(VTC News) – TS. Nguyễn Văn Thụ nói về những kiểu “đốt tiền” mồ hôi nước mắt của dân cũng như tầm nhìn trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị.
- Có ý kiến cho rằng do tầm nhìn kém trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị nên đã gây lãng phí tiền bạc cho Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Ông có đồng tình với quan điểm trên hay không?
Nhận định thế đúng quá rồi. Nhiều khi người ta còn quy hoạch rất tệ ấy chứ. Ví dụ điển hình nhất là việc xây ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm. Điều đó không chỉ cho thấy kém trong quy hoạch mà còn chứng tỏ tầm nhìn văn hóa cũng kém.
Trước tiên phải trách tư duy của một số cán bộ trong ngành giao thông quá ngắn.
Thứ hai, phải trách một số lãnh đạo cấp cao hơn ở lĩnh vực quản lý Nhà nước vì khi cấp dưới trình các phương án, kế hoạch dù hợp lý hay không, hầu hết đều chấp thuận thông qua.
- Hà Nội đang triển khai xây dựng hai cầu vượt tại nút giao Bạch Mai - Đại Cồ Việt và Kim Mã - Deawoo và phải phá dỡ hai cầu bộ hành gần các nút giao này. Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Về việc xây dựng 2 cầu vượt tại nút giao Bạch Mai – Đại Cồ Việt và Kim Mã – Deawoo, có tốn mấy cũng phải làm để giảm ùn tắc. Hà Nội là thành phố của xe máy, xây cầu vượt là đúng rồi.
Phá dỡ 2 cầu bộ hành đúng là rất lãng phí. Đó là kiểu học ngoại lai chưa chuẩn. Với cầu bộ hành, cũng có một số nút có giá trị như nút ở trước cổng trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội còn đại đa số không có giá trị sử dụng gây lãng phí nhiều tiền của.
Một khi chúng đã không có tác dụng thì phải dỡ đi chứ để làm gì. Nhưng để quy trách nhiệm cho khối tiền tỷ bị lãng phí này là rất khó.
- Hà Nội từng dỡ bỏ khoảng 40km tàu điện do người Pháp xây dựng. Đây thực sự là một sai lầm, thưa ông?
Tôi đánh giá đây là sai lầm nghiêm trọng nhất trong lịch sử phát triển giao thông đô thị. Chúng ta không bao giờ có thể xây dựng lại một hệ thống đường sắt như thế nữa.
Ở nước ngoài, có những đường sắt được xây dựng từ thế kỉ 18 đến giờ vẫn tồn tại. Người ta chỉ hiện đại hóa thêm hệ thống đó hoặc làm thêm đường sắt khác chứ không dỡ bỏ như ở Việt Nam.
Chưa kể ở nước ngoài, có nhiều đoạn đường còn bé, chật chội hơn đường Hàng Bông của Việt Nam mà họ vẫn xây hệ thống đường sắt đôi.
Hệ lụy thì quá rõ rồi. Thứ nhất, muốn có đường sắt để giải tỏa ách tắc giao thông giờ không còn nữa. Thứ hai, việc làm trên đã làm mất đi một nét đẹp văn hóa, một công trình có bề dày lịch sử.
- TS Nguyễn Xuân Thủy - một chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông đô thị của nhiều quốc gia trên thế giới từng cho rằng Việt Nam xây dựng các cầu vượt sông Hồng quá chậm. Điều này đương nhiên gây ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế của thủ đô. Ông có đồng tình với quan điểm của TS Thủy không?
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Đáng lẽ phải có thêm các cầu vượt sông Hồng từ lâu rồi. Không có nhiều cầu vượt sông Hồng, người dân phải đi vòng vèo, thiệt hại tiền tỷ là tất yếu.
Tuy nhiên, cũng cần “thông cảm” rằng lúc trước Hà Nội làm gì có tiền để xây dựng thêm cầu vượt qua sông? Không có tiền thì phải chịu thế thôi.
