Đặc công người nhái là lực lượng tinh nhuệ, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hiện nay chưa thể thực hiện được.
Trong những năm qua, với việc triển khai thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ phức tạp, đặc biệt là nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, Lữ đoàn Đặc công 5 (Binh chủng Đặc công) đã tiếp tục khẳng định đặc công người nhái là lực lượng tinh nhuệ, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hiện nay chưa thể thực hiện được.
Chứng kiến các chiến sĩ đặc công người nhái của Lữ đoàn Đặc công 5 thả mình xuống lòng biển khơi trong một nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, tôi cứ tự hỏi, dưới sâu thẳm biển khơi kia, những gì đang chờ đợi các anh.
Chắc hẳn có vô vàn hiểm nguy, vạn nỗi bất trắc rất khó lường ở đáy đại dương đang rình rập; rồi sức ép tâm lý, yêu cầu thời gian trong thực hiện nhiệm vụ... Vậy mà đi cùng các anh xuống biển chỉ có trang bị hết sức gọn nhẹ và bộ quần áo người nhái mỏng như…tráng men.
Tôi hỏi một câu có lẽ là hơi ngớ ngẩn: Các anh có sợ không? Trước câu hỏi ấy, Thượng úy QNCN Nguyễn Đức Toản lắc đầu và cười.
Toàn tâm sự, lúc xuống nước rồi thì mình phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ, phải gạt hết mọi lo lắng khỏi đầu. Có những khi hoàn thành nhiệm vụ rồi mới biết mình chảy máu mũi, máu tai..
Ở độ sâu quá ngưỡng chịu đựng, hay khi lên mặt nước nhanh hơn mức quy định, các anh có thể gặp nguy hiểm, nên công tác tác rèn luyện là phải thường xuyên để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Đặc thù nhiệm vụ đó đòi hỏi việc khám tuyển đặc công người nhái phải được thực hiện rất khắt khe. Đại tá Hoàng Văn Kiên, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Lữ đoàn Đặc công 5 chia sẻ cụ thể về những tiêu chuẩn đó, rằng chiều cao đặc công người nhái không dưới 1,65m; trọng lượng cơ thể không dưới 52kg; lực bóp tay yếu nhất không dưới 35kg; lực kéo không dưới 200% trọng lượng cơ thể…
Ngoài ra, để có thể làm đặc công người nhái, “ứng viên” còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chức năng sinh lý về hệ tim mạch, hệ hô hấp, mắt, tiêu hóa…
Do yêu cầu về sức khỏe hết sức đặc biệt như vậy, nên để đảm bảo đủ số lượng, hằng năm việc khám tuyển đặc công người nhái đã mở rộng ra đến các đơn vị trong toàn quân, thậm chí đến đối tượng thanh niên tại các trường trung học phổ thông ở các địa phương có địa bàn sông nước…
Theo Thượng tá Lê Quang Anh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 5, đặc công người nhái là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của đặc công nước. Đặc công nước đã đặc biệt rồi, đặc công người nhái còn đặc biệt hơn, bởi ngoài các nội dung huấn luyện, rèn luyện như đặc công nước, họ còn phải huấn luyện những bài tập riêng.
Tính nguy hiểm của đặc công người nhái rất cao, nhất là phải đối mặt với các loại sinh vật biển nguy hiểm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc công người nhái phải đặc biệt dũng cảm; kỹ, chiến thuật đặc biệt điêu luyện; thể lực đặc biệt dẻo dai và đặc biệt mưu trí, thông minh, linh hoạt.
Đặc công nước ít, quý và đặc biệt cần thiết nhưng tuổi nghề không dài. Thường thì độ tuổi để có sức khỏe tốt nhất cho đặc công người nhái hoàn thành nhiệm vụ không quá 35 tuổi hoặc cùng lắm đến 40 tuổi. Bởi thế, để anh em yên tâm gắn bó và tâm huyết với nghề, nên chăng có thêm chế độ ưu đãi đặc biệt hơn nữa cho lực lượng đặc công người nhái…
Nguồn: QĐND
Trong những năm qua, với việc triển khai thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ phức tạp, đặc biệt là nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, Lữ đoàn Đặc công 5 (Binh chủng Đặc công) đã tiếp tục khẳng định đặc công người nhái là lực lượng tinh nhuệ, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hiện nay chưa thể thực hiện được.
