(VTC News) - Là loại thiên tai duy nhất con người có khả năng can thiệp và đối phó nhưng không ít lần các thiên thạch khổng lồ vẫn nhằm thẳng Trái đất tấn công.
Nằm ở độ cao khoảng 1.7 km so với mực nước biển, hố Meteor có đường kính khoảng 1.2 km và sâu 170 m. Nó được bao quanh bởi một đường viền cao hơn khu vực đồng bằng xung quanh khoảng 45 m.
Meteor ra đời các đây khoảng 50.000 năm, trong kỉ Pleistocene và theo các nghiên cứu khoa học, khi đó, khu vực này chỉ là những đồng cỏ rộng mênh mông với loài voi ma mút và lười khổng lồ, chưa có sự xuất hiện của con người.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hình thành hố Meteor là vụ va chạm giữa Trái Đất với một khối thiên thạch rộng khoảng 50 m, thành phần chủ yếu là hợp chất sắt-niken. Với tốc độ di chuyển hàng km/s, năng lượng sinh ra của vụ va chạm ước tính tương đương khoảng 10 triệu tấn TNT.
Tính toán của các nhà khoa học gần đây cho biết, thiên thạch này đã lao vào Trái đất với tốc độ khoảng 12.8 km/s và hơn nửa thể tích của nó đã bốc cháy khi ma sát với bầu khí quyển. Hiện nay, rất ít mẫu vật của mảnh thiên thạch khổng lồ này có thể được tìm thấy bên trong hố Meteor.
2. Khách không mời khổng lồ mang tên Hoba
Sỡ dĩ có cái tên này vì khi được phát hiện, thiên thạch này năm trên một trang trại có tên Hoba West, vùng Otjozondjupa, Namibia ở Châu Phi.
Mặc dù đã được phát hiện từ lâu nhưng với trọng lượng vô cùng lớn, đến nay Hoba vẫn nằm im một chỗ. Nặng khoảng 60 tấn, đây là 'mảnh' thiên thạch lẻ lớn nhất từng được phát hiện trên Trái đất.
Ngoài danh hiệu trên, Hoba còn được xem là khối sắt tự nhiên lớn nhất nằm trên bề mặt Trái đất hiện nay.
Giới khoa học cho rằng, Hoba đã ghé thăm Trái đất cách đây khoảng 80.000 năm, khi mà bầu khí quyển của chúng ta còn khá đậm đặc.
Điều đó đã khiến nó va chạm với tốc độ thấp nhất có thể (khoảng 320m/s), dẫn đến tình trang nguyên vẹn tuyệt vời hiện nay của Hoba và không tạo nên một hiện trường khủng khiếp như trường hợp của Meteor.
Điểm đặc biệt của Hoba là 2 bề mặt khá nhẵn nhụi và bằng phẳng của nó. Theo các nhà khoa học, có thể nó đã lao vào bầu khí quyển với góc rất hẹp, tạo ra hiện tượng 'nhảy cóc' và lướt trên các tầng khí quyển và tiếp xúc mặt đất theo phương ngang chứ không đâm chính diện.
3. Hố thiên thạch lớn nhất thế giới Vredefort
Đây là hố thiên thạch được xác nhận lớn nhất trên Trái đất, với đường kính khoảng 300 km. Hiện trường của vụ va chạm khổng lồ này nằm ở tỉnh Free State, Nam Phi. Nó được đặt tên theo trị trấn Vredefort gần đó.
Hiện nay, dấu vết của miệng hố chính đã bị xói mòn từ rất lâu, chỉ còn lại những cấu trúc bị tác động lớn nhất ở trung tâm, thường được gọi là Vredefort Dome. Năm 2005, Vredefort đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới do những đặc biệt trong thành phần địa chất của nó.
Các nghiên cứu cho biết, hố thiên thạch này sinh ra sau vụ va chạm của một tiểu hành tinh khổng lồ, lớn nhất từng lao vào Trái đất kể từ thời kì Hadean cách đây 4 tỉ năm. Đường kính tước tính của tiểu hành tinh tạo ra Vredefort ước tính khoảng từ 3 - 5 km.
Miệng hố ban đầu có đường kính khoảng 300 km nhưng hiện nay đã bị xói mòn và chỉ còn khoảng 70 km. Tuổi của miệng hố được xác định vào khoảng hơn 2 tỉ năm thuộc kỉ Paleoproterozoic. Đây là hố thiên thạch lớn tuổi thứ 2 trên thế giới, so với 2.3 tỉ năm của hố Suavjärvi ở Nga.
1. Hố thiên thạch Meteor
Trông giống một miệng núi lửa, tuy nhiên, đây lại là một hố khổng lồ được tạo ra sau vụ va chạm thiên thạch với Trái đất ở phía Bắc sa mạc Arizona, Mỹ.
