(VTC News) - Gia nhập TPP, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, vậy ngành chăn nuôi cần chuẩn bị những gì cho cuộc chơi mới này?
Khảo sát của Hội chăn nuôi năm 2014 cho thấy, hệ thống đại lý các cấp trong phân phối thức ăn chăn nuôi đang làm người chăn nuôi phải mua thức ăn đắt thêm 9-11%.
Ông Đoàn Xuân Trúc đặc biệt lo lắng cho thực trạng sự bất hợp lý của ngành thức ăn chăn nuôi đang gây ra áp lực cho người chăn nuôi. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với ngành thức ăn chăn nuôi còn lỏng lẻo nên có tình trạng nhà sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi tự tung tự tác, muốn chiết khấu, khấu hao bao nhiêu cũng được, khuyến mại bao nhiêu cũng được… vì người chăn nuôi sẽ gánh các chi phí đó. Trong khi đó, tại Thái Lan khống chế lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp ngành này ở mức 5%.
Ông Lê Bá Lịch cũng cho rằng, về giá thức ăn chăn nuôi, từ tháng 1 đến tháng 9/2015, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp trong chăn nuôi gà vịt và thịt lợn ở Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc và Thái Lan.
Đến tháng 9, bình quân giá thức ăn hỗn hợp cho thịt lợn là 8.800 đồng/kg (tương đương 0,9 USD/kg), giá thức ăn hỗn hợp cho thịt gà là 10.010 đồng/kg (tương đương 0,44 USD/kg). Trong khi đó, giá thức ăn hỗn hợp của Trung Quốc cao hơn 10-15%, của Thái Lan cao hơn 5-10%.
Nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam thấp hơn, theo ông Lịch, do Chính phủ cho phép nhập khẩu nguyên liệu miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT với nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, không chủ động sản xuất nguyên liệu sẽ khiến doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gặp nhiều rủi ro như: sự không ổn định về tỷ giá, giá cả nông sản trên thế giới lên xuống thất thường,rủi ro về tàu biển vận chuyển từ Mỹ, Achentina, Braxin, Ấn Độ về Việt Nam khiến doanh nghiệp gặp cướp biển, thời tiết, dẫn đến mất vốn.
Ngoài khó khăn về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, các chuyên gia cũng chỉ ra một khó khăn khác là đầu vào cho sản phẩm hiện nay.
Các chuyên gia đánh giá, chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao… làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.
Theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25 -30% so với ở Việt Nam. Giá thành 1 kg thịt bò Úc ( nhập bò sống về Việt Nam để giết mổ) sau khi đã trừ các chi phí là khoảng 170-180 nghìn đồng/kg, trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc. Về chi phí sản xuất thịt gà công nghiệp của Việt Nam cũng vẫn cao hơn Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc…
Ông Đoàn Xuân Trúc cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Thực tế, hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản đều phải nhập khẩu. Riêng năm 2014, Việt Nam đã phải nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Kim ngạch nhập khẩu 4,8 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay cũng đã nhập tới 2,25 tỷ USD, tăng 2,5% so cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn chứng thực tế hiện nay của ngành chăn nuôi, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết, hiện nay gà lông trắng của Việt Nam đang bị đe dọa ngay ở thị trường trong nước khi có tới 24 nước xuất khẩu loại gà này vào Việt Nam với mức giá có khi chỉ 19.000 đồng/kg.
Trong khi đó gà lông trắng của Việt Nam giá thành vẫn cao hơn các nước, quy trình sản xuất lại chưa cải tiến mạnh mẽ. Thêm nữa đa số người dân Việt vẫn thích ăn gà lông màu khiến gà lông trắng càng gặp khó khăn.
Tuy nhiên, gia nhập TPP, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có lộ trình để chuẩn bị. Ngành chăn nuôi có thời gian ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép cuộc chơi mới thực sự tác động.
Bên cạnh khó khăn thì cơ hội cũng có như thuế máy móc đầu vào của ngành chăn nuôi cũng được cắt giảm.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc gia nhập TPP, các chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi cần phải đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu ngành. Coi đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cả các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản, bản địa… đồng thời kiểm soát tốt an toàn thực phẩm.
