Khoảng 6500 hộ với 26.000 người sẽ phải rời khỏi phố cổ; Thành phố đã phê duyệt giai đoạn 1 di chuyển 1.530 hộ.
Về việc di dân phố cổ, cử tri Nguyễn Đình Chiêu phường Hàng Đào phản ánh: Đề án giãn dân phố cổ được phê duyệt người dân rất mừng, nhất là những nhà quá đông hộ cùng chung sống. Tuy nhiên, tại phố cổ đang còn một bộ phận hộ nghèo và họ đang rất lo lắng vì sẽ lấy tiền đâu ra để mua nhà tại nơi ở mới khi mà hàng ngày phải chạy ăn từng bữa.
Mặc dù thành phố có nhiều ưu đãi nhưng ông Chiêu vẫn đề nghị cần có những căn hộ 30-40m2 để người nghèo có thể mua được. Ngoài ra cần có chính sách hộ trợ linh hoạt cho các hộ được chuyển đổi, sang nhượng, mở rộng diện tích ở nếu có nhu cầu, tránh tình trạng người dân ra đi lại sang nhượng nơi ở cũ cho những hộ dân có số người bằng hoặc đông hơn hộ cũ thì mục đích giãn dân sẽ không đạt được.
Về việc này, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Vũ Văn Viện cho biết: Giãn dân phố cổ phải di chuyển 6500 hộ dân với khoảng 26.000 người. Thành phố đã phê duyệt giai đoạn 1 di chuyển 1530 hộ dân sang dự án rộng hơn 11 ha thuộc khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên).
Bước đầu sẽ di dời các hộ dân đang sống trong các di tích đình, đền, chùa, trường học, nằm trong nhà nguy hiểm, nơi có mật độ dân số cao, các hộ sống trong các số nhà cổ được bảo tồn nguyên trạng và những hộ dân tự nguyện di chuyển.
UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, đầu tư xây dựng khu giãn dân phố cổ tại Việt Hưng có tính chất đặc thù. Ví dụ như 1/3 số căn hộ tại đây có điều kiện kinh doanh, ổn định cuộc sống. Theo quy định diện tích tối thiểu phải 45m2/căn hộ, tuy nhiên UBND quận Hoàn Kiếm cũng sẽ tiếp thu ý kiến phải có căn hộ nhỏ hơn để đáp ứng nguyện vọng người dân.
Theo TPO
Ngày 16/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND TP.
Phố cổ Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn. |
Về việc di dân phố cổ, cử tri Nguyễn Đình Chiêu phường Hàng Đào phản ánh: Đề án giãn dân phố cổ được phê duyệt người dân rất mừng, nhất là những nhà quá đông hộ cùng chung sống. Tuy nhiên, tại phố cổ đang còn một bộ phận hộ nghèo và họ đang rất lo lắng vì sẽ lấy tiền đâu ra để mua nhà tại nơi ở mới khi mà hàng ngày phải chạy ăn từng bữa.
Mặc dù thành phố có nhiều ưu đãi nhưng ông Chiêu vẫn đề nghị cần có những căn hộ 30-40m2 để người nghèo có thể mua được. Ngoài ra cần có chính sách hộ trợ linh hoạt cho các hộ được chuyển đổi, sang nhượng, mở rộng diện tích ở nếu có nhu cầu, tránh tình trạng người dân ra đi lại sang nhượng nơi ở cũ cho những hộ dân có số người bằng hoặc đông hơn hộ cũ thì mục đích giãn dân sẽ không đạt được.
Về việc này, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Vũ Văn Viện cho biết: Giãn dân phố cổ phải di chuyển 6500 hộ dân với khoảng 26.000 người. Thành phố đã phê duyệt giai đoạn 1 di chuyển 1530 hộ dân sang dự án rộng hơn 11 ha thuộc khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên).
Bước đầu sẽ di dời các hộ dân đang sống trong các di tích đình, đền, chùa, trường học, nằm trong nhà nguy hiểm, nơi có mật độ dân số cao, các hộ sống trong các số nhà cổ được bảo tồn nguyên trạng và những hộ dân tự nguyện di chuyển.
UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, đầu tư xây dựng khu giãn dân phố cổ tại Việt Hưng có tính chất đặc thù. Ví dụ như 1/3 số căn hộ tại đây có điều kiện kinh doanh, ổn định cuộc sống. Theo quy định diện tích tối thiểu phải 45m2/căn hộ, tuy nhiên UBND quận Hoàn Kiếm cũng sẽ tiếp thu ý kiến phải có căn hộ nhỏ hơn để đáp ứng nguyện vọng người dân.
Theo TPO
Bình luận