(VTC News) – Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng con số 72.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp do quy luật “cung cầu” đang có sự không hợp lý.
Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) nêu câu hỏi: “Thông tin gần đây cho biết, 72.000 cử nhân thất nghiệp, phải tìm việc làm không đúng ngành nghề. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao và có chính sách gì khắc phục?”
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc để số lượng lớn sinh viên thất nghiệp.
Ông Luận cũng đưa ra nhiều nguyên nhân để lý giải cho tình trạng này như trong một thời gian dài, giáo dục đại học chỉ chú trọng quy mô số lượng chưa chú ý đến đảm bảo chất lượng.
Nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi cử xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường và chưa chú ý đáp ứng nhu cầu xã hội.
Quy định mở trường còn thiếu quy định chặt chẽ. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp chương trình tiên tiến thế giới. Các trường đại học chưa chú trọng kỹ năng mềm, ngoại ngữ, hoạt động xã hội.
“Theo đó, quy mô sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng, chất lượng thấp, không được nâng cao. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, Bộ trưởng Luận nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đưa giải pháp: “Trong thời gian qua, chúng tôi có giải pháp hạn chế thành lập trường đại học, cao đẳng. Khắc phục tình trạng trường chưa có thầy đã có chỉ tiêu tuyển sinh. Gần đây, nếu các trường có quy hoạch thì dự án được phép thành lập. Còn phải có giảng viên, đủ điều kiện hoạt động mới được cấp phép hoạt động”.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng không mở thêm đối với ngành nghề, lĩnh vực có quy mô đào tạo lớn: Kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, khối sư phạm…
Trước câu hỏi của nhiều vị đại biểu về vấn đề 72.000 cử nhân thất nghiệp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng giải thích thêm con số này nếu là đúng thì có tỷ lệ bằng 3,6%.
“Đây là vấn đề của thị trường lao động, chúng ta chỉ có thể khớp được trong thời kỳ bao cấp. Anh học gì, làm gì do nhà nước phân công. Còn cơ chế thị trường thì nhiều thành phần kinh tế tham gia. Việc không khớp là một thực tế khách quan. Bộ GD-ĐT là một bộ phận có trách nhiệm phối hợp, cảnh báo xã hội chỗ nào thiếu và thừa, còn phần khác là nhà sử dụng lao động tham gia vào thị trường cần phải được hoàn chỉnh”, Bộ trưởng Luận lý giải thêm.
Cũng liên quan đến chất lượng đào tạo, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) băn khoăn đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay.
“Cử tri cho rằng hiện nay Việt Nam có số lượng tiến sĩ nhiều nhất khu vực nhưng lại có rất ít các bài báo khoa học quốc tế được công bố. Bộ GD-ĐT quản lý chất lượng đào tạo này như thế nào?”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đặt câu hỏi.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã tiến hành chấn chỉnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính. “Các trường đủ điều kiện thì chỉ được đào tạo ở cơ sở chính. Không được mang về địa phương, doanh nghiệp để đào tạo. Tùy trường hợp cá biệt đối với vùng sâu, vùng sa”, Bộ trưởng Luận khẳng định.
Bên cạnh đó, số lượng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được điều chỉnh giảm đi và gắn với điều kiện chất lượng nâng lên.
Đại biểu Thân Đức Nam |
Ông Luận cũng đưa ra nhiều nguyên nhân để lý giải cho tình trạng này như trong một thời gian dài, giáo dục đại học chỉ chú trọng quy mô số lượng chưa chú ý đến đảm bảo chất lượng.
Nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi cử xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường và chưa chú ý đáp ứng nhu cầu xã hội.
Quy định mở trường còn thiếu quy định chặt chẽ. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp chương trình tiên tiến thế giới. Các trường đại học chưa chú trọng kỹ năng mềm, ngoại ngữ, hoạt động xã hội.
“Theo đó, quy mô sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng, chất lượng thấp, không được nâng cao. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, Bộ trưởng Luận nói.
Chất lượng đào tạo không cao dẫn tới sinh viên ra trường không tìm được việc làm |
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng không mở thêm đối với ngành nghề, lĩnh vực có quy mô đào tạo lớn: Kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, khối sư phạm…
Trước câu hỏi của nhiều vị đại biểu về vấn đề 72.000 cử nhân thất nghiệp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng giải thích thêm con số này nếu là đúng thì có tỷ lệ bằng 3,6%.
“Đây là vấn đề của thị trường lao động, chúng ta chỉ có thể khớp được trong thời kỳ bao cấp. Anh học gì, làm gì do nhà nước phân công. Còn cơ chế thị trường thì nhiều thành phần kinh tế tham gia. Việc không khớp là một thực tế khách quan. Bộ GD-ĐT là một bộ phận có trách nhiệm phối hợp, cảnh báo xã hội chỗ nào thiếu và thừa, còn phần khác là nhà sử dụng lao động tham gia vào thị trường cần phải được hoàn chỉnh”, Bộ trưởng Luận lý giải thêm.
Cũng liên quan đến chất lượng đào tạo, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) băn khoăn đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay.
“Cử tri cho rằng hiện nay Việt Nam có số lượng tiến sĩ nhiều nhất khu vực nhưng lại có rất ít các bài báo khoa học quốc tế được công bố. Bộ GD-ĐT quản lý chất lượng đào tạo này như thế nào?”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đặt câu hỏi.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã tiến hành chấn chỉnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính. “Các trường đủ điều kiện thì chỉ được đào tạo ở cơ sở chính. Không được mang về địa phương, doanh nghiệp để đào tạo. Tùy trường hợp cá biệt đối với vùng sâu, vùng sa”, Bộ trưởng Luận khẳng định.
Bên cạnh đó, số lượng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được điều chỉnh giảm đi và gắn với điều kiện chất lượng nâng lên.
Phạm Thịnh
Bình luận