(VTC News) - Hãng ô tô Ford ra đời với số vốn tiền mặt ban đầu chỉ là 28.000 USD từ 12 cổ đông góp vốn, dự định làm ra những chiếc xe "khỏe hơn bốn con ngựa" với giá bán 850 USD/chiếc.
Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng (logo) của hãng bằng cách vẽ bao quanh chữ Ford vòng tròn elip hết sức độc đáo và thời trang vào lúc đó.
Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng (logo) của hãng bằng cách vẽ bao quanh chữ Ford vòng tròn elip hết sức độc đáo và thời trang vào lúc đó.
12 cổ đông của Ford bao gồm có John và Horace Dodge, người sau này là chủ tịch của Dodge Brothers Motor Company. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit, những chiếc xe xuất xưởng được bán với giá khoảng 850 USD/chiếc.
Mẫu quảng cáo chiếc xe đầu tiên của Ford trên báo chí năm 1903 đã nhấn mạnh vào yếu tố giao hàng ngay lập tức |
Năm 1908, Ford cho ra đời chiếc Ford model T đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Piquette. Sau đó ít lâu công ty đã chuyển tới một nhà máy rộng hơn là Highland Park để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dòng xe Model T.
Đến năm 1913, công ty đã đạt được những kỹ thuật căn bản của phương pháp sản xuất theo dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt; và cùng năm đó, Ford giới thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên trên thế giới. So với việc lắp ráp thủ công, dây chuyền này đã tiết kiệm thời gian sản xuất trong tháng 10 từ 12 tiếng 30 phút xuống còn 2 tiếng 40 phút.
Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến lắm và chi phí cho công nhân lại rất lớn. "Chi phí’ ở đây nghĩa là chi phí cho việc đào tạo và thuê công nhân có tay nghề thấp. Ford là công ty đầu tiên ở Mỹ áp dụng chính sách lương tối thiểu và tuần làm việc 40 tiếng trước khi Chính phủ Mỹ biến nó thành đạo luật.
Tháng 1 năm 1914, hãng đã nâng cao tính hiệu quả của công ty bằng cách tăng lương gấp đôi cho nhân viên từ 2,5 USD lên mức 5 USD/ngày và áp dụng giờ làm việc 8 tiếng/ngày thay vì 9 tiếng như trước đây.
Hãng tiến hành thuê những công nhân lành nghề và từ đó năng suất lao động tăng vọt còn số lượng nhân công từ bỏ công việc giảm đi rõ rệt do chi phí sản xuất giảm. Ford lại tiếp tục giảm giá sản phẩm và thiết lập nên mạng lưới đại lý phân phối độc quyền trung thành với nhãn mác.
Chiếc xe ô tô đầu tiên của Ford nay có tuổi đời 112 năm và trải qua 5 đời chủ, được mua đấu giá lần cuối đạt 540.000 USD vào năm 2012 |
Ford là nhà cung cấp 50% xe hơi tại thị trường Mỹ và đến năm 1918 một nửa số xe trên nước Mỹ là Model T của Ford. Henry đã từng nói: “Khách hàng muốn lựa chọn sơn xe màu nào cũng được, không nhất thiết phải là mầu đen, bởi vì lúc đó sơn màu đen là loại sơn khô nhanh nhất, tốt nhất".
Những năm đầu của Ford được đặc trưng bởi việc giới thiệu dây chuyền lắp ráp di động. Đây cũng là lần đầu tiên hãng sử dụng phương thức sản xuất hiệu quả-chi phí, và sáng kiến này đã trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này.
Ford phát triển sang thị trường xe sang với việc mua lại Công ty ô tô Lincoln năm 1925. Một vài năm sau đó, công ty đã mở rộng mức độ tập trung và phát triển hơn nữa thông qua việc lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô giá trung bình.
Cuối thập kỷ 30, Ford đã tung ra chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, giới thiệu động cơ V8 giá thấp và cho ra đời hơn 25 triệu chiếc xe khác nữa.
Kỷ nguyên thời hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Ford Thunderbird huyền thoại. Với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với các đặc tính sang trọng như cửa sổ điện, Thunderbird thực sự là một thành công tiêu biểu. Một mẫu xe khác của thập kỷ đó là Edsel, đáp ứng được phần nào niềm đam mê của giới yêu xe dành cho nó.
