Một cụ bà phúc hậu, mỗi buổi chiều đều cần mẫn mang bánh mì, cơm phơi khô… đến thả xuống hồ nuôi cá Hồ Gươm.
Không ai biết, cụ là người sống qua cơn đói lịch sử 1945, và gần 60 năm, cụ là người lo lắng cho… cụ rùa Hồ Gươm.
Những tiệm bánh mỳ khu vực phố cổ, những hàng quà vây xung quanh các con phố bao bọc xung quanh Hồ Gươm đều không lạ hình ảnh một cụ bà tóc bạc trắng chậm rãi chống gậy đi đến từng quán… Ở mỗi quán, chưa cần cụ mở lời, các nhân viên ở đây đã chuẩn bị sẵn cho cụ một bọc túi ni-lon, bên trong là các mẩu bánh mì.
Bánh ấy, là những phần ăn thừa của khách, hoặc những mẻ bánh bán không hết.
Nhận những món đồ ấy, bà cụ lại chống gậy đi vào con ngõ Phất Lộc. Cuối ngõ, một ngôi nhà nhỏ chẳng bao giờ khóa cửa đang chờ cụ.
Nhiều năm qua, bà cụ cần mẫn với công việc của mình: đi xin bánh mì vụn về phơi khô, bảo quản trong các túi ni-lon, dự trữ thức ăn nuôi cá Hồ Gươm vào mỗi ngày.
Cụ là Quách Thị Gái (SN 1923). Cụ đã có hơn 60 năm gắn bó, chứng kiến những gì xảy ra xung quanh Hồ Gươm. Cụ Gái quê Đông Anh, con nhà nho nhưng đông anh em nên phải đi kiếm ăn sớm. 17 tuổi cụ lên Hà Nội, bán quà bánh ở ga tàu điện gần Hồ Gươm. Chồng cụ, cụ ông Nguyễn Văn Mẩu, nhân viên hoả xa, nhà nghèo nên chậm vợ. Cụ Mẩu gặp cụ Gái trong những lần ra mua hàng quà.
Rồi duyên số, hai cụ thành vợ, thành chồng. Cụ ông chẳng may qua đời sớm, từ những năm đất nước còn chiến tranh. Cụ Gái ở vậy, tần tảo nuôi con bằng gánh quà bên Hồ Gươm.
Những giai đoạn khốc liệt của lịch sử, từ lúc cả nước chiến đấu với giặc Pháp, rồi giặc Nhật…, tiếp đến là nạn đói 1945…, cụ Gái đã trải qua.
Ngày nào cũng thế, dù nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh mì ra lò. Các lò bánh cũng đã quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đã buộc các bọc vụn bánh để cụ mang về nuôi cá Hồ Gươm.
Ngôi nhà nhỏ chừng 20m2 của cụ Gái, ngoài ngôi giường nhỏ bé, đơn sơ, những vật dụng gắn với một người già 90 tuổi, không có tài sản gì quý giá, và rất nhiều những bọc bánh mì phơi khô, được gói ghém trong túi ni-lon treo đầy khắp nhà.
Trên bậu cửa kính lấy sáng, cụ để các mủng, mẹt… chất đầy những mẩu bánh mì vụn. Đó là cách phơi, bảo quản bánh mì của cụ.
Cụ Gái kể chuyện: Từ hồi Pháp còn bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai người, một người chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ; một người chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, Ông thứ hai tên Chuyên, nhà trên phố Mã Mây, là người hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn.
Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự mình làm cái công việc ấy. Cụ cho biết: Trong các loại thức ăn chỉ có vụn bánh mỳ là sạch sẽ nhất, khan hiếm quá thì phải xin cơm về rồi phơi khô chứ không dùng nước vo, thức ăn bẩn, cá ăn vào bệnh, cụ rùa cũng khổ lây.
Hỏi chuyện con cái, cụ Gái chậm rãi: “Chúng nó phương trưởng, có gia đình, ra ở riêng cả rồi. Mình tôi ở cái nhà nhỏ này. Giờ, già cả, ăn chẳng đáng mấy. Tôi cũng nghỉ bán hàng quà cho khách từ lâu lắm rồi. Giờ, mỗi ngày đi lấy bánh mì về phơi khô, bảo quản, sau đó mang ra hồ thả cho cá ăn, nó cũng giúp tôi thấy khỏe mạnh, và có ích”.
