Anh Long cùng nhiều người quen đi trên thuyền rồng số hiệu TTH-0053 để dự tiệc thôi nôi con của một người bạn, do có hơi men nên anh Long không may bị ngã xuống sông Hương và chết đuối.
Thời gian qua, một số phương tiện vận tải trên sông Hương, đặc biệt là thuyền rồng chuyên chở du khách đi tham quan lăng tẩm và xem biểu diễn ca Huế đã tìm cách “né” quy trình làm thủ tục xuất bến tại bến Tòa Khâm (TP Huế). Chính sự chủ quan của các chủ thuyền và sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng đã dẫn đến hậu quả khôn lường vốn được cảnh báo từ trước…
Sáng 5/6, CSGT đường thủy Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, phải đến 6h sáng cùng ngày, lực lượng của đơn vị mới lặn tìm thấy thi thể của anh Trần Long (29 tuổi, trú phường Vỹ Dạ, TP Huế) trên khu vực sông Hương.
Tối 4/6, anh Long cùng nhiều người quen đi trên thuyền rồng số hiệu TTH-0053 để dự tiệc thôi nôi con của một người bạn. Đến khoảng 21h30, do có hơi men nên anh Long không may bị ngã xuống sông Hương. Mặc dù nhiều người đã lao xuống sông, nhưng không thể cứu được nạn nhân.
Qua tìm hiểu được biết, trước thời điểm xảy ra vụ chết đuối, thuyền rồng TTH-0053 có trọng tải chở 35 hành khách do ông Phan Văn Quế (trú tại TP Huế) làm chủ đã không đăng ký làm thủ tục xuất bến tại bến thuyền Tòa Khâm.
Ông Trần Minh Vũ, Trưởng ban quản lý bến Tòa Khâm khẳng định: “Kiểm tra trong sổ theo dõi các thuyền rồng xuất bến vào chiều tối 4/6 thì không có thuyền rồng TTH-0053, chứng tỏ thuyền này đã vi phạm quy trình vận chuyển hành khách trên sông Hương theo quy định của Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là lần đầu tiên đơn vị ghi nhận một vụ đuối nước liên quan đến việc chủ thuyền không chịu kiểm tra, đăng ký xuất bến trong nhiều năm qua”.
Sáng 5/6, CSGT đường thủy Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, phải đến 6h sáng cùng ngày, lực lượng của đơn vị mới lặn tìm thấy thi thể của anh Trần Long (29 tuổi, trú phường Vỹ Dạ, TP Huế) trên khu vực sông Hương.
Tối 4/6, anh Long cùng nhiều người quen đi trên thuyền rồng số hiệu TTH-0053 để dự tiệc thôi nôi con của một người bạn. Đến khoảng 21h30, do có hơi men nên anh Long không may bị ngã xuống sông Hương. Mặc dù nhiều người đã lao xuống sông, nhưng không thể cứu được nạn nhân.
Qua tìm hiểu được biết, trước thời điểm xảy ra vụ chết đuối, thuyền rồng TTH-0053 có trọng tải chở 35 hành khách do ông Phan Văn Quế (trú tại TP Huế) làm chủ đã không đăng ký làm thủ tục xuất bến tại bến thuyền Tòa Khâm.
Ông Trần Minh Vũ, Trưởng ban quản lý bến Tòa Khâm khẳng định: “Kiểm tra trong sổ theo dõi các thuyền rồng xuất bến vào chiều tối 4/6 thì không có thuyền rồng TTH-0053, chứng tỏ thuyền này đã vi phạm quy trình vận chuyển hành khách trên sông Hương theo quy định của Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là lần đầu tiên đơn vị ghi nhận một vụ đuối nước liên quan đến việc chủ thuyền không chịu kiểm tra, đăng ký xuất bến trong nhiều năm qua”.
Không ít thuyền rồng vận chuyển du khách trên sông Hương phớt lờ quy định kiểm tra an toàn kỹ thuật tại bến thuyền Tòa Khâm |
Hiện mỗi ngày tại bến thuyền Tòa Khâm có trên 120 thuyền rồng ra, vào hoạt động tấp nập để phục vụ du khách nghe ca Huế và đi du lịch, tham quan các lăng tẩm như: Lăng Minh Mạng; chùa Thiên Mụ... Để đảm bảo an toàn cho du khách, Ban quản lý bến Tòa Khâm bắt buộc phải kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và thống kê, lập danh sách du khách đi trên các thuyền rồng rồi mới cấp giấy phép xuất bến cho các chủ thuyền.