Ford phát triển sang thị trường xe sang với việc mua lại Công ty ô tô Lincoln năm 1925. Một vài năm sau đó, công ty đã mở rộng mức độ tập trung và phát triển hơn nữa thông qua việc lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô giá trung bình.
Cuối thập kỷ 30, Ford đã tung ra chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, giới thiệu động cơ V8 giá thấp và cho ra đời hơn 25 triệu chiếc xe khác nữa.
Kỷ nguyên thời hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Ford Thunderbird huyền thoại. Với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với các đặc tính sang trọng như cửa sổ điện, Thunderbird thực sự là một thành công tiêu biểu. Một mẫu xe khác của thập kỷ đó là Edsel, đáp ứng được phần nào niềm đam mê của giới yêu xe dành cho nó.
Ford Model T “bất tử” của những năm 1908-1927, đã được 16,5 triệu người Mỹ mua và giá cũng rất hợp lý để công nhân trong nhà máy của Ford cũng mua được. |
Vào giữa thập kỷ đó, hãng đã đem đến cho giới yêu xe chiếc thể thao Ford Mustang, loại xe tiếp tục trở thành một trong những chiếc xe bán chạy nhất thời điểm đó. Người mua chuộng Mustang bởi mức giá thấp, động cơ V8 khỏe và phong cách bóng bẩy của nó. Mustang thậm chí còn chế tạo loại xe mới toanh mang tên Pony.
Tới những năm 1970, cũng giống như những nhà sản xuất nội địa khác, Ford cũng bắt đầu phải hứng chịu hệ quả từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và các quy định mới của chính phủ. Nhiều loại xe của hãng đã trở thành “cái bóng” của chính những thế hệ nhà sản xuất đi trước.
Tuy nhiên những hạt giống của sự tái sinh đã được gieo trồng trong thập kỷ đó. Năm 1979, công ty đã thu được lợi nhuận từ chiếc xe Mazda; sự thay đổi này đã hỗ trợ đáng kể cho Ford trong những dự án hợp tác phát triển sau này.
Từ giữa đến cuối thập kỷ 80, Ford đã cho thấy một sức mạnh mới từ các kiểu mẫu Escort và Taurus thông dụng của hãng đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và Aston Martin.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi trên chiếc xe buýt Rosa Parks nổi tiếng tại bảo tàng Henry Ford trong một sự kiện ở Dearborn, Michigan ngày 18/04/2012. |
Và từ đó đến nay, Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững được sau cuộc đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình.
Từ năm 1989 đến nay, Ford có thêm những nhãn hiệu mới như: Aston Martin, Jaguar, Daimler, Land Rover (sau này Jaguar và Land Rover đã được bán cho tập đoàn xe hơi Ấn Độ Tata vào năm 2008) đến từ nước Anh và Volvo từ Thụy Điển, cũng như một lượng cổ phần áp đảo của Mazda (Nhật), hãng mà Ford hợp tác mở một nhà máy liên doanh tại Flat Rock, Michigan, Mỹ.
Từ năm 1989 đến nay, Ford có thêm những nhãn hiệu mới như: Aston Martin, Jaguar, Daimler, Land Rover (sau này Jaguar và Land Rover đã được bán cho tập đoàn xe hơi Ấn Độ Tata vào năm 2008) đến từ nước Anh và Volvo từ Thụy Điển, cũng như một lượng cổ phần áp đảo của Mazda (Nhật), hãng mà Ford hợp tác mở một nhà máy liên doanh tại Flat Rock, Michigan, Mỹ.
Bản thân hãng ô tô Ford cũng có ảnh hưởng to lớn đến xã hội Mỹ trong việc rút ngắn thời gian lao động và tăng năng suất làm việc. Từ máy tính đến đồ ăn nhanh, mọi thứ đều có thể được sản xuất hàng loạt.
» Dàn xe gần 50 tỷ tập trung tại Sài Gòn
» Tỷ phú ra tranh cử Tổng thống Mỹ đang sở hữu những siêu xe nào?
» Con trai đại gia đốt siêu xe để đòi đổi xe mới
Trần Thái
» Dàn xe gần 50 tỷ tập trung tại Sài Gòn
» Tỷ phú ra tranh cử Tổng thống Mỹ đang sở hữu những siêu xe nào?
» Con trai đại gia đốt siêu xe để đòi đổi xe mới
Trần Thái
Bình luận