(VTC News) – "Quốc hội đã sáng suốt khi hoãn thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp lần này, luật Đất đai cần có thời gian để được nghiên cứu thấu đáo hơn".
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật Đất đai sửa đổi là một đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và người dân. Một số nội dung của dự thảo luật có liên quan dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong khi đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đang được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án luật Đất đai sửa đổi sau khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp tháng 10 năm nay, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, như ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, từ nay đến khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới, các cơ quan có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của luật.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử VTC News, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc hoãn thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp lần này là một quyết định đúng đắn và sáng suốt.
- Là một trong những người gắn bó nhiều năm với Luật Đất đai, ông đánh giá thế nào về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp lần này?
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ. Thứ nhất, là vấn đề cơ chế Nhà nước thu hồi đất.
Trong phiên thảo luận về Luật Đất đai ngày 17/5, ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã nói rất cụ thể về sự mâu thuẫn trong cơ chế thu hồi đất. Cụ thể là quyền trưng dựng, trưng mua theo điều 23 của Hiến Pháp được quy định rất rõ: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.
Vì vậy, Nhà nước thu hồi đất vẫn là hình thức độc lập với điều 23 của Hiến pháp.
Hiến pháp phải được thảo luận độc lập, không liên quan đến luật nào, các luật phải theo Hiến pháp, chứ không thể nào Hiến pháp phải phù hợp với Luật.
Cơ chế Nhà nước thu hồi đất cần được vận hành thống nhất với quy định của Hiến pháp về quyền của Nhà nước đối với việc trưng thu, trưng dụng, trưng mua tài sản của người dân khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình, cá nhân.
Vấn đề này còn đang được thảo luận trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Do, đó việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) cần được lùi lại chờ Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi để đảm bảo tính hợp hiến.
Thứ hai, có nhiều điểm ý kiến còn không thống nhất thì chúng ta phải làm rõ thêm, chứng minh phương án nào là tốt thực sự, để đưa ra phương án tốt nhất.
Thứ ba, nhiều điều luật trong luật Đất đai chịu sự vận động của các nhóm lợi ích, nên chúng ta phải cảnh giác bằng mọi cách để loại được sự hình thành của các nhóm lợi ích.
- Vậy ông đánh giá thế nào về quyết định hoãn thông qua Luật Đất đai vào kỳ họp lần này?
Đấy là biểu hiện tốt. Nó chứng tỏ tư duy về trật tự pháp luật và coi Hiến pháp là nền tảng pháp luật Việt Nam được xác lập.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sáng suốt khi hoãn chưa thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp lần này. Nói cách khác, chúng ta còn có thời gian để tư duy về 1 luật tốt hơn.
-Đất đai gắn liền với mỗi người dân, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này cũng đã được lấy ý kiến rộng rãi của người dân. Nhưng như ông vừa nói vẫn còn tồn tại vấn đề nhóm lợi ích?
Điều này ai cũng có thể thấy, cơ chế thu hồi đất cũng như rất nhiều cơ chế khác thôi, nhưng tại sao thảo luận tới 2 năm vẫn chưa ngã ngũ. Phải chăng vì nhóm lợi ích quá lớn?
Người dân gắn với đất đai gần nhất, nên phải lắng nghe ý kiến của dân. Tôi cho rằng, dự thảo lần này chưa tạo được sự đồng thuận vì chưa nghiêm túc khi lấy ý kiến của dân.
Việc lấy ý kiến của người dân hiện nay được giao cho nên giao cho Ủy ban nhân dân các cấp. Theo tôi nên giao cho hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị thành viên như: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… Như vậy sẽ khách quan và gần dân hơn.
Xử lý ý kiến của người dân cho thỏa đáng. Tức là tiếp thu ý kiến của dân trên nguyên tắc nào, chứ nếu không lấy ý kiến của dân xong rồi ngồi với nhau và quyết định thì không có y nghĩa lắm., khi chúng ta không có tiêu chí để tiếp thu.
Tôi cho rằng, các cơ quan cấp cao phải có tiêu chí để tiếp thu ý kiến của dân.
- Theo ông, ban soạn thảo cần phải làm gì để đưa ra được một phương án sửa đổi đúng đắn nhất, để Luật có thể đi vào cuộc sống?
Thứ nhất, cần phải xử lý ý kiến của người dân một cách thỏa đáng. Tức là cần phải đưa ra các tiêu chí cụ thể để tiếp thu ý kiến của dân. Tiếp thu trên nguyên tắc nào.
Thứ hai, những người chủ trì soạn thảo phải rất khách quan, dũng cảm. Có như vậy mới đưa ra được những gì là đúng đắn nhất, phát sinh từ cuộc sống này, và như vậy pháp luật mới đi được vào cuộc sống này.
Đấy là nguyên nhân cơ bản để Luật có khả năng thực thi. Tất cả những cơ chế, chính sách gì là mới phải được đánh giá khách quan. Đừng bó hẹp tư duy trong nhóm soạn thảo. Chúng ta cần trí tuệ, tri thức ở nhiều nơi trong xã hội mới đảm bảo được tính khách quan.
Ban soạn thảo cũng phải thành tâm nghe ý kiến và biết cách nghe ý kiến từ người dân, nhà khoa học và nhiều ý kiến xã hội khác.
- Xin cám ơn ông!
GS. Đặng Hùng Võ chia sẻ về quyết định của các đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII.
