• Zalo

Có nên trồng cây thằn lằn trong nhà?

Gia đìnhThứ Năm, 19/10/2023 09:28:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Hiện nay, cây thằn lằn được nhiều người ưa trồng, chủ yếu cho leo các bờ tường nhằm trang trí, tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà.

Cây thằn lằn hay còn gọi là vảy ốc, sung thằn lằn, dây thằn lằn, tên khoa học Ficus pumila L, thuộc họ Moraceae (họ dâu tằm). Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, khu vực Đông Á, Nam Á. 

Thân cây thuộc dạng thân bò, một cây được phân chia thành nhiều nhánh thân mọc bám sát vào tường, hàng rào và giàn leo. Thân cây thường mọc leo xếp chồng lên nhau tạo thành 3-4 tầng.

Lá cây thằn lằn thuộc dạng lá đơn, mọc so le với nhau tạo thành hai hàng dọc quanh thân. Lá có dạng hình tim nhỏ, dài khoảng 2,5cm và rộng 2 cm. Lá cây có màu xanh đậm, chính giữa có màu trắng, cuống lá ngắn sát thân và có màu xanh đậm.

Ở nước ta, cây thằn lằn thường mọc hoang ở cả đồng bằng và miền núi. Ngày nay, cây thằn lằn được chọn như loại cây cảnh để trồng trong nhà, leo bám trên tường nhằm trang trí và tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà.

Cây thằn lằn hay còn gọi cây vảy ốc được nhiều người trồng để tạo mảng xanh trong vườn nhà.

Cây thằn lằn hay còn gọi cây vảy ốc được nhiều người trồng để tạo mảng xanh trong vườn nhà.

Quả thằn lằn có tên khoa học là Ficus Pumila, dạng quả hạch có chiều dài khoảng 15 cm, hình trứng và có một hạch cứng hình trái xoan. Theo Đông y quả này có thể dùng làm thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi và ngâm rượu.

Cây thằn lằn có khả năng bám và sinh trưởng tốt trên rất nhiều bề mặt khác nhau như sàn nhà, đá, gỗ, tường nhà… Chúng có tốc độ phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Do đó, có thể thoải mái trồng loài cây này ở nhà. 

Về phong thủy, cây thằn lằn với phần rễ cọc phát triển, bám chắc và lan rộng giúp đem đến ý nghĩa về sức mạnh trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, còn là sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng.

Loài cây leo này có tác dụng làm xanh mát không gian sống, nhất là với những căn hộ hướng Tây, sự bao phủ của loại cây này sẽ làm lượng bức xạ nhiệt mặt trời chiếu thẳng vào tường nhà giảm, khiến không gian bên trong nhà đỡ oi bức hơn.

Rễ cây thằn lằn chỉ bám nông trên bề mặt tường, không có khả năng phá vỡ kết cấu của tường.

Rễ cây thằn lằn chỉ bám nông trên bề mặt tường, không có khả năng phá vỡ kết cấu của tường.

Cây thằn lằn bám chắc trên bề mặt tường, do đó, không ít người băn khoăn liệu cây thằn lằn có làm hư hỏng tường hay không.

Thực tế cho thấy, rễ cây thằn lằn chỉ bám nông trên bề mặt tường, nó không có khả năng phá vỡ kết cấu của tường. Tuy nhiên, vì rễ bám trên bề mặt tường và lấy chất dinh dưỡng tại đây, do đó sau một thời gian bề mặt tường sẽ bị xù xì, thô nhám. Nên cách tốt nhất nếu bạn muốn sửa lại tường là phải chà nhám, loại bỏ hết lớp bề mặt tường trước khi muốn sơn mới.

Nhưng cũng có trường hợp sau khi trồng cây thằn lằn leo tường, cho rằng, tường sẽ bị xuống cấp, đặc biệt là thấm nước. Sở dĩ có điều này là do rễ cây thằn lằn bám lên tường đã làm mất đi lớp chống thấm trên bề mặt.

Hơn nữa, nếu cây phát triển quá dày cũng sẽ tạo nên một độ ẩm nhất định, khiến cho bức tường không còn sự thông thoáng và nhanh bị ẩm mốc hơn.

Vì vậy, nếu bạn muốn tô điểm bức tường với loại cây này nên chú ý tránh cho cây phát triển quá rậm rạp bởi chúng sẽ tạo nên lớp thảm dày đặc trên bề mặt tường và đây cũng là điều kiện để một số loại sâu bọ, kiến gián phát triển.

* Thông tin mang tính tham khảo

Gia Hưng(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn