Từ quốc lộ 1A đoạn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, du khách di chuyển 5km để đến với Khu du lịch chùa Hương Tích. Qua cổng chính, du khách có thể lựa chọn cho mình cách di chuyển phù hợp bởi đường lên chùa Hương Tích khá đa dạng.
Bạn có thể di chuyển theo đường bộ từ cổng vào Khu du lịch để lên đến chùa Hương Tích cổ. Quãng đường đi bộ dài gần 5km, đường đi khá thuận tiện, bạn có thể vừa đi bộ, leo những bậc thang không quá cao, vừa nghỉ ngơi ngắm cảnh. Đi bộ tuy mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị cùng gia đình, bạn bè.
Bạn có thể mua vé tại các điểm bán vé, vừa đi thuyền trên hồ Nhà Đường vừa ngắm phong cảnh hữu tình hai bên hồ, hít thở không khí trong lành mang lại cho bạn cảm giác thư thái. Dừng chân tại bến thuyền trong và đi bộ tiếp 1,4km, bạn sẽ đến Ga cáp treo và di chuyển bằng cáp treo lên chùa.
Toàn tuyến cáp treo dài gần 1km, chỉ mất tầm 5 phút để du khách di chuyển lên đến chùa Hương Tích cổ. Nếu du khách muốn lên tham chùa Hương Tích thượng quý khách tiếp tục leo bộ khoảng 260m. Ngoài ra, bạn có thể đi xe điện để lên Ga cáp treo với quảng đường dài 4,5km, từ đây bạn có thể tiếp tục đi bộ leo núi thêm 1,1km để lên chùa Hương Tích cổ hoặc di chuyển bằng cáp treo như cách thứ hai.
Bản đồ đường lên chùa Hương. (Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh)
Chùa Hương Tích gắn với sự tích về Thần Hổ và gắn với sự tích công chúa Diệu Thiện chạy trốn.
Tương truyền vào thế kỷ 13 thì chùa được xây dựng. Năm 1885, chùa bị một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi. Năm 1901, Tổng đốc An - Tĩnh là Đào Tấn tiến hành quyên góp tiền trùng tu và xây dựng lại chùa. Năm 1936 Vua Bảo Đại cho người chạm khắc chùa Hương Tích vào Anh Đỉnh - Một trong 9 đỉnh đồng lớn đặt ở Đại Nội Huế.
Năm 1990, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2003, chùa được trùng tu. Năm 2006, chùa được đại trùng tu.
Lễ chính của chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch, nơi đây thờ Quan Âm Bồ Tát.
Bình luận