Ngoài cái tên Meteor, chiếc hố này còn được đặt tên là Barringer do nó đã thuộc quyền sở hữu tử nhân của gia đình Barringer, những người đang làm chủ Công ty Barringer Crater. Họ đã tuyên bố rằng, Meteor là miệng hố thiên thạch được bảo tồn tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Hố thiên thạch Meteor |
Nằm ở độ cao khoảng 1.7 km so với mực nước biển, hố Meteor có đường kính khoảng 1.2 km và sâu 170 m. Nó được bao quanh bởi một đường viền cao hơn khu vực đồng bằng xung quanh khoảng 45 m.
Meteor ra đời các đây khoảng 50.000 năm, trong kỉ Pleistocene và theo các nghiên cứu khoa học, khi đó, khu vực này chỉ là những đồng cỏ rộng mênh mông với loài voi ma mút và lười khổng lồ, chưa có sự xuất hiện của con người.
Hố thiên thạch Meteor nhìn từ trên cao |
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hình thành hố Meteor là vụ va chạm giữa Trái Đất với một khối thiên thạch rộng khoảng 50 m, thành phần chủ yếu là hợp chất sắt-niken. Với tốc độ di chuyển hàng km/s, năng lượng sinh ra của vụ va chạm ước tính tương đương khoảng 10 triệu tấn TNT.
Tính toán của các nhà khoa học gần đây cho biết, thiên thạch này đã lao vào Trái đất với tốc độ khoảng 12.8 km/s và hơn nửa thể tích của nó đã bốc cháy khi ma sát với bầu khí quyển. Hiện nay, rất ít mẫu vật của mảnh thiên thạch khổng lồ này có thể được tìm thấy bên trong hố Meteor.
2. Khách không mời khổng lồ mang tên Hoba
Sỡ dĩ có cái tên này vì khi được phát hiện, thiên thạch này năm trên một trang trại có tên Hoba West, vùng Otjozondjupa, Namibia ở Châu Phi.
Mặc dù đã được phát hiện từ lâu nhưng với trọng lượng vô cùng lớn, đến nay Hoba vẫn nằm im một chỗ. Nặng khoảng 60 tấn, đây là 'mảnh' thiên thạch lẻ lớn nhất từng được phát hiện trên Trái đất.
Tảng thiên thạch khổng lồ Hoba |
Ngoài danh hiệu trên, Hoba còn được xem là khối sắt tự nhiên lớn nhất nằm trên bề mặt Trái đất hiện nay.
Giới khoa học cho rằng, Hoba đã ghé thăm Trái đất cách đây khoảng 80.000 năm, khi mà bầu khí quyển của chúng ta còn khá đậm đặc.
Tảng sắt tự nhiên lớn nhất trên bề mặt Trái đất năm 1967 |
Điều đó đã khiến nó va chạm với tốc độ thấp nhất có thể (khoảng 320m/s), dẫn đến tình trang nguyên vẹn tuyệt vời hiện nay của Hoba và không tạo nên một hiện trường khủng khiếp như trường hợp của Meteor.
Điểm đặc biệt của Hoba là 2 bề mặt khá nhẵn nhụi và bằng phẳng của nó. Theo các nhà khoa học, có thể nó đã lao vào bầu khí quyển với góc rất hẹp, tạo ra hiện tượng 'nhảy cóc' và lướt trên các tầng khí quyển và tiếp xúc mặt đất theo phương ngang chứ không đâm chính diện.
3. Hố thiên thạch lớn nhất thế giới Vredefort
Đây là hố thiên thạch được xác nhận lớn nhất trên Trái đất, với đường kính khoảng 300 km. Hiện trường của vụ va chạm khổng lồ này nằm ở tỉnh Free State, Nam Phi. Nó được đặt tên theo trị trấn Vredefort gần đó.
Hiện nay, dấu vết của miệng hố chính đã bị xói mòn từ rất lâu, chỉ còn lại những cấu trúc bị tác động lớn nhất ở trung tâm, thường được gọi là Vredefort Dome. Năm 2005, Vredefort đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới do những đặc biệt trong thành phần địa chất của nó.
Hố thiên thạch lớn nhất thế giới Vredefort |
Các nghiên cứu cho biết, hố thiên thạch này sinh ra sau vụ va chạm của một tiểu hành tinh khổng lồ, lớn nhất từng lao vào Trái đất kể từ thời kì Hadean cách đây 4 tỉ năm. Đường kính tước tính của tiểu hành tinh tạo ra Vredefort ước tính khoảng từ 3 - 5 km.
Miệng hố ban đầu có đường kính khoảng 300 km nhưng hiện nay đã bị xói mòn và chỉ còn khoảng 70 km. Tuổi của miệng hố được xác định vào khoảng hơn 2 tỉ năm thuộc kỉ Paleoproterozoic. Đây là hố thiên thạch lớn tuổi thứ 2 trên thế giới, so với 2.3 tỉ năm của hố Suavjärvi ở Nga.
Tùng Đinh
Bình luận