(VTC News) – Lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nói gì khi bị 'tố' dự báo diễn biến bão số 8 sai?
Trước luồng thông tin này, chiều 20/9, tại Hà Nội, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã tổ chức buổi họp “Thông tin về công tác dự báo và phục vụ cơn bão số 8”.
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Văn Tuệ, Phó Tổng giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã bám sát công tác dự báo phục vụ hiệu quả cho việc điều hành ứng phó bão số 8.
Trong khi đó, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương lý giải thêm: “Từ khi áp thấp nhiệt đới hình thành đến khi bão tan, Trung tâm đã phát chính thức 20 bản tin về cơn bão số 8.
Trong các bản tin dự báo, Trung tâm cũng đã liên tục cập nhật các thông tin và dự báo mới nhất cho phù hợp với diễn biến của bão để Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão có sự chỉ đạo kịp thời về công tác phòng, tránh bão. Do đó, mọi công tác chuẩn bị phòng chống phải được hoàn thành trước”.
Bão số 8 đi... như giun bò
Ông Tăng khẳng định, ý kiến nhận định bão số 8 tan trước khi vào đất liền và di chuyển đến bờ sớm hơn dự báo 1 ngày là không đúng.
“Đường đi của cơn bão số 8 như giun bò, chưa kể ranh giới giữa bão và áp thấp nhiệt đới rất mong manh. Hơn nữa, không thể xác định chính xác thời điểm đổ bộ của bão số 8 mà chỉ có thể xác định bão tới sớm nhất và muộn nhất vào giờ nào thôi.
Bão cũng không giống như đoàn tàu, đâu phải cứ theo lịch trình là nó đến bến ga này ga kia. Do vậy, các cấp chính quyền và người dân phải có trách nhiệm theo dõi tin cập nhật về bão”, ông Tăng nhấn mạnh.
Ông Tăng cho biết thêm, bão số 8 khác với những cơn bão khác là khi dự báo ảnh mây nhìn qua vệ tinh của nó cách rất xa về phía Tây cho nên trước khi bão vào bờ đã có mưa. Và khi bão vào chỉ còn cách đất liền từ 100 đến 200 cây số đã có mưa rất to. Cụ thể ngày 18/9, TP. Đà Nẵng cũng đã có lượng mưa gần 300 mm.
“Về cường độ trên biển giật cấp 8, giật cấp 9 là hoàn toàn chính xác. Còn ở trên bờ, bão số 8 không được mạnh như dự báo ban đầu là do vào cách bờ khoảng 40 đến 50km, nó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ có gió giật cấp 6, cấp 7”, ông Tăng nói.
“Đà Nẵng cẩn thận quá!”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thành phố Đà Nẵng cho toàn bộ học sinh nghỉ học sau khi bão tan chỉ vì bản tin của Trung tâm, ông Tăng cho rằng việc Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học chiều 18/9 là hợp lý, bởi lúc này ở đây mưa vẫn còn rất to. Còn sang ngày 19/9 mà vẫn cho học sinh nghỉ học thì "cẩn thận quá".
Ông Tăng giải thích, trung tâm làm dự báo về bão, lũ chỉ cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến của bão, còn việc phòng tránh hay không, phòng tránh như thế nào là do chính quyền địa phương quyết định.
“Lãnh đạo các địa phương sẽ căn cứ một phần vào bản tin của trung tâm, một phần khác phải căn cứ vào bản tin của đài địa phương mình và tình hình thực tế để quyết định xem có sơ tán dân hay không hay cho học sinh nghỉ học hay không. Cái đó là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi địa phương và họ phải tự quyết định. Chúng tôi không can thiệp về việc này”, ông Tăng chia sẻ.
Nói về những khó khăn trong việc dự báo cơn bão số 8, ông Tăng cho biết, khi dự báo trung tâm không có hệ thống trạm phao hoặc là một trạm nổi trên biển để có thể đối chiếu hoặc cập nhật số liệu thực tế xem dự báo của mình có đúng hay không.
“Mặt khác, trong cơn bão này chỉ có Việt Nam phát bão, các nước khác chỉ cảnh báo chứ người ta không phát bão. Ở nước ngoài cũng chỉ cảnh báo trong vòng 24 tiếng chứ không cảnh báo thành 48 tiếng như Việt Nam. Do đó, trung tâm không có thêm nhiều thông tin để tham khảo và phải tự mình đưa ra dự báo.
Chúng tôi làm dự báo, việc phải tham khảo dự báo của các trung tâm quốc tế là việc bắt buộc nhưng về dự báo về tình hình bão ở Việt Nam thì luôn độc lập và tự chủ”, ông Tăng cho hay.
Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 17h ngày 18/9, thiệt hại do bão số 8 gây ra làm 3 người chết (Quảng Trị 1 người chết; Đắc Lắc 2 người chết); 13 người bị mất tích (5 người ở Nghệ An; 2 người ở Quảng Nam; 6 người ở Đắc Lắc); 4 người bị thương. Hàng ngàn ha hoa màu, cầu cống bị hư hại, sụp đổ…
Mấy ngày qua, dư luận cho rằng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã nhận định cơn bão số 8 sai lệch cả cường độ lẫn thời gian đổ bộ.
Trước luồng thông tin này, chiều 20/9, tại Hà Nội, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã tổ chức buổi họp “Thông tin về công tác dự báo và phục vụ cơn bão số 8”.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (Ảnh: Minh Quân) |
Trong khi đó, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương lý giải thêm: “Từ khi áp thấp nhiệt đới hình thành đến khi bão tan, Trung tâm đã phát chính thức 20 bản tin về cơn bão số 8.
Trong các bản tin dự báo, Trung tâm cũng đã liên tục cập nhật các thông tin và dự báo mới nhất cho phù hợp với diễn biến của bão để Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão có sự chỉ đạo kịp thời về công tác phòng, tránh bão. Do đó, mọi công tác chuẩn bị phòng chống phải được hoàn thành trước”.
Bão số 8 đi... như giun bò
Ông Tăng khẳng định, ý kiến nhận định bão số 8 tan trước khi vào đất liền và di chuyển đến bờ sớm hơn dự báo 1 ngày là không đúng.
“Đường đi của cơn bão số 8 như giun bò, chưa kể ranh giới giữa bão và áp thấp nhiệt đới rất mong manh. Hơn nữa, không thể xác định chính xác thời điểm đổ bộ của bão số 8 mà chỉ có thể xác định bão tới sớm nhất và muộn nhất vào giờ nào thôi.
Bão cũng không giống như đoàn tàu, đâu phải cứ theo lịch trình là nó đến bến ga này ga kia. Do vậy, các cấp chính quyền và người dân phải có trách nhiệm theo dõi tin cập nhật về bão”, ông Tăng nhấn mạnh.
|
“Về cường độ trên biển giật cấp 8, giật cấp 9 là hoàn toàn chính xác. Còn ở trên bờ, bão số 8 không được mạnh như dự báo ban đầu là do vào cách bờ khoảng 40 đến 50km, nó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ có gió giật cấp 6, cấp 7”, ông Tăng nói.
“Đà Nẵng cẩn thận quá!”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thành phố Đà Nẵng cho toàn bộ học sinh nghỉ học sau khi bão tan chỉ vì bản tin của Trung tâm, ông Tăng cho rằng việc Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học chiều 18/9 là hợp lý, bởi lúc này ở đây mưa vẫn còn rất to. Còn sang ngày 19/9 mà vẫn cho học sinh nghỉ học thì "cẩn thận quá".
Ông Tăng giải thích, trung tâm làm dự báo về bão, lũ chỉ cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến của bão, còn việc phòng tránh hay không, phòng tránh như thế nào là do chính quyền địa phương quyết định.
Bão số 8 gây mưa lớn ở nhiều nơi |
Nói về những khó khăn trong việc dự báo cơn bão số 8, ông Tăng cho biết, khi dự báo trung tâm không có hệ thống trạm phao hoặc là một trạm nổi trên biển để có thể đối chiếu hoặc cập nhật số liệu thực tế xem dự báo của mình có đúng hay không.
“Mặt khác, trong cơn bão này chỉ có Việt Nam phát bão, các nước khác chỉ cảnh báo chứ người ta không phát bão. Ở nước ngoài cũng chỉ cảnh báo trong vòng 24 tiếng chứ không cảnh báo thành 48 tiếng như Việt Nam. Do đó, trung tâm không có thêm nhiều thông tin để tham khảo và phải tự mình đưa ra dự báo.
Chúng tôi làm dự báo, việc phải tham khảo dự báo của các trung tâm quốc tế là việc bắt buộc nhưng về dự báo về tình hình bão ở Việt Nam thì luôn độc lập và tự chủ”, ông Tăng cho hay.
Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 17h ngày 18/9, thiệt hại do bão số 8 gây ra làm 3 người chết (Quảng Trị 1 người chết; Đắc Lắc 2 người chết); 13 người bị mất tích (5 người ở Nghệ An; 2 người ở Quảng Nam; 6 người ở Đắc Lắc); 4 người bị thương. Hàng ngàn ha hoa màu, cầu cống bị hư hại, sụp đổ…
Minh Quân
Bình luận