Trong chăn nuôi gia cầm, nuôi gà công nghiệp sẽ bị cạnh tranh quyết liệt nhất. Song thịt gà công nghiệp cũng chỉ đang có 20-25% thị phần tiêu thụ ở Việt Nam, còn chủ yếu là thịt gà của các giống địa phương, của gà lông màu nuôi bán chăn thả.
Ngọc Vy
Khảo sát của Hội chăn nuôi năm 2014 cho thấy, hệ thống đại lý các cấp trong phân phối thức ăn chăn nuôi đang làm người chăn nuôi phải mua thức ăn đắt thêm 9-11%.
Gia nhập TPP: Ngành chăn nuôi cần chuẩn bị gì cho cuộc chơi mới này? |
Ông Lê Bá Lịch cũng cho rằng, về giá thức ăn chăn nuôi, từ tháng 1 đến tháng 9/2015, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp trong chăn nuôi gà vịt và thịt lợn ở Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc và Thái Lan.
Đến tháng 9, bình quân giá thức ăn hỗn hợp cho thịt lợn là 8.800 đồng/kg (tương đương 0,9 USD/kg), giá thức ăn hỗn hợp cho thịt gà là 10.010 đồng/kg (tương đương 0,44 USD/kg). Trong khi đó, giá thức ăn hỗn hợp của Trung Quốc cao hơn 10-15%, của Thái Lan cao hơn 5-10%.
Nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam thấp hơn, theo ông Lịch, do Chính phủ cho phép nhập khẩu nguyên liệu miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT với nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, không chủ động sản xuất nguyên liệu sẽ khiến doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gặp nhiều rủi ro như: sự không ổn định về tỷ giá, giá cả nông sản trên thế giới lên xuống thất thường,rủi ro về tàu biển vận chuyển từ Mỹ, Achentina, Braxin, Ấn Độ về Việt Nam khiến doanh nghiệp gặp cướp biển, thời tiết, dẫn đến mất vốn.
Ngoài khó khăn về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, các chuyên gia cũng chỉ ra một khó khăn khác là đầu vào cho sản phẩm hiện nay.
Các chuyên gia đánh giá, chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao… làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.
Theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25 -30% so với ở Việt Nam. Giá thành 1 kg thịt bò Úc ( nhập bò sống về Việt Nam để giết mổ) sau khi đã trừ các chi phí là khoảng 170-180 nghìn đồng/kg, trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc. Về chi phí sản xuất thịt gà công nghiệp của Việt Nam cũng vẫn cao hơn Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc…
Ông Đoàn Xuân Trúc cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Thực tế, hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản đều phải nhập khẩu. Riêng năm 2014, Việt Nam đã phải nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Kim ngạch nhập khẩu 4,8 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay cũng đã nhập tới 2,25 tỷ USD, tăng 2,5% so cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn chứng thực tế hiện nay của ngành chăn nuôi, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết, hiện nay gà lông trắng của Việt Nam đang bị đe dọa ngay ở thị trường trong nước khi có tới 24 nước xuất khẩu loại gà này vào Việt Nam với mức giá có khi chỉ 19.000 đồng/kg.
Trong khi đó gà lông trắng của Việt Nam giá thành vẫn cao hơn các nước, quy trình sản xuất lại chưa cải tiến mạnh mẽ. Thêm nữa đa số người dân Việt vẫn thích ăn gà lông màu khiến gà lông trắng càng gặp khó khăn.
Tuy nhiên, gia nhập TPP, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có lộ trình để chuẩn bị. Ngành chăn nuôi có thời gian ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép cuộc chơi mới thực sự tác động.
Bên cạnh khó khăn thì cơ hội cũng có như thuế máy móc đầu vào của ngành chăn nuôi cũng được cắt giảm.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc gia nhập TPP, các chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi cần phải đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu ngành. Coi đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cả các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản, bản địa… đồng thời kiểm soát tốt an toàn thực phẩm.
Trong chăn nuôi gia cầm, nuôi gà công nghiệp sẽ bị cạnh tranh quyết liệt nhất. Song thịt gà công nghiệp cũng chỉ đang có 20-25% thị phần tiêu thụ ở Việt Nam, còn chủ yếu là thịt gà của các giống địa phương, của gà lông màu nuôi bán chăn thả.
Ngọc Vy
Bình luận