(VTC News) – Mặc dù được rao bán với mức giá thấp hơn mệnh giá, nhiều cổ phiếu ngân hàng như SeBank, OCB, SCB vẫn ế ẩm.
“Đại hạ giá” ngân hàng
Cuối tháng 3/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc đấu giá bán cổ phần tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) do Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) sở hữu.
Cụ thể, ngày 25/4, MobiFone sẽ bán đấu giá 33,4 triệu cổ phần tại SeABank với giá khởi điểm là 9.600 đồng/CP. Cùng ngày, MobiFone đấu giá 14,28 triệu cổ phần, tương đương 2,57% vốn tại TPBank với giá khởi điểm: 8.900 đồng/CP.
Như vậy, giá khởi điểm của cả SeABank và TPBank đều thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Dự kiến nếu đợt đấu giá thành công toàn bộ, Mobifone có thể thu về tối thiểu 447 tỷ đồng. Trong đó tối thiểu 320 tỷ từ SeABank và 127 tỷ đồng từ TPBank.
Trước đó, hai ngân hàng thậm chí còn bị “đại hạ giá” hơn.
Giữa tháng 10/2015,Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thông báo bán đấu giá cổ phần tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). DATC khiến không ít người bất ngờ khi công bố mức giá khởi điểm quá thấp.
Theo đó, DATC sẽ bán đấu giá 26.660 cổ phần OCB với giá khởi điểm 4.900 đồng/cp (tương ứng 130,6 triệu đồng cho toàn bộ 26.660 cổ phần).
Ngoài ra, DATC cũng sẽ bán đấu giá 24.662 cổ phần SCB với giá khởi điểm 4.100 đồng/cp (tương ứng 101,1 triệu đồng cho toàn bộ 24.662 cổ phần).
Có tới 4 cổ phiếu ngân hàng đã bị “đại hạ giá” trong chưa đầy 1 năm cho thấy ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khó khăn, cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa tìm lại vị thế “cổ phiếu vua” như thời thị trường chứng khoán bùng nổ.
Ngân hàng vẫn ế ẩm
Mặc dù các cổ phiếu được rao bán dưới mệnh giá nhưng nhà đầu tư vẫn không mặn mà. Ngày 20/4, Sở GDCK Hà Nội đã thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của SeABank và TPBank do Mobifone sở hữu.
Theo đó, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 15/04/2016) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự phiên đấu giá cổ phần SeABank.
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế bán đấu giá cổ phần của SeABank do MobiFone sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-SGDHN ngày 24/03/2016 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.
Vì vậy, Sở GDCK Hà Nội sẽ không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của SeABank do MobiFone sở hữu vào ngày 25/04/2016.
Trong khi đó, tình hình tại TPBank khả quan hơn một chút. Phiên đấu giá vẫn được diễn ra theo kế hoạch vào ngày 25/4. Theo đó, Mobifone sẽ bán đấu giá 14,28 triệu cổ phần TPBank với giá khởi điểm 8.900 đồng/CP.
Tuy nhiên, chắc chắn Mobifone không thể bán hết lượng cổ phần TPBank có trong tài khoản vì chỉ có 6 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 8,7 triệu cp TPBank, tương ứng 61% lượng đấu giá. Trong số này, 2 nhà đầu tư tổ chức chỉ đăng ký mua vỏn vẹn 200 CP, còn lại 4 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua hơn 8 triệu CP.
Trước đó, OCB và SCB cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Dù được rao bán với giá dưới 5.000 đồng/CP, cả OCB va SCB đều không nhận được sự quan tâm của bất cứ nhà đầu tư nào. Phiên đấu giá vì thế cũng không diễn ra được như dự kiến.
Vì sao nên nỗi?
Đa số các ngân hàng ế ẩm đều có hoạt động kinh doanh èo uột. Dù có vốn ngàn tỷ nhưng lãi hàng năm của SeABank rất khiêm tốn. Lợi nhuận sau thuế của SeaBank năm 2014 và 2015 lần lượt đạt 87 tỷ đồng và 92 tỷ đồng, giảm mạnh so với 152 tỷ đồng năm 2013.
Năm 2015, SeaBank thậm chí đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu ngân hàng giữ nguyên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2014. Chỉ tiêu này chỉ là 93 tỷ đồng trong năm 2015, giảm mạnh so với con số 202 tỷ đồng năm 2014.
TPBank có nhiều năm thua lỗ. Nhưng kể từ khi được đại gia vàng bạc Doji “giải cứu”, tình hình tại ngân hàng nay bớt thê thảm hơn. Kết thúc năm 2015, TPBank ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế 625 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 562 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2014.
Với kết quả này, TPBank đã chính thức bù đắp hết lỗ lũy kế và bắt đầu có lợi nhuận thực dương. Sang năm 2016, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 695 tỷ đồng. Có lẽ vì vậy mà TPBank không ế ẩm tới mức phải hủy phiên đấu giá.
OCB đang đối mặt với tình trạng giảm lãi trong 3 năm trở lại đây. Lãi ròng năm 2015, 2014 và 2013 của OCB lần lượt là 209 tỷ đồng, 221 tỷ đồng và 241 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2015, SCB ghi nhận 110 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 7,5% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt chỉ gần 80 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro bào mòn 95% lợi nhuận năm 2015 của SCB.
