Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương đưa ra quan điểm riêng về hiện tượng thí sinh tự ý bỏ ngang các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình.
Cùng với sự nở rộ của các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình gần đây, chúng ta đã có thêm những cái tên mới cho thị trường nhạc Việt. Không ít người trong số họ đã định vị được chỗ đứng nhờ niềm đam mê, nỗ lực không mệt mỏi với nghệ thuật.
Tuy nhiên, với tư cách một người làm nghề, tôi khá bức xúc về hiện tượng các bạn thí sinh bỏ cuộc giữa đường, thể hiện sự trẻ con hết sức.
Đa số các bạn đưa ra lý do của sự bỏ ngang là vì sức khoẻ. Nhưng cá nhân tôi không chấp nhận lý do đó. Trừ khi cổ họng bạn khàn đặc không thể cất lên nổi, hoặc có vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng đến mức không thể đứng trên sân khấu hay vì một lý do đặc biệt từ phía gia đình. Còn lại, nếu đã bước vào cuộc chơi thì phải chơi đến cùng dù kết quả có đến đâu.
Trong một cuộc thi, càng về sau các bạn càng hiểu thực lực đối thủ nên có những bạn biết mình không thể đi xa đã chọn phương án tự ngừng cuộc chơi. Nhưng điều này không giúp các bạn trở thành người fairplay hay cao thượng trong mắt nhà tổ chức. Với những khán giả tinh ý, bạn sẽ tạo ra tác dụng ngược.
Thà rằng bạn cứ đi tiếp mà chấp nhận kết quả. Nếu bạn hát hay, khán giả sẽ vô cùng tiếc nuối hoặc ít ra ban tổ chức, bạn bè cùng cuộc thi vẫn luôn yêu quý và thương bạn vì sự nỗ lực không ngừng.
Cuộc thi hãy cứ coi nó như cuộc chơi, chơi với âm nhạc. Nhưng đã là thi thố thì không tránh được sức ép. Nếu các bạn không đủ bản lĩnh để đi tới cùng thì tôi tin các bạn chẳng thể đi tiếp trong cuộc thi nào khác.
Và xa hơn nữa là trong sự khắc nghiệt của đời sống âm nhạc, giải trí, bạn khó mà đủ bản lĩnh để khẳng định mình một cách vững chắc.
Nhà tổ chức không có quyền cấm thí sinh rời cuộc thi
Mỗi khi có một thí sinh bỏ ngang một cuộc thi trên truyền hình, dư luận lại nghi vấn liệu đây có phải một "chiêu trò" của nhà tổ chức?
Trước hết, hãy đặt ngược lại vấn đề, thực sự thì việc một thí sinh bỏ ngang cuộc thi có gây ảnh hưởng quá lớn tới cả chương trình? Tôi cho rằng không đâu. Tuỳ vào mức độ của sự việc, dư luận cũng chỉ bàn luận vài ngày thậm chí một tuần là cùng. Hiệu ứng như vậy, theo tôi chẳng đáng gì.
Mặt khác, về nguyên tắc, các nhà tổ chức phải có hợp đồng ràng buộc với thí sinh. Sự ràng buộc ở đây chủ yếu là hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thí sinh với hình ảnh chương trình. Thường thì thí sinh sẽ bị buộc ngừng đi tiếp nếu vướng scandal gây ảnh hưởng tới cuộc thi.
Còn việc thí sinh viện những lý do như sức khoẻ, gia đình... để tự ý xin rút khỏi cuộc thi đặc biệt là trong tình huống bất ngờ trên sóng truyền hình trực tiếp thì chẳng có nhà tổ chức nào có quyền can thiệp và cấm họ làm điều đó.
Nhà tổ chức là những người không mong muốn scandal hay những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chương trình. Chính vì thế, họ không bao giơ là những người tạo ra các chiêu trò để tạo sức hút vì phản ứng từ các sự việc như vậy thường là bất lợi cho chương trình. Chính các nhà tổ chức mới là những người lo lắng nhất chuyện thí sinh cố ý tạo chiêu trò.
Một đối tượng khác cũng liên đới trực tiếp tới chuyện thí sinh bỏ cuộc, đó là các giám khảo hoặc huấn luyện viên ngồi ghế nóng. Tôi từng ở vị trí đó và tôi hiểu cảm giác của những người phải cân nhắc từng quyết định của mình.
Ở tư cách những người đàn anh, đàn chị trong nghề, khi nhận được quyết định bỏ cuộc của các thí sinh, chúng tôi không vui vẻ gì. Nếu các bạn thực sự có lý do xứng đáng, chúng tôi buồn vì tiếc cho các bạn. Nhưng nếu lý do không thuyết phục được các vị giám khảo, các bạn khiến chúng tôi thất vọng.
Và khi thất vọng, mỗi người sẽ có mức độ phản ứng khác nhau. Những bạn trẻ thử sức ở cuộc thi ca hát cần hiểu rằng những người đang ngồi ghế nóng kia, họ không hề muốn nhìn thấy những sự bỏ cuộc dễ dàng.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng giải trí cũng có luật chơi riêng của nó. Hãy tôn trọng luật chơi vì đó là cách các bạn tôn trọng những người làm nghề, tôn trọng khán giả và chính bản thân mình.
