(VTC News) - Trong quá trình thực hiện Nghị định 49, nhiều bất cập nảy sinh đòi hỏi các địa phương phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách.
Trong khuôn khổ dự án “Tạo dựng kết nối để cải thiện chi tiêu công tại Đông Nam Á”, tổ chức Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) Việt Nam đã phối hợp với đối tác tác địa phương thực hiện khảo sát chi tiêu công về việc thực hiên Nghị đinh 49/2010/NĐ-CP với cấp học Trung học cơ sở tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu của khảo sát là nhằm đánh giá tính hiệu quả, kịp thời và phù hợp trong cách thức thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP, giúp đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh tới các ban ngành liên quan.
Các phát hiện của khảo sát đã được chia sẻ tại hai hội thảo tổ chức vào ngày 30/5 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và ngày 11/6 tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Nghị định 49 ra đời nhằm tập hợp, thay thế nhiều chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều nhóm đối tượng đang được triển khai như vay vốn sinh viên, hỗ trợ con em các đối tượng chính sách xã hội và một phần nhằm nối tiếp hỗ trợ theo QĐ112 cho học sinh vùng các xã, thôn bản nghèo 135 đã hết hiệu lực vào tháng 5/2011.
Đây là một chính sách tốt nhằm giảm khó khăn về tài chính cho các gia đình và các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, việc triển khai đã cho thấy nhiều bất cập, phần nào đó hạn chế tính hiệu quả của Nghị định.
Tại cả hai địa phương khảo sát, nhóm nghiên cứu đều nhận thấy quá trình triển khai chậm hơn so với quy định.
Theo quy định, Nghị định 49 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 nhưng trên thực tế cả hai địa phương đều triển khai chậm. Việc cấp hỗ trợ chi phí học tập (70.000đ/tháng x 9 tháng của năm học) và cấp bù học phí cho năm học 2010-2011 chỉ bắt đầu được thực hiện vào tháng 3/2012 tại huyện Vũ Quang và tháng 6/2012 tại huyện Đà Bắc.
Cho đến nay, mặc dù đã kết thúc năm học 2012-2013 nhưng học sinh thuộc đối tượng hưởng lợi mới nhận được chi phí hỗ trợ cho hết năm học 2011-2012.
Dù vậy, tại huyện Vũ Quang vẫn còn tồn đọng một lượng hồ sơ chưa được giải quyết từ năm học 2010-2011.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này được cán bộ phòng Lao động, thương binh và xã hội của hai địa phương cho biết do cán bộ triển khai trực tiếp không được hướng dẫn cụ thể, hoặc được tập huấn hướng dẫn nhưng lại thuyên chuyển công tác mà không bàn giao đầy đủ cho cán bộ thay thế dẫn đến việc hướng dẫn người dân không chính xác, hồ sơ bị trả về nhiều lần.
Ngoài ra, một lý giải khác cũng được nhắc tới: năm 2010-2011 là năm học đầu tiên triển khai chương trình, vì chưa có văn bản hướng dẫn nên cán bộ khi thực hiện còn lúng túng, dẫn tới chậm trễ và sai sót trong quá trình xử lý hồ sơ.
Ngoài ra, đa số gia đình đều cho rằng hồ sơ nhận hỗ trợ còn rắc rối, yêu cầu nhiều giấy tờ không cần thiết, gây tốn kém cho người dân.
Theo quy định, đối với một bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho một học sinh, gồm: một bản sao công chứng hộ khẩu, một đơn xin hỗ trợ có xác nhận của nhà trường và các giấy tờ chứng minh thuộc diện gia đình chính sách.
Như vậy, nếu gia đình có nhiều hơn một học sinh trong diện nhận hỗ trợ, phụ huynh sẽ phải chuẩn bị số bộ hồ sơ tương ứng.
Trung bình, mỗi hộ gia đình cần chi trả 14-20 nghìn đồng cho việc làm hồ sơ, cá biệt, chi phí này có thể lên đến 100 nghìn đồng đối với những gia đình ở xa trung tâm, đi lại khó khăn hoặc phải làm lại hồ sơ nhiều lần.
