Nhà máy nước được đầu tư gần 10 tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang nhiều năm nay, trong khi người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Đến năm 2011, nhà máy nước sạch cơ bản hoàn thành. Các đường ống nước cũng đã được đưa về để chuẩn bị lắp đặt nhưng từ đó đến nay, công trình không được tiếp tục thi công và nhà máy nước sạch trở thành... trại nuôi gà của một hộ dân gần đó.
Ông Nguyễn Hữu Nhuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu, cho biết công trình đã gần hoàn thành nhưng phải đình lại vì không đủ kinh phí để tiếp tục thi công. Lúc đầu, dự toán công trình là 8 tỉ đồng nhưng giờ đã lên 12 tỉ đồng. Ông Nhuận thừa nhận có biết việc người dân nuôi gà trong nhà máy nước sạch, gây mất vệ sinh. “Họ chỉ nuôi tạm một thời gian nên không ảnh hưởng đến công trình” - ông Nhuận nói.
Nhiều năm nay, gần 1.000 người dân thôn Quảng Nguyên phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm được lấy từ dưới đất lên. “Dù đã được lọc với nhiều lớp cát vàng, sỏi, đá cuội nhưng nước vẫn có màu đen và mùi tanh” - chị Lưu Thị Thuận nói.
Gia đình chị Đỗ Thị Nhung còn khổ hơn vì trong nước sinh hoạt hằng ngày luôn có những con giun đỏ nhỏ li ti, dù làm mọi cách vẫn không thể lọc hết được.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phú Cầu, cho biết nguồn nước ngầm ở thôn Quảng Nguyên chưa qua xử lý có nồng độ asen cao gấp 6 - 7 lần mức cho phép, còn khi đã xử lý cũng cao gấp 2 lần.
Theo NLĐ
Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa - Hà Nội được phê duyệt xây dựng từ năm 2008 và đã khởi công từ năm 2010 với số vốn dự kiến hơn 8 tỉ đồng.
Nhà máy nước thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa - Hà Nội thành nơi nuôi gà |
Đến năm 2011, nhà máy nước sạch cơ bản hoàn thành. Các đường ống nước cũng đã được đưa về để chuẩn bị lắp đặt nhưng từ đó đến nay, công trình không được tiếp tục thi công và nhà máy nước sạch trở thành... trại nuôi gà của một hộ dân gần đó.
Ông Nguyễn Hữu Nhuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu, cho biết công trình đã gần hoàn thành nhưng phải đình lại vì không đủ kinh phí để tiếp tục thi công. Lúc đầu, dự toán công trình là 8 tỉ đồng nhưng giờ đã lên 12 tỉ đồng. Ông Nhuận thừa nhận có biết việc người dân nuôi gà trong nhà máy nước sạch, gây mất vệ sinh. “Họ chỉ nuôi tạm một thời gian nên không ảnh hưởng đến công trình” - ông Nhuận nói.
Nhiều năm nay, gần 1.000 người dân thôn Quảng Nguyên phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm được lấy từ dưới đất lên. “Dù đã được lọc với nhiều lớp cát vàng, sỏi, đá cuội nhưng nước vẫn có màu đen và mùi tanh” - chị Lưu Thị Thuận nói.
Gia đình chị Đỗ Thị Nhung còn khổ hơn vì trong nước sinh hoạt hằng ngày luôn có những con giun đỏ nhỏ li ti, dù làm mọi cách vẫn không thể lọc hết được.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phú Cầu, cho biết nguồn nước ngầm ở thôn Quảng Nguyên chưa qua xử lý có nồng độ asen cao gấp 6 - 7 lần mức cho phép, còn khi đã xử lý cũng cao gấp 2 lần.
Theo NLĐ
Bình luận