Đây là hiện tượng lạ đang xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân có cá để ăn, nhưng bên cạnh đó là lo ngại về việc loại cá này có thể lấn át các loại cá bản địa.
Các kênh mương ở An Giang, Kiên Giang cũng tràn ngập cá rô phi. Theo anh Nguyễn Văn Bảy (ở kênh 7, xã Vĩnh Thạnh Trung, H.Châu Phú, An Giang), dọc các bờ kênh, anh và dân địa phương chất chà rất nhiều nhưng khi dỡ chà chỉ thấy toàn cá rô phi, có đám chà cá rô phi chiếm trên 70%.
“Tôi để ý thấy vùng kênh nào trồng lúa nhiều vụ thì nơi đó cá sông càng ít, ngược lại cá rô phi rất nhiều. Tôi đoán chừng do chúng khỏe hơn các loài cá khác nên môi trường nước nào cũng sinh sôi được”, anh Bảy nói.
Dạo quanh các chợ cá ở TP.Long Xuyên như chợ Mỹ Bình, chợ Ô Môi, chợ Bình Khánh... chỗ nào cũng thấy bán cá rô phi, có con to bằng bàn chân người lớn. Tiếng là chợ cá đồng ở cầu Tha La, H.Tịnh Biên cũng thấy cá rô phi nằm đầy trong thau. Hỏi giá bao nhiêu, mấy cô bán cá trả lời chỉ 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Tiến, lái cá ở TX.Châu Đốc (An Giang) nói: “Khoảng 2 năm nay khi tới các huyện Châu Phú, Châu Thành gom cá dỡ chà thì thấy cá sông, cá đồng thưa thớt, còn lại là rô phi và cá lau kính”.
Cá rô phi là loài cá ngoại lai, được nhập nuôi từ lâu làm cá thịt. Nhưng vì sao xuất hiện nhiều trong môi trường tự nhiên? Nhiều người suy đoán có thể trong quá trình vận chuyển cá thịt lên ghe tàu chở đi bán vô tình làm xổng một lượng lớn cá ra sông.
Lý do khác, theo ông Vương Học Vinh, Trưởng bộ môn thủy sản - Khoa Nông nghiệp (Đại học An Giang), thời gian gần đây người dân thường phóng sinh cá tự nhiên ra sông; mà cá rô phi là loài sinh sản nhanh nên các điểm bán cá phóng sinh đều ương ép cá rô phi nhiều hơn cá chép, cá rô đồng để bán.
Theo ông Vinh, cá rô phi là loài cá sống được ở nước lợ cũng như nước mặn nên môi trường nào chúng cũng thích nghi nhanh chóng. “Trong điều kiện cá tôm kiệt như ngày nay thì cá rô phi là con cá của người nghèo, bắt được cá lớn họ đem bán, cá nhỏ để ăn, ăn không hết thì làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Điều đáng lo ngại là cá rô phi sinh sôi trong tự nhiên thành quần đàn quá nhanh tất nhiên sẽ lấn át các loài cá bản địa về mặt thức ăn, môi trường sống”, ông Vinh nói.
Ông Năm Đặng (xã Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) cho biết: “Thời gian gần đây khi tát ao, tát mương, dỡ chà thì bắt được đa phần là cá rô phi, còn lại là cá lau kính và một số loài cá sông. Có khi bắt trên 60% cá rô phi, cá sông ít lắm, mấy năm trước đâu có hiện tượng lạ này”.
Các kênh mương ở An Giang, Kiên Giang cũng tràn ngập cá rô phi. Theo anh Nguyễn Văn Bảy (ở kênh 7, xã Vĩnh Thạnh Trung, H.Châu Phú, An Giang), dọc các bờ kênh, anh và dân địa phương chất chà rất nhiều nhưng khi dỡ chà chỉ thấy toàn cá rô phi, có đám chà cá rô phi chiếm trên 70%.
“Tôi để ý thấy vùng kênh nào trồng lúa nhiều vụ thì nơi đó cá sông càng ít, ngược lại cá rô phi rất nhiều. Tôi đoán chừng do chúng khỏe hơn các loài cá khác nên môi trường nước nào cũng sinh sôi được”, anh Bảy nói.
Ông Đặng tát mương bắt được nhiều cá rô phi - Ảnh: Thanh Dũng |
Dạo quanh các chợ cá ở TP.Long Xuyên như chợ Mỹ Bình, chợ Ô Môi, chợ Bình Khánh... chỗ nào cũng thấy bán cá rô phi, có con to bằng bàn chân người lớn. Tiếng là chợ cá đồng ở cầu Tha La, H.Tịnh Biên cũng thấy cá rô phi nằm đầy trong thau. Hỏi giá bao nhiêu, mấy cô bán cá trả lời chỉ 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Tiến, lái cá ở TX.Châu Đốc (An Giang) nói: “Khoảng 2 năm nay khi tới các huyện Châu Phú, Châu Thành gom cá dỡ chà thì thấy cá sông, cá đồng thưa thớt, còn lại là rô phi và cá lau kính”.
Cá rô phi là loài cá ngoại lai, được nhập nuôi từ lâu làm cá thịt. Nhưng vì sao xuất hiện nhiều trong môi trường tự nhiên? Nhiều người suy đoán có thể trong quá trình vận chuyển cá thịt lên ghe tàu chở đi bán vô tình làm xổng một lượng lớn cá ra sông.
Lý do khác, theo ông Vương Học Vinh, Trưởng bộ môn thủy sản - Khoa Nông nghiệp (Đại học An Giang), thời gian gần đây người dân thường phóng sinh cá tự nhiên ra sông; mà cá rô phi là loài sinh sản nhanh nên các điểm bán cá phóng sinh đều ương ép cá rô phi nhiều hơn cá chép, cá rô đồng để bán.
Theo ông Vinh, cá rô phi là loài cá sống được ở nước lợ cũng như nước mặn nên môi trường nào chúng cũng thích nghi nhanh chóng. “Trong điều kiện cá tôm kiệt như ngày nay thì cá rô phi là con cá của người nghèo, bắt được cá lớn họ đem bán, cá nhỏ để ăn, ăn không hết thì làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Điều đáng lo ngại là cá rô phi sinh sôi trong tự nhiên thành quần đàn quá nhanh tất nhiên sẽ lấn át các loài cá bản địa về mặt thức ăn, môi trường sống”, ông Vinh nói.
Theo TNO
Bình luận