác phẩm có một nét độc đáo riêng nhưng ấn tượng nhất vẫn là bản phim năm 1986.
Bộ phim truyền hình dài tập Tây Du Ký sản xuất năm 1986 được xem là tác phẩm kinh điển nhất kể về câu chuyện thầy trò Đường Tăng. Bên cạnh đó còn có 5 bản Tây Du Ký khác. Trong số đó có một bộ phim mới được phát hiện nhưng tồn tại lâu đời nhất. Đó là bản phim bị thất lạc, được sản xuất từ năm 1927.
Thử khám phá 6 bộ phim Tây Du Ký trong lịch sử từ năm 1927 đến 2013:
Động Bàn Tơ (1927)
Phim câm đen trắng mang tên Động Bàn Tơ mới được tìm thấy tại Thư viện quốc gia Na Uy. Đây vốn là một bộ phim cổ của Trung Quốc đã bị thất lạc từ lâu. Phim được xây dựng dựa trên một tình tiết trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Trong bộ phim câm này, nhân vật Đường Tăng bị yêu tinh nhện bắt vào động Bàn Tơ. Chúng muốn giết hại Đường Tăng ăn thịt để trường sinh bất lão.
Đoạn phim cổ này được phía Na Uy tìm thấy và phục chế lại. Họ sẽ gửi về Cục điện ảnh Trung Quốc trong tuần tới. Đây được xem là bản Tây Du Ký cổ nhất, trước cả tác phẩm truyền hình năm 1986 mà công chúng vẫn biết.
Tây Du Ký 1986
Nữ đạo diễn Dương Khiết đã tạo nên bộ phim truyền hình Tây Du Ký thành công nhất trong lịch sử phim ảnh Trung Hoa. Phim được ra đời trong thập kỷ 80, khi kỹ xảo điện ảnh còn thô sơ. Dẫu vậy, những công huyết của ê kíp đoàn phim đã mang đến cho người xem một tác phẩm kinh điển.
Phim được làm trong 6 năm, từ năm 1982 đến 1988. Sau khi được trình chiếu vào năm 1986, nhà sản xuất thu thập các ý kiến đóng góp của khán giả và tiếp tục xây dựng, đến năm 1988 thì hoàn thiện.
Câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi Tây trúc thỉnh kinh được dựng thành phim dựa trên nguyên tác tiểu thuyết của nhà văn Ngô Thừa Ân. Trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thầy trò đã đến được đất Phật, mang kinh về truyền bá ở phương Đông.
Các diễn viên trong Tây Du Ký 1986 được đánh giá là lớp nghệ sỹ ưu tú, với diễn xuất kinh điển, gồm Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không), Uông Việt – Từ Thiếu Hoa – Trì Trọng Thụy (vai Đường Tăng), Mã Đức Hoa (vai Trư Bát Giới), Diêm Hoài Lễ (Sa Tăng)…
Tây Du Ký bản Chiết Giang (2009)
Phiên bản Tây Du Ký 2009 bị chỉ trích nhiều nhất
Đây là bản phim do Đài truyền hình Chiết Giang sản xuất. Đạo diễn Trình Lực Đống và dàn diễn viên tham gia gồm Phí Chấn Tường vai Tôn Ngộ Không, Trần Tư Hàn vai Đường Tăng, Tạ Ninh vai Trư Bát Giới, Mưu Phụng Bân vai Sa Tăng.
Mặc dù được đầu tư hơn 50 triệu NDT (khoảng 150 tỷ VND), quy tụ được những diễn viên nổi tiếng nhưng đây lại là phiên bản bị chê nhiều nhất, từ tạo hình nhân vật tới các chi tiết vô lý.
Nếu như Tôn Ngộ Không năm 1986 mang đến cái nhìn chân thực cho người xem thì phiên bản mới lại chưa đạt được điều đó. Nguyên nhân chính thuộc về khâu hóa trang.
Nghệ sỹ Lục Tiểu Linh Đồng đã phải mất nhiều tiếng đồng hồ để các nhân viên gắp từng dúm lông nhỏ đắp lên mặt một cách thủ công. Dù buồn ngủ, anh cũng không dám chợp mắt vì lo ảnh hưởng tới dung mạo nhân vật.
Trong khi khâu hóa trang năm 2009 chỉ sử dụng một 'khuôn' lông làm sẵn, thiếu tự nhiên và lộ rõ tính nhân tạo. Chính vì vậy hiệu quả chân thực của 'Bạch mã ôn' năm 2009 thua xa so với năm 1986.
Chưa kể đến tạo hình của Đường Tăng, Trư Bát Giới hay Sa Tăng đều không tạo cảm giác thân thiện với người xem.
Không những vậy, chi tiết hoang đường trong việc yêu đương của 4 thầy trò đã làm người xem thấy tức giận.
Đạo diễn Trình Lực Đống tự tạo nên những nội dung đổi mới quá mạo hiểm, như việc Tôn Ngộ Không gặp rắc rối tình cảm với Bạch cốt tinh, Đường Tam Tạng tình tứ trên thuyền rồng với nữ vương Tây vương lữ quốc, Sa Tăng phải lòng một yêu tinh nhện…
Tây Du Ký (2011)
Năm 2011, sau 5 năm 'thai nghén', bộ phim Tây Du Ký của nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đã hoàn thành. Các diễn viên chính trong phim gồm Ngô Việt vai Tôn Ngộ Không, Nhiếp Viễn vai Đường Tăng, Tàng Kim Sinh vai Trư Bát Giới, Từ Cẩm Giang vai Sa Tăng.