Theo VNN
Những tiệm bánh mỳ khu vực phố cổ, những hàng quà vây xung quanh các con phố bao bọc xung quanh Hồ Gươm đều không lạ hình ảnh một cụ bà tóc bạc trắng chậm rãi chống gậy đi đến từng quán… Ở mỗi quán, chưa cần cụ mở lời, các nhân viên ở đây đã chuẩn bị sẵn cho cụ một bọc túi ni-lon, bên trong là các mẩu bánh mì.
Bánh ấy, là những phần ăn thừa của khách, hoặc những mẻ bánh bán không hết.
Nhận những món đồ ấy, bà cụ lại chống gậy đi vào con ngõ Phất Lộc. Cuối ngõ, một ngôi nhà nhỏ chẳng bao giờ khóa cửa đang chờ cụ.
Vị trí phơi bánh mì của cụ Gái là bậu cửa lấy ánh sáng. |
Bánh mì được cụ Gái bảo quản sạch sẽ, thơm tho. |
Nhiều năm qua, bà cụ cần mẫn với công việc của mình: đi xin bánh mì vụn về phơi khô, bảo quản trong các túi ni-lon, dự trữ thức ăn nuôi cá Hồ Gươm vào mỗi ngày.
Cụ là Quách Thị Gái (SN 1923). Cụ đã có hơn 60 năm gắn bó, chứng kiến những gì xảy ra xung quanh Hồ Gươm. Cụ Gái quê Đông Anh, con nhà nho nhưng đông anh em nên phải đi kiếm ăn sớm. 17 tuổi cụ lên Hà Nội, bán quà bánh ở ga tàu điện gần Hồ Gươm. Chồng cụ, cụ ông Nguyễn Văn Mẩu, nhân viên hoả xa, nhà nghèo nên chậm vợ. Cụ Mẩu gặp cụ Gái trong những lần ra mua hàng quà.
Rồi duyên số, hai cụ thành vợ, thành chồng. Cụ ông chẳng may qua đời sớm, từ những năm đất nước còn chiến tranh. Cụ Gái ở vậy, tần tảo nuôi con bằng gánh quà bên Hồ Gươm.
Những giai đoạn khốc liệt của lịch sử, từ lúc cả nước chiến đấu với giặc Pháp, rồi giặc Nhật…, tiếp đến là nạn đói 1945…, cụ Gái đã trải qua.
Ngày nào cũng thế, dù nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh mì ra lò. Các lò bánh cũng đã quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đã buộc các bọc vụn bánh để cụ mang về nuôi cá Hồ Gươm.
Một ngày của cụ bà hơn 90 tuổi lặp lại những công việc tỉ mẩn nhưng không phải ai cũng sẽ làm. |
Ngôi nhà nhỏ chừng 20m2 của cụ Gái, ngoài ngôi giường nhỏ bé, đơn sơ, những vật dụng gắn với một người già 90 tuổi, không có tài sản gì quý giá, và rất nhiều những bọc bánh mì phơi khô, được gói ghém trong túi ni-lon treo đầy khắp nhà.
Trên bậu cửa kính lấy sáng, cụ để các mủng, mẹt… chất đầy những mẩu bánh mì vụn. Đó là cách phơi, bảo quản bánh mì của cụ.
Cụ Gái kể chuyện: Từ hồi Pháp còn bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai người, một người chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ; một người chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, Ông thứ hai tên Chuyên, nhà trên phố Mã Mây, là người hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn.
Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự mình làm cái công việc ấy. Cụ cho biết: Trong các loại thức ăn chỉ có vụn bánh mỳ là sạch sẽ nhất, khan hiếm quá thì phải xin cơm về rồi phơi khô chứ không dùng nước vo, thức ăn bẩn, cá ăn vào bệnh, cụ rùa cũng khổ lây.
Hỏi chuyện con cái, cụ Gái chậm rãi: “Chúng nó phương trưởng, có gia đình, ra ở riêng cả rồi. Mình tôi ở cái nhà nhỏ này. Giờ, già cả, ăn chẳng đáng mấy. Tôi cũng nghỉ bán hàng quà cho khách từ lâu lắm rồi. Giờ, mỗi ngày đi lấy bánh mì về phơi khô, bảo quản, sau đó mang ra hồ thả cho cá ăn, nó cũng giúp tôi thấy khỏe mạnh, và có ích”.
Theo VNN
Bình luận