“Mỗi lần làm thủ tục xuất bến, đơn vị chỉ thu phí 30 ngàn đồng/1 thuyền rồng đôi và 20 ngàn đồng/1 thuyền đơn. Thế nhưng, nhiều chủ thuyền lại tìm cách né tránh việc đăng ký làm thủ tục xuất bến... Chính điều này đã tạo ra sự nguy hiểm, mất an toàn cho du khách đi thuyền rồng, do thuyền không được kiểm tra kỹ càng trước khi chạy ra sông Hương...”, một cán bộ làm ở bộ phận kiểm tra xuất bến thuyền rồng, thuộc Ban quản lý bến thuyền Tòa Khâm cho hay.
Ngoài các “chiêu trò” né tránh sự kiểm tra từ cơ quan chức năng của các chủ thuyền rồng chở khách đi du lịch thì đến nay, hoạt động phục vụ du khách xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương vẫn còn nhiều chuyện đáng phải quan tâm. Trên hết, vì mục đích kinh doanh nên nhiều chủ thuyền đã phớt lờ các quy định về đảm bảo an toàn của các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Tấn Thưởng, Giám đốc Trung tâm quản lý và biểu diễn ca Huế cho rằng, phần lớn các thuyền rồng hoạt động trên sông Hương đã được đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. Tuy nhiên vì tranh giành khách nên nhiều thuyền rồng có sàn diễn ca Huế và cả du thuyền chở khách du lịch đã tìm cách hạ giá vé, chèo kéo và sử dụng các hình thức cạnh tranh khác nhau... khiến cho công tác quản lý gặp không ít khó khăn.
“Hiện chúng tôi đang quản lý 55 thuyền rồng đôi được cấp phép biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Nếu đúng theo quy định thì mỗi thuyền rồng được phép chở 27 du khách; nhưng vì lợi nhuận doanh thu, nhiều khi các chủ thuyền vẫn làm trái quy định dẫn đến những hậu quả khó có thể lường trước được!”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Trở lại vụ nạn nhân không may bị chết đuối khi đi trên thuyền rồng TTH-0053, hiện cơ quan điều tra Công an TP Huế đang gấp rút làm rõ nguyên nhân để có hình thức xử lý đối với chủ thuyền rồng Phan Văn Quế do cố tình vi phạm quy định về vận chuyển khách du lịch trên sông Hương.
Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên- Huế cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc vận chuyển du khách đối với các thuyền rồng để đảm bảo sự an toàn và hạn chế các vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra.
Theo CAND“Mỗi lần làm thủ tục xuất bến, đơn vị chỉ thu phí 30 ngàn đồng/1 thuyền rồng đôi và 20 ngàn đồng/1 thuyền đơn. Thế nhưng, nhiều chủ thuyền lại tìm cách né tránh việc đăng ký làm thủ tục xuất bến... Chính điều này đã tạo ra sự nguy hiểm, mất an toàn cho du khách đi thuyền rồng, do thuyền không được kiểm tra kỹ càng trước khi chạy ra sông Hương...”, một cán bộ làm ở bộ phận kiểm tra xuất bến thuyền rồng, thuộc Ban quản lý bến thuyền Tòa Khâm cho hay.
Ngoài các “chiêu trò” né tránh sự kiểm tra từ cơ quan chức năng của các chủ thuyền rồng chở khách đi du lịch thì đến nay, hoạt động phục vụ du khách xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương vẫn còn nhiều chuyện đáng phải quan tâm. Trên hết, vì mục đích kinh doanh nên nhiều chủ thuyền đã phớt lờ các quy định về đảm bảo an toàn của các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Tấn Thưởng, Giám đốc Trung tâm quản lý và biểu diễn ca Huế cho rằng, phần lớn các thuyền rồng hoạt động trên sông Hương đã được đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. Tuy nhiên vì tranh giành khách nên nhiều thuyền rồng có sàn diễn ca Huế và cả du thuyền chở khách du lịch đã tìm cách hạ giá vé, chèo kéo và sử dụng các hình thức cạnh tranh khác nhau... khiến cho công tác quản lý gặp không ít khó khăn.
“Hiện chúng tôi đang quản lý 55 thuyền rồng đôi được cấp phép biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Nếu đúng theo quy định thì mỗi thuyền rồng được phép chở 27 du khách; nhưng vì lợi nhuận doanh thu, nhiều khi các chủ thuyền vẫn làm trái quy định dẫn đến những hậu quả khó có thể lường trước được!”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Trở lại vụ nạn nhân không may bị chết đuối khi đi trên thuyền rồng TTH-0053, hiện cơ quan điều tra Công an TP Huế đang gấp rút làm rõ nguyên nhân để có hình thức xử lý đối với chủ thuyền rồng Phan Văn Quế do cố tình vi phạm quy định về vận chuyển khách du lịch trên sông Hương.
Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên- Huế cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc vận chuyển du khách đối với các thuyền rồng để đảm bảo sự an toàn và hạn chế các vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra.
Bình luận