Ngày 21/6, sau khi Quốc hội đã không biểu quyết dự thảo luật Đất đai sửa đổi như dự kiến, mà để đến kỳ họp cuối năm, để luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. 292/348 đại biểu Quốc hội đã đề nghị lùi thời điểm thông qua dự thảo luật này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án luật Đất đai sửa đổi sau khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp tháng 10 năm nay (Ảnh minh họa internet) |
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật Đất đai sửa đổi là một đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và người dân. Một số nội dung của dự thảo luật có liên quan dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong khi đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đang được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án luật Đất đai sửa đổi sau khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp tháng 10 năm nay, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, như ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, từ nay đến khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới, các cơ quan có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của luật.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử VTC News, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc hoãn thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp lần này là một quyết định đúng đắn và sáng suốt.
- Là một trong những người gắn bó nhiều năm với Luật Đất đai, ông đánh giá thế nào về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp lần này?
GS Đặng Hùng Võ. (Ảnh: Châu Anh) |
Trong phiên thảo luận về Luật Đất đai ngày 17/5, ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã nói rất cụ thể về sự mâu thuẫn trong cơ chế thu hồi đất. Cụ thể là quyền trưng dựng, trưng mua theo điều 23 của Hiến Pháp được quy định rất rõ: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.
Vì vậy, Nhà nước thu hồi đất vẫn là hình thức độc lập với điều 23 của Hiến pháp.
Hiến pháp phải được thảo luận độc lập, không liên quan đến luật nào, các luật phải theo Hiến pháp, chứ không thể nào Hiến pháp phải phù hợp với Luật.
Cơ chế Nhà nước thu hồi đất cần được vận hành thống nhất với quy định của Hiến pháp về quyền của Nhà nước đối với việc trưng thu, trưng dụng, trưng mua tài sản của người dân khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình, cá nhân.
Vấn đề này còn đang được thảo luận trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Do, đó việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) cần được lùi lại chờ Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi để đảm bảo tính hợp hiến.
Thứ hai, có nhiều điểm ý kiến còn không thống nhất thì chúng ta phải làm rõ thêm, chứng minh phương án nào là tốt thực sự, để đưa ra phương án tốt nhất.
Thứ ba, nhiều điều luật trong luật Đất đai chịu sự vận động của các nhóm lợi ích, nên chúng ta phải cảnh giác bằng mọi cách để loại được sự hình thành của các nhóm lợi ích.
- Vậy ông đánh giá thế nào về quyết định hoãn thông qua Luật Đất đai vào kỳ họp lần này?
Đấy là biểu hiện tốt. Nó chứng tỏ tư duy về trật tự pháp luật và coi Hiến pháp là nền tảng pháp luật Việt Nam được xác lập.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sáng suốt khi hoãn chưa thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp lần này. Nói cách khác, chúng ta còn có thời gian để tư duy về 1 luật tốt hơn.
-Đất đai gắn liền với mỗi người dân, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này cũng đã được lấy ý kiến rộng rãi của người dân. Nhưng như ông vừa nói vẫn còn tồn tại vấn đề nhóm lợi ích?
|
Người dân gắn với đất đai gần nhất, nên phải lắng nghe ý kiến của dân. Tôi cho rằng, dự thảo lần này chưa tạo được sự đồng thuận vì chưa nghiêm túc khi lấy ý kiến của dân.
Việc lấy ý kiến của người dân hiện nay được giao cho nên giao cho Ủy ban nhân dân các cấp. Theo tôi nên giao cho hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị thành viên như: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… Như vậy sẽ khách quan và gần dân hơn.
Xử lý ý kiến của người dân cho thỏa đáng. Tức là tiếp thu ý kiến của dân trên nguyên tắc nào, chứ nếu không lấy ý kiến của dân xong rồi ngồi với nhau và quyết định thì không có y nghĩa lắm., khi chúng ta không có tiêu chí để tiếp thu.
Tôi cho rằng, các cơ quan cấp cao phải có tiêu chí để tiếp thu ý kiến của dân.
- Theo ông, ban soạn thảo cần phải làm gì để đưa ra được một phương án sửa đổi đúng đắn nhất, để Luật có thể đi vào cuộc sống?
Thứ nhất, cần phải xử lý ý kiến của người dân một cách thỏa đáng. Tức là cần phải đưa ra các tiêu chí cụ thể để tiếp thu ý kiến của dân. Tiếp thu trên nguyên tắc nào.
Thứ hai, những người chủ trì soạn thảo phải rất khách quan, dũng cảm. Có như vậy mới đưa ra được những gì là đúng đắn nhất, phát sinh từ cuộc sống này, và như vậy pháp luật mới đi được vào cuộc sống này.
Đấy là nguyên nhân cơ bản để Luật có khả năng thực thi. Tất cả những cơ chế, chính sách gì là mới phải được đánh giá khách quan. Đừng bó hẹp tư duy trong nhóm soạn thảo. Chúng ta cần trí tuệ, tri thức ở nhiều nơi trong xã hội mới đảm bảo được tính khách quan.
Ban soạn thảo cũng phải thành tâm nghe ý kiến và biết cách nghe ý kiến từ người dân, nhà khoa học và nhiều ý kiến xã hội khác.
- Xin cám ơn ông!
Châu Anh(thực hiện)
Bình luận