Xin cảm ơn ông!
Tầm nhìn kém trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị đã gây lãng phí tiền bạc cho Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Liên quan tới vấn đề này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Thụ - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải thành phố Hà Nội, Giảng viên ngành Quy hoạch và Quản lý Giao thông đô thị thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải thành phố Hà Nội |
Nhận định thế đúng quá rồi. Nhiều khi người ta còn quy hoạch rất tệ ấy chứ. Ví dụ điển hình nhất là việc xây ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm. Điều đó không chỉ cho thấy kém trong quy hoạch mà còn chứng tỏ tầm nhìn văn hóa cũng kém.
Trước tiên phải trách tư duy của một số cán bộ trong ngành giao thông quá ngắn.
Thứ hai, phải trách một số lãnh đạo cấp cao hơn ở lĩnh vực quản lý Nhà nước vì khi cấp dưới trình các phương án, kế hoạch dù hợp lý hay không, hầu hết đều chấp thuận thông qua.
- Hà Nội đang triển khai xây dựng hai cầu vượt tại nút giao Bạch Mai - Đại Cồ Việt và Kim Mã - Deawoo và phải phá dỡ hai cầu bộ hành gần các nút giao này. Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Về việc xây dựng 2 cầu vượt tại nút giao Bạch Mai – Đại Cồ Việt và Kim Mã – Deawoo, có tốn mấy cũng phải làm để giảm ùn tắc. Hà Nội là thành phố của xe máy, xây cầu vượt là đúng rồi.
Phá dỡ 2 cầu bộ hành đúng là rất lãng phí. Đó là kiểu học ngoại lai chưa chuẩn. Với cầu bộ hành, cũng có một số nút có giá trị như nút ở trước cổng trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội còn đại đa số không có giá trị sử dụng gây lãng phí nhiều tiền của.
Một khi chúng đã không có tác dụng thì phải dỡ đi chứ để làm gì. Nhưng để quy trách nhiệm cho khối tiền tỷ bị lãng phí này là rất khó.
- Hà Nội từng dỡ bỏ khoảng 40km tàu điện do người Pháp xây dựng. Đây thực sự là một sai lầm, thưa ông?
Tôi đánh giá đây là sai lầm nghiêm trọng nhất trong lịch sử phát triển giao thông đô thị. Chúng ta không bao giờ có thể xây dựng lại một hệ thống đường sắt như thế nữa.
Ở nước ngoài, có những đường sắt được xây dựng từ thế kỉ 18 đến giờ vẫn tồn tại. Người ta chỉ hiện đại hóa thêm hệ thống đó hoặc làm thêm đường sắt khác chứ không dỡ bỏ như ở Việt Nam.
Chưa kể ở nước ngoài, có nhiều đoạn đường còn bé, chật chội hơn đường Hàng Bông của Việt Nam mà họ vẫn xây hệ thống đường sắt đôi.
Hệ lụy thì quá rõ rồi. Thứ nhất, muốn có đường sắt để giải tỏa ách tắc giao thông giờ không còn nữa. Thứ hai, việc làm trên đã làm mất đi một nét đẹp văn hóa, một công trình có bề dày lịch sử.
Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông |
- TS Nguyễn Xuân Thủy - một chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông đô thị của nhiều quốc gia trên thế giới từng cho rằng Việt Nam xây dựng các cầu vượt sông Hồng quá chậm. Điều này đương nhiên gây ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế của thủ đô. Ông có đồng tình với quan điểm của TS Thủy không?
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Đáng lẽ phải có thêm các cầu vượt sông Hồng từ lâu rồi. Không có nhiều cầu vượt sông Hồng, người dân phải đi vòng vèo, thiệt hại tiền tỷ là tất yếu.
Tuy nhiên, cũng cần “thông cảm” rằng lúc trước Hà Nội làm gì có tiền để xây dựng thêm cầu vượt qua sông? Không có tiền thì phải chịu thế thôi.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận