(VTC News) – Chỉ một thầy, một trò nhưng lớp học vẫn rộn rã tiếng cười cùng tiếng đàn Accordéon cất lên, làm rộn rã cả căn phòng. Thầy, đem hết kiến thức mình có được truyền lại cho trò, còn trò thường xuyên “câu giờ” của thầy, nhẫn nại và nhẫn nại…
Một lớp, một thầy, một trò
Thầy là Nguyễn Thế Hải, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội hệ trung cấp 7 năm, chuyên ngành: Accordéon. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa thầy nhận được học bổng đi du học tại CHDC Đức cũ. Thầy đã tốt nghiệp bậc Đại học tại nhạc viện Franz Liszt, rồi được nhận làm trợ giảng Nhạc viện Franz Liszt, giảng viên cơ hữu tại Concervatorium “Clara Wieck” tại thành phố Plauen (Đức), dạy các môn: Accordéon, keyboard, hòa tấu và lí thuyết âm nhạc.
Năm 2000, thầy Hải trở về Nhạc viện TP.HCM, tham gia giảng dạy tại khoa Guitare – Accordéon - Orgue cho đến nay. Số lượng sinh viên và học sinh học môn Accordeon ngày một ít đi, cũng giống như ở một số bô môn khác như Mandoline, Harfe,Cello… ở Nhạc viện Thành phố hiện nay.
Trò là Trần Trọng Tuyển (18 tuổi, là học sinh duy nhất lớp accordéon, khoa Guitare - Accordéon, Nhạc viện TP.HCM). Ngay từ nhỏ, Tuyển đã có niềm đam mê với âm nhạc nhất là thể loại nhạc Accordéon.
Trò là Trần Trọng Tuyển (18 tuổi, là học sinh duy nhất lớp accordéon, khoa Guitare - Accordéon, Nhạc viện TP.HCM). Ngay từ nhỏ, Tuyển đã có niềm đam mê với âm nhạc nhất là thể loại nhạc Accordéon.
Hai thầy trò trong một, một thầy, một trò và...một khoa! |
Niềm đam mê ấy càng thôi thúc khi em xem những bộ phim cách mạng của nước Nga vì nhìn thấy người chiến sĩ chơi phong cầm bên chiến hào. Vì vậy, Tuyển quyết tâm thi đậu vào khoa Guitare - Accordéon, bộ môn Accordéon.
Ngày gia đình em nhận được một món quà gửi từ Trung Quốc về, cả nhà hồi hộp, khi mở ra, là một cây phong cầm cạnh tháp Eiffel, Tuyển vui mừng khôn xiết. Cầm cây đàn lên, em nhớ lại những động tác mà các nghệ nhân trên tivi đánh, em cũng tập trổ tài.
Nhưng khi biết cây đàn ấy không phải là món quà của gia đình mà của người chú gửi về nhờ cất giùm, Tuyển buồn rồi năn nỉ bố mẹ phải làm sao mua được cây đàn như thế cho em. Hiểu được niềm đam mê của Tuyển, bố mẹ em đã nài người chú bán lại cây đàn với giá 5 triệu đồng. Cây đàn từ đó thuộc quyền sở hữu của em.
Hằng ngày, Tuyển lấy cây đàn ra ngắm rồi mày mò học thuộc các bàn phím, sau đó, em tự mình đánh từng nốt đàn. “Cũng may, gia đình em có một người chú cũng là một tay chơi đàn kỳ cựu nên em cũng được học ở chú đôi chút. Ngoài ra, em hay lên Internet để tìm kiếm thông tin và tìm những bản dễ chơi rồi tự học ở nhà. Cứ như thế, em đậu vào hệ trung cấp lớp Accordéon khoa khoa Guitare - Accordéon, Nhạc Viện TP.HCM.
Chỉ vì đam mê
Hai thầy trò vừa gặp nhau đã trở nên thân thiện và hòa đồng ngay từ khi Tuyển đậu vào khoa.
"Nhìn chúng tôi, người ta nghĩ là anh em là bạn nhiều hơn là thầy trò. Bởi chúng tôi có một điểm chung là đam mê môn Accordéon và cây đàn phong cầm cạnh tháp Eiffel từ lúc bé.
"Nhìn chúng tôi, người ta nghĩ là anh em là bạn nhiều hơn là thầy trò. Bởi chúng tôi có một điểm chung là đam mê môn Accordéon và cây đàn phong cầm cạnh tháp Eiffel từ lúc bé.
Học môn Accordéon cần phải biết tư duy, có sức khỏe và năng khiếu thì mới nhanh thuộc bài. Bởi khi cầm cây đàn lên, người học phải có kỹ thuật tốt mới chơi được những bản nhạc từ cổ điển đến nhạc dân gian các nước, nhạc pop,jazz . Vì vậy, thầy trò tôi không bao giờ đến muộn, và làm việc với niềm đam mê âm thanh của cây đàn”, thầy Hải nói.
Một điều đặc biệt ở một thầy, một trò trong lớp là trò có thể xài “giờ giây thun” của thầy để tranh thủ được học nhiều hơn. Hơn thế nữa, trò có thể “bắt” thầy dạy hết bài, dù bài ấy so với lớp đông trò, thầy phải dạy đến ba buổi mới xong. Thầy có bao nhiêu sách, trò cũng mượn hết để tham khảo.
Tuyển đang chú tâm chơi một bản nhạc để đãi khách trong sự hướng dẫn của thầy |
Thầy dí dỏm nói: "Môn học của mình là của quí hiếm. Thể loại nhạc này không bao giờ phai mờ theo thời gian. Ở châu Âu, nhiều người bây giờ vẫn thích nghe. Biết đâu, hiện nay khán giả không chuộng nhưng về lâu về dài, người ta lại đổ xô đi nghe, lúc đó, các bạn sinh viên lại tranh nhau thi vào. Lúc đó, mình lại mệt nhoài về đám học trò của mình cũng nên”.
Hàng ngày, ngoài giờ dạy cho lớp accordéon, thầy Hải còn dạy chơi đàn organ và nhạc lí căn bản. Còn trò, học bộ môn này vì đam mê nên phải theo đến cùng, dù bộ môn khác hấp dẫn hơn, sau này ra trường nhiều tiền hơn. “Nếu ai cũng đi học kèn, trống, organ, piano… thì sau này thị trường cần sẽ chẳng có ai biểu diễn. Sau này tốt nghiệp, biết đâu em lại có xuất học bổng để đi du học nước ngoài. Lúc đó, e thành người nổi tiếng” - Tuyển vui vẻ nói.
Tuyển còn cho biết, dù đang là sinh viên nhưng em đã từng đi biểu diễn ở một số chương trình do thành phố hay trường tổ chức. Hay những lúc chú em đi biểu diễn sẽ cho em đi cùng để học hỏi và để khi dàn nhạc mệt, em sẽ thay thế các nhạc công chừng 15 phút. Lúc đó, em lại được mang cây đàn của mình lên sân khấu biểu diễn.
Khó khăn chồng khó khăn
Khó khăn của hai thầy trò hiện nay là tìm ra cây đàn chuyên dụng cho Tuyển học. Thầy Hải cho biết: “Để tìm cây đàn tốt, phù hợp với túi tiền học trò, rất khó. Ở Sài Gòn không có cây đàn này. Ra Hà Nội lùng tìm nhưng cũng không thể mua được. Nếu có, cũng là cây đàn cổ xưa, chức năng rất ít. Chỉ còn cách sang Trung Quốc mua, mà đồ Trung Quốc thì nhà báo biết rồi đó!”.
Cây đàn mà Tuyển đang dùng, giá bình dân cũng đến 15 triệu đồng, nếu khi có trục trặc, tìm được chỗ sửa cũng rất khó. Muốn sửa thì phải đóng gói đưa ra Hà Nội hoặc đưa sang nước ngoài. Nếu như thế thì viêc học của trò sẽ bị gián đoạn.
Hơn thế nữa, cây đàn này chỉ học được hệ trung cấp. Sang Đại học, Tuyển sẽ không thể học được. Vì hệ đại học cần phải có cây đàn nhiều chức năng và chuyên dụng hơn. Giá đắt mà phải sang tận châu Âu, may ra mới mua được”, thầy Hải tâm sự.
Mặc dù, được thầy dành tình cảm rất đặc biệt, những gì có thể truyền đạt, thầy đều truyền hết cho trò. Nhưng khi học một mình một lớp, Tuyển thấy “không biết mình học nhanh hay chậm. Muốn biết năng lực có mình nổi trội hơn hay không, em chỉ biết lấy các bạn khoa khác ra so sánh một cách khập khiễng”.
Có những khi, một số chi tiết trong bài học chưa hiểu, gọi điện hỏi thầy thì sợ thầy đang bận, nên em phải tự lên mang tìm đọc rồi mày mò tự học ở nhà.
Một khó khăn nữa là việc xin cho Tuyển được đi du học: “Qua bên đó, em ấy mới có điều kiện để trau dồi thêm kiến thưc và phát huy được khả năng cũng như được thể hiện niềm đam mê của mình”. Thế nhưng, việc ấy rất khó với thị trường âm nhạc hiện nay.
Tâm sự với chúng tôi về lớp một thầy, một trò, thầy Hải cho biết, đây không phải lớp học duy nhất của Nhạc viện mà hiện nay có rất nhiều khoa, số lượng học viên rất ít, thậm chí, một lớp cũng chỉ một học viên theo học. Tình trạng này đang phổ biển ở các trường nhạc viện. Tuy nhiên, vì chỉ có một thầy, một trò nên lại đảm bảo chất lượng rất tốt cho việc dạy và học.
Ngọc Thân
Bình luận