• Zalo

Doanh nghiệp lớn quyết tâm chống hàng giả

Kinh tếThứ Tư, 16/09/2015 02:21:00 +07:00Google News

Để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm, Masan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn và chống hàng giả.

(VTC News) - Tiếp sau vụ xử lý bột ngọt Ajinomoto bị xâm phạm bản quyền diễn ra trong tháng 6/2015, mới đây, cơ quan chức năng phát hiện và triệt phá ổ làm giả sản phẩm nước mắm Nam Ngư tại Nghệ An.

Giải vấn nạn, doanh nghiệp lớn vào cuộc

Từ nhiều năm qua, vấn nạn hàng giả đã là điều làm nhức nhối cả cả xã hội. Hơn 30 mặt hàng, trong đó có nhiều măt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh (FMCG) như mỹ phẩm, bột ngọt, bột giặt, nước uống cho đến nước mắm vẫn thường gặp phải vấn nạn này.

Quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp,nguồn thu thuế của Nhà nước…do hàng giả, hàng nhái, đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn hiện đã vào cuộc quyết tâm chống hàng giả bằng nhiều giải pháp khác nhau.


Kết hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, triệt phá các “ổ”, các “đường dây” làm hàng giả đến tận gốc, khiến hàng giả không còn cơ hội xuất hiện trên thị trường, là giải pháp mà Masan Consumer lựa chọn. Với dòng sản phẩm nước mắm Nam Ngư được người tiêu dùng vô cùng yêu thích về hương vị, phù hợp với mọi bữa cơm gia đình của người Việt, việc sản phẩm bị nằm trong “tầm ngắm” của những người có ý đồ bất chính, trục lợi đã xảy ra.
 
Không để các sản phẩm này được bán ra, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thương hiệu, uy tín của sản phẩm, Masan đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) trên nhiều địa phương trong cả nước, tăng cường điều tra, theo dõi và phá nhiều tụ điểm làm hàng giả.

Mới đây nhất là vụ phá một điểm làm giả nước mắm ở Nghệ An. “Sau khi bắt tận nơi cơ sở làm hàng giả, cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành kiểm tra trên toàn bộ thị trường, tịch thu hàng giả.  Qua đó người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm của Masan mà không còn phải lo lắng”, đại diện của Masan cho biết.

Vẫn cần sự chung tay của người tiêu dùng

Theo ông Ngô Bách Phong, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của doanh nghiệp và toàn xã hội. Nhưng người tiêu dùng cũng phải có ý thức tự bảo vệ mình. 

Một khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Môi trường cho thấy vẫn có tới 90% người tiêu không biết đến bất kỳ cơ quan, hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nào, trong khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã  có hiệu lực từ gần 4 năm qua.

Sự vào cuộc quyết liệt của những doanh nghiệp lớn, với các vụ triệt phá điểm làm hàng và tịch thu hàng giả trên diện rộng, như trường hợp của Masan, theo đó, phần nào khiến người tiêu dùng cảm thấy họ không đơn độc.


Tuy nhiên, so với số lượng trung bình 100.000 vụ hàng giả, hàng nhái được cơ quan chức năng triệt phá  mỗi năm -số liệu từ ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lí thị trường (Bộ Công thương)- thì vài ngàn vụ khiếu nại về chất lượng hàng hóa của người tiêu dùng /năm có lẽ vẫn còn khiêm tốn.

Vì vậy, doanh nghiệp vẫn khuyến khích người tiêu dùng tăng cường tố giác các hoạt động làm hàng giả hoặc nghi ngờ làm hàng giả thông qua số điện thoại đường dây nóng trên sản phẩm.


Để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm, trong kế hoạch sắp tới Masan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn và chống hàng giả như công an kinh tế (PC 46), Quản lý thị trường, tham gia các hiệp hội chống hàng giả.

“Tại Masan và những công ty lớn, đều có bộ phận chuyên trách chống hàng giả, thường xuyên làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để phá những ổ làm hàng giả, đồng thời hợp tác với các hiệp hội để tuyên truyền, giáo dục trong lĩnh vực chống hàng giả đảm bảo người tiêu dùng  có thể luôn chọn mua sản phẩm thật, chất lượng cao nhất”, đại diện Công ty cam kết.


Mua hàng thật không khó

Để sử dụng sản phẩm thật, người tiêu dùng chỉ nên chọn mua các sản phẩm như nước mắm Nam Ngư ở các nơi bán hàng như siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ uy tín, không nên “ham rẻ” chọn mua những sản phẩm giá rẻ hơn quá nhiều so với giá bình thường vẫn mua.

Người tiêu dùng cũng có thể phân biệt hàng thật, giả bằng cách nhìn lên bao bì. Với những sản phẩm uy tín như Nam Ngư thì thường bao bì sẽ tinh xảo hơn. Trên cổ hoặc vai chai có hạn dùng được khắc chìm, nắp chai có vành đảm bảo (người tiêu dùng phải vặn xoáy vành để mở nắp để tránh tình trạng cho sản phẩm giả vào chai thật đã dùng cạn), trên nắp cũng có chữ “Chin-su foods” sắc nét.

Nhãn chai in cũng sẽ sắc nét hơn. Khi nghi ngờ một số những dấu hiệu trên thì không nên mua. Cuối cùng, tuy có tồn tại một số cơ sở làm hàng giả, người tiêu dùng không nên lo lắng thái quá vì tỷ lệ hàng giả là rất ít và các công ty lớn cũng như cơ quan chức năng sẽ mạnh tay chống hàng giả hơn trong thời gian tới.


Nguồn: Masan
Bình luận
vtcnews.vn