Nguồn: Lưu Thiên Hương/Zing
Cùng với sự nở rộ của các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình gần đây, chúng ta đã có thêm những cái tên mới cho thị trường nhạc Việt. Không ít người trong số họ đã định vị được chỗ đứng nhờ niềm đam mê, nỗ lực không mệt mỏi với nghệ thuật.
Tuy nhiên, với tư cách một người làm nghề, tôi khá bức xúc về hiện tượng các bạn thí sinh bỏ cuộc giữa đường, thể hiện sự trẻ con hết sức.
Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương bức xúc với những thí sinh bỏ ngang các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình. |
Trong một cuộc thi, càng về sau các bạn càng hiểu thực lực đối thủ nên có những bạn biết mình không thể đi xa đã chọn phương án tự ngừng cuộc chơi. Nhưng điều này không giúp các bạn trở thành người fairplay hay cao thượng trong mắt nhà tổ chức. Với những khán giả tinh ý, bạn sẽ tạo ra tác dụng ngược.
Thà rằng bạn cứ đi tiếp mà chấp nhận kết quả. Nếu bạn hát hay, khán giả sẽ vô cùng tiếc nuối hoặc ít ra ban tổ chức, bạn bè cùng cuộc thi vẫn luôn yêu quý và thương bạn vì sự nỗ lực không ngừng.
Cuộc thi hãy cứ coi nó như cuộc chơi, chơi với âm nhạc. Nhưng đã là thi thố thì không tránh được sức ép. Nếu các bạn không đủ bản lĩnh để đi tới cùng thì tôi tin các bạn chẳng thể đi tiếp trong cuộc thi nào khác.
Và xa hơn nữa là trong sự khắc nghiệt của đời sống âm nhạc, giải trí, bạn khó mà đủ bản lĩnh để khẳng định mình một cách vững chắc.
Bất ngờ tuyên bố ngừng tham gia Giọng hát Việt 2015 của Đăng Quang khiến HLV Tuấn Hưng nổi cáu. |
Nhà tổ chức không có quyền cấm thí sinh rời cuộc thi
Mỗi khi có một thí sinh bỏ ngang một cuộc thi trên truyền hình, dư luận lại nghi vấn liệu đây có phải một "chiêu trò" của nhà tổ chức?
Trước hết, hãy đặt ngược lại vấn đề, thực sự thì việc một thí sinh bỏ ngang cuộc thi có gây ảnh hưởng quá lớn tới cả chương trình? Tôi cho rằng không đâu. Tuỳ vào mức độ của sự việc, dư luận cũng chỉ bàn luận vài ngày thậm chí một tuần là cùng. Hiệu ứng như vậy, theo tôi chẳng đáng gì.
Mặt khác, về nguyên tắc, các nhà tổ chức phải có hợp đồng ràng buộc với thí sinh. Sự ràng buộc ở đây chủ yếu là hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thí sinh với hình ảnh chương trình. Thường thì thí sinh sẽ bị buộc ngừng đi tiếp nếu vướng scandal gây ảnh hưởng tới cuộc thi.
Còn việc thí sinh viện những lý do như sức khoẻ, gia đình... để tự ý xin rút khỏi cuộc thi đặc biệt là trong tình huống bất ngờ trên sóng truyền hình trực tiếp thì chẳng có nhà tổ chức nào có quyền can thiệp và cấm họ làm điều đó.
Nhà tổ chức là những người không mong muốn scandal hay những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chương trình. Chính vì thế, họ không bao giơ là những người tạo ra các chiêu trò để tạo sức hút vì phản ứng từ các sự việc như vậy thường là bất lợi cho chương trình. Chính các nhà tổ chức mới là những người lo lắng nhất chuyện thí sinh cố ý tạo chiêu trò.
Một đối tượng khác cũng liên đới trực tiếp tới chuyện thí sinh bỏ cuộc, đó là các giám khảo hoặc huấn luyện viên ngồi ghế nóng. Tôi từng ở vị trí đó và tôi hiểu cảm giác của những người phải cân nhắc từng quyết định của mình.
Ở tư cách những người đàn anh, đàn chị trong nghề, khi nhận được quyết định bỏ cuộc của các thí sinh, chúng tôi không vui vẻ gì. Nếu các bạn thực sự có lý do xứng đáng, chúng tôi buồn vì tiếc cho các bạn. Nhưng nếu lý do không thuyết phục được các vị giám khảo, các bạn khiến chúng tôi thất vọng.
Và khi thất vọng, mỗi người sẽ có mức độ phản ứng khác nhau. Những bạn trẻ thử sức ở cuộc thi ca hát cần hiểu rằng những người đang ngồi ghế nóng kia, họ không hề muốn nhìn thấy những sự bỏ cuộc dễ dàng.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng giải trí cũng có luật chơi riêng của nó. Hãy tôn trọng luật chơi vì đó là cách các bạn tôn trọng những người làm nghề, tôn trọng khán giả và chính bản thân mình.
Nguồn: Lưu Thiên Hương/Zing
Bình luận