Bảo Linh
“Đại hạ giá” ngân hàng
Cuối tháng 3/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc đấu giá bán cổ phần tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) do Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) sở hữu.
Cụ thể, ngày 25/4, MobiFone sẽ bán đấu giá 33,4 triệu cổ phần tại SeABank với giá khởi điểm là 9.600 đồng/CP. Cùng ngày, MobiFone đấu giá 14,28 triệu cổ phần, tương đương 2,57% vốn tại TPBank với giá khởi điểm: 8.900 đồng/CP.
Như vậy, giá khởi điểm của cả SeABank và TPBank đều thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Dự kiến nếu đợt đấu giá thành công toàn bộ, Mobifone có thể thu về tối thiểu 447 tỷ đồng. Trong đó tối thiểu 320 tỷ từ SeABank và 127 tỷ đồng từ TPBank.
Những ngân hàng được rao bán nhưng vẫn ế ẩm |
Giữa tháng 10/2015,Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thông báo bán đấu giá cổ phần tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). DATC khiến không ít người bất ngờ khi công bố mức giá khởi điểm quá thấp.
Theo đó, DATC sẽ bán đấu giá 26.660 cổ phần OCB với giá khởi điểm 4.900 đồng/cp (tương ứng 130,6 triệu đồng cho toàn bộ 26.660 cổ phần).
Ngoài ra, DATC cũng sẽ bán đấu giá 24.662 cổ phần SCB với giá khởi điểm 4.100 đồng/cp (tương ứng 101,1 triệu đồng cho toàn bộ 24.662 cổ phần).
Có tới 4 cổ phiếu ngân hàng đã bị “đại hạ giá” trong chưa đầy 1 năm cho thấy ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khó khăn, cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa tìm lại vị thế “cổ phiếu vua” như thời thị trường chứng khoán bùng nổ.
Ngân hàng vẫn ế ẩm
Mặc dù các cổ phiếu được rao bán dưới mệnh giá nhưng nhà đầu tư vẫn không mặn mà. Ngày 20/4, Sở GDCK Hà Nội đã thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của SeABank và TPBank do Mobifone sở hữu.
Theo đó, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 15/04/2016) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự phiên đấu giá cổ phần SeABank.
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế bán đấu giá cổ phần của SeABank do MobiFone sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-SGDHN ngày 24/03/2016 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.
Vì vậy, Sở GDCK Hà Nội sẽ không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của SeABank do MobiFone sở hữu vào ngày 25/04/2016.
Trong khi đó, tình hình tại TPBank khả quan hơn một chút. Phiên đấu giá vẫn được diễn ra theo kế hoạch vào ngày 25/4. Theo đó, Mobifone sẽ bán đấu giá 14,28 triệu cổ phần TPBank với giá khởi điểm 8.900 đồng/CP.
Tuy nhiên, chắc chắn Mobifone không thể bán hết lượng cổ phần TPBank có trong tài khoản vì chỉ có 6 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 8,7 triệu cp TPBank, tương ứng 61% lượng đấu giá. Trong số này, 2 nhà đầu tư tổ chức chỉ đăng ký mua vỏn vẹn 200 CP, còn lại 4 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua hơn 8 triệu CP.
Trước đó, OCB và SCB cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Dù được rao bán với giá dưới 5.000 đồng/CP, cả OCB va SCB đều không nhận được sự quan tâm của bất cứ nhà đầu tư nào. Phiên đấu giá vì thế cũng không diễn ra được như dự kiến.
Vì sao nên nỗi?
Đa số các ngân hàng ế ẩm đều có hoạt động kinh doanh èo uột. Dù có vốn ngàn tỷ nhưng lãi hàng năm của SeABank rất khiêm tốn. Lợi nhuận sau thuế của SeaBank năm 2014 và 2015 lần lượt đạt 87 tỷ đồng và 92 tỷ đồng, giảm mạnh so với 152 tỷ đồng năm 2013.
Năm 2015, SeaBank thậm chí đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu ngân hàng giữ nguyên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2014. Chỉ tiêu này chỉ là 93 tỷ đồng trong năm 2015, giảm mạnh so với con số 202 tỷ đồng năm 2014.
TPBank có nhiều năm thua lỗ. Nhưng kể từ khi được đại gia vàng bạc Doji “giải cứu”, tình hình tại ngân hàng nay bớt thê thảm hơn. Kết thúc năm 2015, TPBank ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế 625 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 562 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2014.
Với kết quả này, TPBank đã chính thức bù đắp hết lỗ lũy kế và bắt đầu có lợi nhuận thực dương. Sang năm 2016, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 695 tỷ đồng. Có lẽ vì vậy mà TPBank không ế ẩm tới mức phải hủy phiên đấu giá.
OCB đang đối mặt với tình trạng giảm lãi trong 3 năm trở lại đây. Lãi ròng năm 2015, 2014 và 2013 của OCB lần lượt là 209 tỷ đồng, 221 tỷ đồng và 241 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2015, SCB ghi nhận 110 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 7,5% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt chỉ gần 80 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro bào mòn 95% lợi nhuận năm 2015 của SCB.
Bảo Linh
Bình luận