Cải cách như thế nào?
Nhiều ý kiến đề xuất đơn giản hóa thủ tục hồ sơ trên cơ sở: danh sách được lập và xác nhận giữa UBND xã và nhà trường, là hai cơ quan nắm rõ hồ sơ học sinh, không cần yêu cầu các hộ dân làm hồ sơ riêng, gây tốn kém.
Đây có thể là một sáng kiến hay giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện Nghị định 49 và không gây rắc rối cho người thụ hưởng cũng như đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ ở địa phương.
Những rắc rối trong việc xác nhận và xét duyệt hồ sơ lại làm rấy lên câu hỏi về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như phòng LĐTBXH, phòng Giáo dục, UBND xã, các trường học.
Thực tế triển khai hỗ trợ chi phí học tập đã cho thấy, phòng LĐTBXH không nên là cơ quan phụ trách cấp phát tiền trực tiếp cho phụ huynh học sinh vì số lượng cán bộ tại phòng không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và khối lượng công việc hàng ngày tại phòng LĐTBXH cũng rất lớn.
Một mô hình triển khai đã cho thấy hiệu quả và đẩy nhanh quá trình xác nhận hồ sơ là nhà trường lên danh sách học sinh nhận hỗ trợ, ủy ban nhân dân xã xác nhận và đưa lên phòng LĐTBXH tổng hợp.
Để sự kết hợp giữa các phòng ban được hiệu quả, sự thống nhất trong thông tin và việc nắm rõ về quy trình thực hiện Nghị định 49 là hết sức cần thiết, nhằm tránh trường hợp đã xảy ra trong thực tế: nhà trường hướng dẫn học sinh viêt hồ sơ nhưng lại bị trả lại vì cán bộ phòng LĐTBXH cho rằng các em còn nhỏ tuổi không viết được đơn.
Phát biểu tại Hội thảo chia sẻ ý kiến, đồng chí Nguyễn Quốc Đạt, thường vụ huyện ủy, trưởng ban dân vận, trưởng ban pháp chế HĐND huyện Vũ Quang kiến nghị cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm từng phòng ban trong quá trình thực hiện Nghị định.
Vì Nghị định 49 là một chính sách xã hội nên phòng LĐTBXH vẫn cần nắm vai trò chủ đạo, chủ động điều phối với các phòng ban, đơn vị liên quan để thực hiện tốt việc triển khai Nghị định.
Ngoài ra, cần quy định rõ thời gian thực hiện cho từng đơn vị, chế tài xử lý rõ ràng để công tác giám sát, tham mưu được hiệu quả.
Cùng quan điểm này, đồng chí Phạm Đức Vinh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đà Bắc, Hòa Bình, cũng nhấn mạnh công tác thông tin giữa các phòng ban và công tác tuyên truyền tới từng thôn, từng người dân để giúp nâng cao hiểu biết về Nghị định cũng như đẩy mạnh công tác giám sát của người dân.
Qua khảo sát này, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị các cơ quan chức năng khi triển khai các chương trình, nghị định mới cần chú trọng hơn trong việc công bố các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và sớm tổ chức các lớp tập huấn để giúp cán bộ triển khai tại cấp cơ sở dễ tiếp cận và thực hành.
Các ý kiến đưa ra tại hai hội thảo tổ chức ở huyện Đà Bắc, Hòa Bình và huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đều đóng góp những kiến nghị tích cực cho quá trình thực hiện Nghị định 49.
Trong bối cảnh Nghị định chỉ còn hiệu lực trong 2 năm học tới, hy vọng những kiến nghị này sẽ được các phòng ban liên quan và các đơn vị tổ chức tiếp thu và đưa vào thực hiện, nhằm tăng tính hiệu quả và thiết thực cho một chính sách tốt của Đảng và Nhà nước.
Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 được Thủ tướng chính phủ ký ngày 14/5/ 2010.
Nghị định có hiệu lực từ 01/07/2010 và được áp dụng từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2014-2015. Hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Nghị định được làm rõ trong Thông tư liên tịch số 29 ngày 15/11/2010.
