(VTC News) – Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, cần mở rộng ra các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại riêng lẻ có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng, không khống chế về diện tích và giá.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở sáng 18/4, Bộ Xây dựng kiến nghị hàng loạt biện pháp để đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay tính đến hết ngày 15/4, tổng số tiền ngân hàng đã cam kết cho vay gần 3.366 tỷ đồng với tổng dư nợ khoảng 1.700 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân 975,7 tỷ đồng cho gần 4.000 hộ và giải ngân 723,8 tỷ đồng cho cho 17 dự án của các doanh nghiệp. Hà Nôi có 4 dự án được vay với dự nợ là 179,9 tỷ đồng, TP HCM có 2 dự án với dư nợ 226 tỷ đồng.
Hiện Bộ Xây dựng đã thẩm tra sơ bộ và chuyển danh mục gồm 81 dự án sang Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để xem xét, thẩm định cho vay. Tuy nhiên đến nay mới có 21 dự án được ký hợp đồng vay vốn, trong đó có 17 dự án đã được giải ngân.
“Số này còn ít, quy trình thủ tục điều kiện đối với ngân hàng còn rụt rè so nợ xấu ngân hàng vần còn cao”, ông Nam nhận định.
Như vậy, từ tháng 6/2013 đến 15/4, gói 30.000 tỷ đồng đã tiêu được 5,6%, tăng gấp 3 lần thời điểm cuối năm 2013. Tốc độ giải ngân tính tới giữa tháng 4 tăng khoảng 500 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 2.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, cần mở rộng ra các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại riêng lẻ có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng, không khống chế về diện tích và giá.
Theo quy định hiện hành, những nhà thương mại có diện tích dưới 70 m2 và có giá dưới 15 triệu đồng mỗi m2 mới được vay gói 30.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng cũng kiến nghị Chính phủ cho phép mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Tuy nhiên, tổng số vốn vay không vượt quá 80% của 1,05 tỷ đồng, tương đương là 840 triệu đồng.
Cũng theo ông Dũng, đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7/1/2013 (ngày ban hành Nghị quyết 02 của Chính phủ về hỗ trợ thị trường bất động sản) nhưng chưa trả hết tiền mua nhà, cũng cần được vay để đóng nốt.
Ngoài ra, cần sớm xem xét cho mở rộng đối tượng vay vốn là các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỷnh duyên hải, miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng chưa đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lũ được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Mức lãi suất có thể hạ xuống còn 4%/năm.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân từ 10 năm lên 15 năm khi vay trong gói 30.000 tỷ đồng. Không giới hạn về quy mô và thời gian triển khai thực hiện của gói tín dụng ưu đãi cho vay hỗ trợ nhà ở. Bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước được phép tham gia cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng…
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Xây dựng gửi tờ trình lên Chính phủ tại phiên họp vào ngày 28/4 sắp tới. Về các kiến nghị mở rộng đối tượng vay gói 30.000 tỷ đồng, Phó thủ tướng cho rằng, sẽ cân nhắc thật kỹ vì nếu mở rộng quá là không phù hợp trong khi nguồn lực có hạn.
Cũng theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải pháp cấp bách trước mắt. Còn về lâu dài phải xây dựng cơ chế chính sách tài chính cho nhà ở xã hội.
“Các Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm bắt tay làm đề án xây dựng cơ chế chính sách tài chính cho nhà ở xã hội để sau này sẽ xóa bỏ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Thay vào đó là có chính sách, nguồn tài chính dài hạn hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp”, ông Hải nói.
Gói cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013. Gói hỗ trợ này dành cho người mua nhà có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng là nhà ở xã hội. Trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với doanh nghiệp, 70% cho người mua nhà vay.
Đầu năm nay, lãi suất trong gói 30.000 tỷ đồng giảm xuống 5% năm nhưng mức này vẫn còn cao so với thu nhập của người dân. Do đó, chỉ những người có thu nhập trung bình và ổn định mới có khả năng tiếp cận gói tín dụng này.
Châu Anh
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở sáng 18/4, Bộ Xây dựng kiến nghị hàng loạt biện pháp để đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ đồng. Ảnh: Châu Anh |
Hiện Bộ Xây dựng đã thẩm tra sơ bộ và chuyển danh mục gồm 81 dự án sang Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để xem xét, thẩm định cho vay. Tuy nhiên đến nay mới có 21 dự án được ký hợp đồng vay vốn, trong đó có 17 dự án đã được giải ngân.
“Số này còn ít, quy trình thủ tục điều kiện đối với ngân hàng còn rụt rè so nợ xấu ngân hàng vần còn cao”, ông Nam nhận định.
Như vậy, từ tháng 6/2013 đến 15/4, gói 30.000 tỷ đồng đã tiêu được 5,6%, tăng gấp 3 lần thời điểm cuối năm 2013. Tốc độ giải ngân tính tới giữa tháng 4 tăng khoảng 500 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 2.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, cần mở rộng ra các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại riêng lẻ có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng, không khống chế về diện tích và giá.
Theo quy định hiện hành, những nhà thương mại có diện tích dưới 70 m2 và có giá dưới 15 triệu đồng mỗi m2 mới được vay gói 30.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng cũng kiến nghị Chính phủ cho phép mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Tuy nhiên, tổng số vốn vay không vượt quá 80% của 1,05 tỷ đồng, tương đương là 840 triệu đồng.
Cũng theo ông Dũng, đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7/1/2013 (ngày ban hành Nghị quyết 02 của Chính phủ về hỗ trợ thị trường bất động sản) nhưng chưa trả hết tiền mua nhà, cũng cần được vay để đóng nốt.
Ngoài ra, cần sớm xem xét cho mở rộng đối tượng vay vốn là các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỷnh duyên hải, miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng chưa đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lũ được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Mức lãi suất có thể hạ xuống còn 4%/năm.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân từ 10 năm lên 15 năm khi vay trong gói 30.000 tỷ đồng. Không giới hạn về quy mô và thời gian triển khai thực hiện của gói tín dụng ưu đãi cho vay hỗ trợ nhà ở. Bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước được phép tham gia cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng…
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Xây dựng gửi tờ trình lên Chính phủ tại phiên họp vào ngày 28/4 sắp tới. Về các kiến nghị mở rộng đối tượng vay gói 30.000 tỷ đồng, Phó thủ tướng cho rằng, sẽ cân nhắc thật kỹ vì nếu mở rộng quá là không phù hợp trong khi nguồn lực có hạn.
Cũng theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải pháp cấp bách trước mắt. Còn về lâu dài phải xây dựng cơ chế chính sách tài chính cho nhà ở xã hội.
“Các Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm bắt tay làm đề án xây dựng cơ chế chính sách tài chính cho nhà ở xã hội để sau này sẽ xóa bỏ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Thay vào đó là có chính sách, nguồn tài chính dài hạn hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp”, ông Hải nói.
Gói cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013. Gói hỗ trợ này dành cho người mua nhà có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng là nhà ở xã hội. Trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với doanh nghiệp, 70% cho người mua nhà vay.
Đầu năm nay, lãi suất trong gói 30.000 tỷ đồng giảm xuống 5% năm nhưng mức này vẫn còn cao so với thu nhập của người dân. Do đó, chỉ những người có thu nhập trung bình và ổn định mới có khả năng tiếp cận gói tín dụng này.
Châu Anh
Bình luận