Không lợi về kinh tế
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay: “Theo tôi việc đổi múi giờ không gây tác động gì nhiều. Ngoài việc con người sẽ phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học.
Nếu nói thị trường thị trường tài chính đóng cửa sớm hơn thì mình có thể điều chỉnh giờ giao dịch tài chính, nói cách khác Thị trường chứng khoán thay đổi lịch làm việc, mở - đóng cửa theo giờ của các nước khác”.
Theo ông Võ, nếu nói đổi 1 giờ mà có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế thì đổi hẳn theo giờ của New York là trung tâm tài chính thế giới cho ổn định và phát triển.Đổi múi giờ là ý tưởng cực đoan
“Người dân sẽ phải thay đổi nếp sống và sẽ phải lệch đi 1 giờ, ngủ sớm hơn hiện tại 1 giờ đồng hồ. Việc thay đổi 1 giờ đồng hồ không thay đổi nhiều ngoài việc gây phiền hà khiến nhiều người phải thay đổi lịch sinh hoạt. Có lẽ lợi ích nhất vẫn là giờ của ngày sinh tháng đẻ, giờ tử vi sẽ giống giờ gốc tại Bắc Kinh (Trung Quốc)”, ông Võ phân tích.
Còn về tiết kiệm năng lượng, theo GS. Đặng Hùng Võ, không có tác động gì nhiều vì ngày – đêm quyết định bởi ánh sáng mặt trời, tức là đêm thì tắt đèn, trời sáng thì tắt đèn. Còn nếu muốn lịch làm việc đồng nhất cho thuận lợi thì đổi lịch làm việc của các cơ quan theo GMT+8.
“Tuy nhiên, nếu đổi như vậy sẽ thay đổi hệ thống, từ cụ già đến trẻ con. Đây là các đối tượng khó thích nghi hơn so với những người đang trong độ tuổi lao động”, ông Võ lưu ý.
Giờ Quốc gia là giờ tương đối, chứ không thể có 1 giờ thống nhất toàn cầu, nên việc dịch giờ tương đối thì cũng không có ý nghĩa lắm. Thế giới đã chia làm 24 múi giờ và các quốc gia đều tuân theo quy luật tự nhiên, các quốc gia trên thế giới hầu hết đều tuân theo lịch này.
Còn câu chuyện múi giờ ở Nga vì lãnh thổ nước này nằm trên nhiều múi giờ nên việc dịch múi giờ này để tìm kiếm 1 khả năng để đỡ lệch nhau nhất giữa các múi giờ tại Nga.
Bất chấp nguyên tắc tự nhiên
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, việc đổi múi giờ là bất chấp nguyên tắc của tự nhiên.
Trên thế giới chia làm 24 múi giờ căn cứ trên cơ sở 24 kinh tuyến. Mỗi kinh tuyến có một múi giờ. Trên thế giới, một số nước cùng lúc dùng nhiều múi giờ, chẳng hạn Mỹ. Sở dĩ Việt Nam chỉ có một múi giờ vì lãnh thổ của chúng ta nằm gọn trong kinh tuyến đó.
“Tính múi giờ phải hoàn toàn tự nhiên theo kinh tuyến, chứ không phải phụ thuộc vào kinh tế. Nếu để đồng đều với các nền kinh tế thì đó chỉ là suy nghĩ từ góc độ cá nhân, bất chấp nguyên tắc tự nhiên”, ông Phong nhấn mạnh.
Còn tôi nghĩ không có chuyện thay đổi múi giờ thì nền kinh tế sẽ phát triển hơn. Nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của con người là nhân tố quan trọng, có tính quyết định.
Múi giờ là do quy luật tự nhiên quyết định, nhịp sinh học của con người cũng được quy định theo thời tiết, chứ không phải là theo kỹ thuật, điều chỉnh múi giờ.
Do vậy, dù điều chỉnh hay không thì con người vẫn cứ tuân theo nhịp sinh học cảm biến của thời tiết chứ không nhìn đồng hồ để điều chỉnh.
Trong khi đó, một điều rõ ràng là nếu đổi múi giờ sẽ gây xáo trộn lớn đời sống của người dân. Vì dụ như: Nếu ở Việt Nam sớm hơn hiện tại 1 giờ đồng nghĩa với việc giờ học, giờ làm sẽ sớm hơn 1 tiếng. Như vậy, thời gian chăm con, cho trẻ ăn trước khi đến lớp sẽ gấp gáp hơn trước.
“Còn ý kiến đổi múi giờ sẽ tiết kiệm điện hơn tôi cho rằng tiết kiệm hay không là do ý thức, còn về cơ sở khoa học là không thay đổi, tối thì bật đèn, sáng thì tắt đèn.
Tóm lại, tôi thấy ý tưởng này là cực đoan. Còn nếu thích hòa nhập giờ với thế giới thì theo hẳn giờ của Mỹ cho ổn định”, ông Phong nhấn mạnh.
Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?
|
Châu Anh
Bình luận