• Zalo

Có nên uống thuốc giải rượu?

Tư vấnThứ Tư, 22/05/2024 16:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong các bữa tiệc, khó tránh khỏi việc sử dụng đồ uống có cồn, vậy có nên uống thuốc giải rượu từ trước không?

Theo bác sĩ Lý Gia Cường, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, say rượu là trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ một lượng rượu đủ lớn, làm cho nồng độ rượu trong máu tăng cao. Người say rượu sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khát nước, nôn.

Có nên uống thuốc giải rượu?

Thuốc giải rượu có thể làm giảm cơn say trong hoặc sau khi uống, hoặc thuốc có thể giúp tăng tửu lượng trước khi uống. Thuốc thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu, hỗ trợ chuyển hóa thành các chất không độc hại như khí cacbonic và nước, giảm thiểu tác động của rượu đối với sức khỏe. Nếu có điều kiện, bạn vẫn có thể uống thuốc giải rượu trước khi nhậu.

Tuy nhiên, thuốc giải rượu không hoàn toàn chống lại tác hại của rượu. Do lạm dụng thuốc giải rượu, nhiều người tùy ý uống nhiều, mà không biết rằng khả năng giải độc của gan cũng chỉ có giới hạn. Uống quá nhiều rượu khiến cho gan không kịp sản xuất enzyme để chuyển hóa lượng cồn trong cơ thể kịp thời, dẫn đến say rượu.

Theo các chuyên gia, thuốc giải rượu không hoàn toàn chống lại tác hại của rượu. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, thuốc giải rượu không hoàn toàn chống lại tác hại của rượu. (Ảnh minh họa)

Mẹo để tránh say rượu bia

Dưới đây là một số mẹo tránh say rượu bia.

Ăn đồ có chất béo

Các chất béo trong đồ ăn sẽ giúp thẩm thấu lượng cồn, vì vậy chúng có thể chống say rượu và giảm các tác động của cồn tới cơ thể.

Ăn cơm

Trước khi vào tiệc, ăn cơm sẽ hạn chế rượu tiếp xúc với niêm mạc dạ dày và ruột, giúp uống rượu lâu say hơn.

Uống sữa

Sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày, giúp gan có thêm thời gian để loại bỏ cồn trước khi cồn xâm nhập vào hệ thống thần kinh.

Uống nước

Mẹo giúp uống rượu không say chính là nên bổ sung đủ nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước. Có thể bổ sung nước trước, trong và sau khi uống rượu bia.

Uống chậm

Uống quá nhanh sẽ dẫn đến việc cơ thể phải xử lý một lượng cồn khổng lồ đột ngột làm dễ say hơn. Uống rượu từ từ giúp gan có thời gian để chuyển hóa cồn, giảm các tác hại của rượu lên cơ thể.

Không trộn lẫn với nước có gas

Các bọt khí trong nước có gas sẽ làm cho cồn được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn. Việc này còn làm hại đến các cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày, tim mạch làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy hoặc nặng hơn phải nhập viện.

Chọn thức uống có độ cồn nhẹ

Nồng độ cồn trong đồ uống càng cao thì càng dễ say hơn và các di chứng mà chúng để lại càng nhiều hơn. Các loại rượu vang hay rượu trái cây thường có nồng độ cồn thấp hơn so với các loại rượu khác, giúp đỡ say hơn.

Có nên sử dụng cách giải rượu cấp tốc?

Các phương pháp giải rượu như uống cà phê, tắm nước lạnh hoặc nôn không giúp cơ thể khôi phục tỉnh táo thực sự. Chúng có thể tạm thời giúp não bộ nhận thức rõ ràng hơn nhưng không làm giảm bớt nồng độ cồn trong máu. Vì vậy bạn không nên dụng cách giải rượu cấp tốc.

Cách tốt nhất để tỉnh táo chính là ngủ một giấc thật dài và thật sâu. Giấc ngủ cho phép cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục, giúp gan chuyển hóa chất cồn và khôi phục khả năng đào thải rượu ra khỏi cơ thể.

Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc "có nên uống thuốc giải rượu?". Chúc bạn sẽ có những phương pháp giải rượu an toàn, hiệu quả.

Bình luận
vtcnews.vn