Chiến sĩ đặc công người nhái thuộc Lữ đoàn Đặc công 5 trong một buổi huấn luyện. |
Chứng kiến các chiến sĩ đặc công người nhái của Lữ đoàn Đặc công 5 thả mình xuống lòng biển khơi trong một nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, tôi cứ tự hỏi, dưới sâu thẳm biển khơi kia, những gì đang chờ đợi các anh.
Chắc hẳn có vô vàn hiểm nguy, vạn nỗi bất trắc rất khó lường ở đáy đại dương đang rình rập; rồi sức ép tâm lý, yêu cầu thời gian trong thực hiện nhiệm vụ... Vậy mà đi cùng các anh xuống biển chỉ có trang bị hết sức gọn nhẹ và bộ quần áo người nhái mỏng như…tráng men.
Tôi hỏi một câu có lẽ là hơi ngớ ngẩn: Các anh có sợ không? Trước câu hỏi ấy, Thượng úy QNCN Nguyễn Đức Toản lắc đầu và cười.
Toàn tâm sự, lúc xuống nước rồi thì mình phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ, phải gạt hết mọi lo lắng khỏi đầu. Có những khi hoàn thành nhiệm vụ rồi mới biết mình chảy máu mũi, máu tai..
Ở độ sâu quá ngưỡng chịu đựng, hay khi lên mặt nước nhanh hơn mức quy định, các anh có thể gặp nguy hiểm, nên công tác tác rèn luyện là phải thường xuyên để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Cơ động tiếp cận mục tiêu. |
Đặc thù nhiệm vụ đó đòi hỏi việc khám tuyển đặc công người nhái phải được thực hiện rất khắt khe. Đại tá Hoàng Văn Kiên, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Lữ đoàn Đặc công 5 chia sẻ cụ thể về những tiêu chuẩn đó, rằng chiều cao đặc công người nhái không dưới 1,65m; trọng lượng cơ thể không dưới 52kg; lực bóp tay yếu nhất không dưới 35kg; lực kéo không dưới 200% trọng lượng cơ thể…
Ngoài ra, để có thể làm đặc công người nhái, “ứng viên” còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chức năng sinh lý về hệ tim mạch, hệ hô hấp, mắt, tiêu hóa…
Các chiến sĩ tập luyện võ thuật. |
Do yêu cầu về sức khỏe hết sức đặc biệt như vậy, nên để đảm bảo đủ số lượng, hằng năm việc khám tuyển đặc công người nhái đã mở rộng ra đến các đơn vị trong toàn quân, thậm chí đến đối tượng thanh niên tại các trường trung học phổ thông ở các địa phương có địa bàn sông nước…
Theo Thượng tá Lê Quang Anh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 5, đặc công người nhái là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của đặc công nước. Đặc công nước đã đặc biệt rồi, đặc công người nhái còn đặc biệt hơn, bởi ngoài các nội dung huấn luyện, rèn luyện như đặc công nước, họ còn phải huấn luyện những bài tập riêng.
Tính nguy hiểm của đặc công người nhái rất cao, nhất là phải đối mặt với các loại sinh vật biển nguy hiểm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc công người nhái phải đặc biệt dũng cảm; kỹ, chiến thuật đặc biệt điêu luyện; thể lực đặc biệt dẻo dai và đặc biệt mưu trí, thông minh, linh hoạt.
Đặc công nước ít, quý và đặc biệt cần thiết nhưng tuổi nghề không dài. Thường thì độ tuổi để có sức khỏe tốt nhất cho đặc công người nhái hoàn thành nhiệm vụ không quá 35 tuổi hoặc cùng lắm đến 40 tuổi. Bởi thế, để anh em yên tâm gắn bó và tâm huyết với nghề, nên chăng có thêm chế độ ưu đãi đặc biệt hơn nữa cho lực lượng đặc công người nhái…
Nguồn: QĐND
Bình luận