Bộ phim được đầu tư kinh phí lớn gấp đôi Tây Du Ký phiên bản Chiết Giang. 75% trong tổng chi phí đầu tư 100 triệu NDT (khoảng 300 tỷ VND) được đổ vào sản xuất hơn 400.000 cảnh quay (có 22.000 cảnh kỹ xảo).
Sự đầu tư hoành tráng về kỹ xảo giúp bản làm lại này có những cảnh quay sống động. Tuy nhiên nhiều khán giả phản đối cách hóa trang dị biệt của các nhân vật.
Tạo hình các yêu quái khiến nhiều trẻ em xem Tây Du Ký 2011 phát khóc vì sợ hãi. Ngay cả 3 học trò của Đường Tăng cũng không chiếm được cảm tình của khán giả.
Tôn Ngộ Không bị ví với người ngoài hành tinh trong phim Hollywood, Trư Bát Giới 'không có một chút gì dễ thương', 'chẳng khác gì lợn rừng' (một khán giả người Hoa nhận xét). Sa Tăng quá dữ tợn so với nguyên tác...
>> ĐỌC TIẾP... Thử khám phá 6 bộ phim Tây Du Ký trong lịch sử từ năm 1927 đến 2013:
Động Bàn Tơ (1927)
Bộ phim Động Bàn Tơ dựa trên một chi tiết trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân |
Trong bộ phim câm này, nhân vật Đường Tăng bị yêu tinh nhện bắt vào động Bàn Tơ. Chúng muốn giết hại Đường Tăng ăn thịt để trường sinh bất lão.
Đoạn phim cổ này được phía Na Uy tìm thấy và phục chế lại. Họ sẽ gửi về Cục điện ảnh Trung Quốc trong tuần tới. Đây được xem là bản Tây Du Ký cổ nhất, trước cả tác phẩm truyền hình năm 1986 mà công chúng vẫn biết.
Tây Du Ký 1986
4 thầy trò Đường Tăng được yêu mến nhất trên màn ảnh nhỏ |
Phim được làm trong 6 năm, từ năm 1982 đến 1988. Sau khi được trình chiếu vào năm 1986, nhà sản xuất thu thập các ý kiến đóng góp của khán giả và tiếp tục xây dựng, đến năm 1988 thì hoàn thiện.
Câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi Tây trúc thỉnh kinh được dựng thành phim dựa trên nguyên tác tiểu thuyết của nhà văn Ngô Thừa Ân. Trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thầy trò đã đến được đất Phật, mang kinh về truyền bá ở phương Đông.
Tây Du Ký bản Chiết Giang (2009)
Đây là bản phim do Đài truyền hình Chiết Giang sản xuất. Đạo diễn Trình Lực Đống và dàn diễn viên tham gia gồm Phí Chấn Tường vai Tôn Ngộ Không, Trần Tư Hàn vai Đường Tăng, Tạ Ninh vai Trư Bát Giới, Mưu Phụng Bân vai Sa Tăng.
Mặc dù được đầu tư hơn 50 triệu NDT (khoảng 150 tỷ VND), quy tụ được những diễn viên nổi tiếng nhưng đây lại là phiên bản bị chê nhiều nhất, từ tạo hình nhân vật tới các chi tiết vô lý.
Tạo hình 4 nhân vật thầy trò Đường Tăng trong phiên bản truyền hình Chiết Giang |
Nghệ sỹ Lục Tiểu Linh Đồng đã phải mất nhiều tiếng đồng hồ để các nhân viên gắp từng dúm lông nhỏ đắp lên mặt một cách thủ công. Dù buồn ngủ, anh cũng không dám chợp mắt vì lo ảnh hưởng tới dung mạo nhân vật.
Trong khi khâu hóa trang năm 2009 chỉ sử dụng một 'khuôn' lông làm sẵn, thiếu tự nhiên và lộ rõ tính nhân tạo. Chính vì vậy hiệu quả chân thực của 'Bạch mã ôn' năm 2009 thua xa so với năm 1986.
Chưa kể đến tạo hình của Đường Tăng, Trư Bát Giới hay Sa Tăng đều không tạo cảm giác thân thiện với người xem.
Không những vậy, chi tiết hoang đường trong việc yêu đương của 4 thầy trò đã làm người xem thấy tức giận.
Đạo diễn Trình Lực Đống tự tạo nên những nội dung đổi mới quá mạo hiểm, như việc Tôn Ngộ Không gặp rắc rối tình cảm với Bạch cốt tinh, Đường Tam Tạng tình tứ trên thuyền rồng với nữ vương Tây vương lữ quốc, Sa Tăng phải lòng một yêu tinh nhện…
Tây Du Ký (2011)
4 diễn viên chính trong phiên bản Tây Du Ký năm 2011 |
Bộ phim được đầu tư kinh phí lớn gấp đôi Tây Du Ký phiên bản Chiết Giang. 75% trong tổng chi phí đầu tư 100 triệu NDT (khoảng 300 tỷ VND) được đổ vào sản xuất hơn 400.000 cảnh quay (có 22.000 cảnh kỹ xảo).
Sự đầu tư hoành tráng về kỹ xảo giúp bản làm lại này có những cảnh quay sống động. Tuy nhiên nhiều khán giả phản đối cách hóa trang dị biệt của các nhân vật.
Các nhân vật hóa trang cầu kỳ nhưng ghê rợn |
Tôn Ngộ Không bị ví với người ngoài hành tinh trong phim Hollywood, Trư Bát Giới 'không có một chút gì dễ thương', 'chẳng khác gì lợn rừng' (một khán giả người Hoa nhận xét). Sa Tăng quá dữ tợn so với nguyên tác...
Bình luận