Học sinh miền núi |
Trong khuôn khổ dự án “Tạo dựng kết nối để cải thiện chi tiêu công tại Đông Nam Á”, tổ chức Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) Việt Nam đã phối hợp với đối tác tác địa phương thực hiện khảo sát chi tiêu công về việc thực hiên Nghị đinh 49/2010/NĐ-CP với cấp học Trung học cơ sở tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu của khảo sát là nhằm đánh giá tính hiệu quả, kịp thời và phù hợp trong cách thức thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP, giúp đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh tới các ban ngành liên quan.
Các đại biểu tham dự hội nghị PETS tại Hà Tĩnh ngày 11/6 |
Các phát hiện của khảo sát đã được chia sẻ tại hai hội thảo tổ chức vào ngày 30/5 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và ngày 11/6 tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Nghị định 49 ra đời nhằm tập hợp, thay thế nhiều chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều nhóm đối tượng đang được triển khai như vay vốn sinh viên, hỗ trợ con em các đối tượng chính sách xã hội và một phần nhằm nối tiếp hỗ trợ theo QĐ112 cho học sinh vùng các xã, thôn bản nghèo 135 đã hết hiệu lực vào tháng 5/2011.
Đây là một chính sách tốt nhằm giảm khó khăn về tài chính cho các gia đình và các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, việc triển khai đã cho thấy nhiều bất cập, phần nào đó hạn chế tính hiệu quả của Nghị định.
Tại cả hai địa phương khảo sát, nhóm nghiên cứu đều nhận thấy quá trình triển khai chậm hơn so với quy định.
Theo quy định, Nghị định 49 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 nhưng trên thực tế cả hai địa phương đều triển khai chậm. Việc cấp hỗ trợ chi phí học tập (70.000đ/tháng x 9 tháng của năm học) và cấp bù học phí cho năm học 2010-2011 chỉ bắt đầu được thực hiện vào tháng 3/2012 tại huyện Vũ Quang và tháng 6/2012 tại huyện Đà Bắc.
Cho đến nay, mặc dù đã kết thúc năm học 2012-2013 nhưng học sinh thuộc đối tượng hưởng lợi mới nhận được chi phí hỗ trợ cho hết năm học 2011-2012.
Dù vậy, tại huyện Vũ Quang vẫn còn tồn đọng một lượng hồ sơ chưa được giải quyết từ năm học 2010-2011.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này được cán bộ phòng Lao động, thương binh và xã hội của hai địa phương cho biết do cán bộ triển khai trực tiếp không được hướng dẫn cụ thể, hoặc được tập huấn hướng dẫn nhưng lại thuyên chuyển công tác mà không bàn giao đầy đủ cho cán bộ thay thế dẫn đến việc hướng dẫn người dân không chính xác, hồ sơ bị trả về nhiều lần.
Ngoài ra, một lý giải khác cũng được nhắc tới: năm 2010-2011 là năm học đầu tiên triển khai chương trình, vì chưa có văn bản hướng dẫn nên cán bộ khi thực hiện còn lúng túng, dẫn tới chậm trễ và sai sót trong quá trình xử lý hồ sơ.
Ngoài ra, đa số gia đình đều cho rằng hồ sơ nhận hỗ trợ còn rắc rối, yêu cầu nhiều giấy tờ không cần thiết, gây tốn kém cho người dân.
Theo quy định, đối với một bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho một học sinh, gồm: một bản sao công chứng hộ khẩu, một đơn xin hỗ trợ có xác nhận của nhà trường và các giấy tờ chứng minh thuộc diện gia đình chính sách.
Như vậy, nếu gia đình có nhiều hơn một học sinh trong diện nhận hỗ trợ, phụ huynh sẽ phải chuẩn bị số bộ hồ sơ tương ứng.
Trung bình, mỗi hộ gia đình cần chi trả 14-20 nghìn đồng cho việc làm hồ sơ, cá biệt, chi phí này có thể lên đến 100 nghìn đồng đối với những gia đình ở xa trung tâm, đi lại khó khăn hoặc phải làm lại hồ sơ nhiều lần.
