• Zalo

Đầu tư hơn 100 tỷ, chỉ dạy 60 học viên

Giáo dụcThứ Tư, 12/06/2013 01:28:00 +07:00Google News

Trường Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 100 tỷ đồng, nhưng hiện nay mới có khoảng 60 học viên đăng ký học.

Trường Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 100 tỷ đồng, nhưng hiện nay mới có khoảng 60 học viên đăng ký học.

Theo ghi nhận của phóng viên, đầu năm 2013 trong khi trang thiết bị của lớp quá nhiều, học viên tại lớp thực hành vi tính thuộc Trường Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sau hơn 6 tháng nhóm phóng viên quay trở lại, mọi thứ càng vắng lặng hơn. Đặc biệt, qua 3 năm đầu tư xây dựng, rất khó khăn cơ sở đào tạo này mới có khoảng 60 học viên đăng ký học. Con số này còn quá ít so với nhu cầu học nghề của lao động ở Bạc Liêu, hiện chiếm một tỷ lệ khá lớn lên gần 70%.

Trường Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu
Trường Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 100 tỷ đồng, nhưng hiện nay mới có khoảng 60 học viên đăng ký học. 
Do trường nằm cách xa trung tâm thành phố gần 10km, chưa có hệ thống ký túc xá nên gây bất tiện cho việc ăn, ở, đi lại của học viên, nhất là học viên ở xa. Đây chính là một trong những nguyên nhân không thu hút được người học đến với cơ sở dạy nghề này.

Làm việc với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu chúng tôi được biết, đến nay dự án xây dựng trường đã hoàn thành được hơn 10/28 hạng mục, với tổng số vốn thực hiện trên 35 tỉ đồng.

Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%, phần còn lại do địa phương chi. Điều này đồng nghĩa với việc dự án cần tiếp tục chi thêm hàng chục tỷ đồng, trong khi hiệu quả hoạt động của nó vẫn còn là ẩn số.    


Ông Dương Văn Thới, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Riêng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho Trung cấp nghề tỉnh Bạc Liêu lên trên 100 tỷ, ngoài ra còn dự án đầu tư mua trang thiết bị trên 62 tỷ. Như vậy, để hoàn thiện mọi thứ cho trường phải đầu tư trên 162 tỷ”.

Liệu tiếp tục đầu tư thêm hàng chục hoặc hàng trăm tỷ đồng có chắc chắn mang đến hiệu quả đào tạo cho cơ sở dạy nghề này không? Nhưng trước mắt việc này sẽ là gánh nặng cho ngân sách của Nhà nước và địa phương.

Điều này, cũng đã dẫn đến một nghịch lý nơi cần đầu tư thì thiếu, chỗ không cần lại thừa, làm cho công tác đào tạo nghề ở các địa phương trở nên khó khăn hơn.            


Theo VTV News

Bình luận
vtcnews.vn