Cải cách như thế nào?
Nhiều ý kiến đề xuất đơn giản hóa thủ tục hồ sơ trên cơ sở: danh sách được lập và xác nhận giữa UBND xã và nhà trường, là hai cơ quan nắm rõ hồ sơ học sinh, không cần yêu cầu các hộ dân làm hồ sơ riêng, gây tốn kém.
Nhiều đại biểu đưa ra những ý kiến xác đáng |
Đây có thể là một sáng kiến hay giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện Nghị định 49 và không gây rắc rối cho người thụ hưởng cũng như đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ ở địa phương.
Những rắc rối trong việc xác nhận và xét duyệt hồ sơ lại làm rấy lên câu hỏi về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như phòng LĐTBXH, phòng Giáo dục, UBND xã, các trường học.
Thực tế triển khai hỗ trợ chi phí học tập đã cho thấy, phòng LĐTBXH không nên là cơ quan phụ trách cấp phát tiền trực tiếp cho phụ huynh học sinh vì số lượng cán bộ tại phòng không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và khối lượng công việc hàng ngày tại phòng LĐTBXH cũng rất lớn.
Một mô hình triển khai đã cho thấy hiệu quả và đẩy nhanh quá trình xác nhận hồ sơ là nhà trường lên danh sách học sinh nhận hỗ trợ, ủy ban nhân dân xã xác nhận và đưa lên phòng LĐTBXH tổng hợp.
Để sự kết hợp giữa các phòng ban được hiệu quả, sự thống nhất trong thông tin và việc nắm rõ về quy trình thực hiện Nghị định 49 là hết sức cần thiết, nhằm tránh trường hợp đã xảy ra trong thực tế: nhà trường hướng dẫn học sinh viêt hồ sơ nhưng lại bị trả lại vì cán bộ phòng LĐTBXH cho rằng các em còn nhỏ tuổi không viết được đơn.
Phát biểu tại Hội thảo chia sẻ ý kiến, đồng chí Nguyễn Quốc Đạt, thường vụ huyện ủy, trưởng ban dân vận, trưởng ban pháp chế HĐND huyện Vũ Quang kiến nghị cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm từng phòng ban trong quá trình thực hiện Nghị định.
Vì Nghị định 49 là một chính sách xã hội nên phòng LĐTBXH vẫn cần nắm vai trò chủ đạo, chủ động điều phối với các phòng ban, đơn vị liên quan để thực hiện tốt việc triển khai Nghị định.
Ngoài ra, cần quy định rõ thời gian thực hiện cho từng đơn vị, chế tài xử lý rõ ràng để công tác giám sát, tham mưu được hiệu quả.
Cùng quan điểm này, đồng chí Phạm Đức Vinh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đà Bắc, Hòa Bình, cũng nhấn mạnh công tác thông tin giữa các phòng ban và công tác tuyên truyền tới từng thôn, từng người dân để giúp nâng cao hiểu biết về Nghị định cũng như đẩy mạnh công tác giám sát của người dân.
Qua khảo sát này, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị các cơ quan chức năng khi triển khai các chương trình, nghị định mới cần chú trọng hơn trong việc công bố các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và sớm tổ chức các lớp tập huấn để giúp cán bộ triển khai tại cấp cơ sở dễ tiếp cận và thực hành.
Các ý kiến đưa ra tại hai hội thảo tổ chức ở huyện Đà Bắc, Hòa Bình và huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đều đóng góp những kiến nghị tích cực cho quá trình thực hiện Nghị định 49.
Trong bối cảnh Nghị định chỉ còn hiệu lực trong 2 năm học tới, hy vọng những kiến nghị này sẽ được các phòng ban liên quan và các đơn vị tổ chức tiếp thu và đưa vào thực hiện, nhằm tăng tính hiệu quả và thiết thực cho một chính sách tốt của Đảng và Nhà nước.
Thái Hà - Việt Anh
Bình luận