(VTC News) – Trước dự báo về sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 5 (bão Jebi), ông Phạm Văn Sinh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đang trực tiếp tới các huyện cùng dân chống bão.
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News, từ tối qua, 2/8, tại thành phố Thái Bình, đường Lý Bôn và Lý Thường Kiệt đã bị ngập úng từ tối qua. Đến sáng nay, các phương tiện di chuyển qua đây vẫn gặp khá nhiều khó khăn do đường bị chìm trong nước cống, có nơi nước dâng cao so với mặt đường chừng 0,2 mét.
Tình trạng này đã xảy ra vào các mùa lũ nhiều năm nay, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn chưa có cách khắc phục, xử lý triệt để. Nhưng có lẽ, với người dân nơi đây, nỗi lo về ngập lụt không đáng sợ bằng những thảm họa khác như cây lớn đổ hay điện ngầm có vấn đề….
Trong khi đó, có mặt tại các vùng thuần nông khác ở Thái Bình như Kiến Xương, Tiền Hải, nhiều diện tích hoa màu đang chìm trong nước lũ. Người dân ở đây đang tìm cách che chắn sao cho cá, tôm không bị nước lũ cuốn trôi khỏi ao.
“Nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài, các cánh đồng lúa sẽ chìm trong nước lớn và gây thiệt hại khủng khiếp với chúng tôi bởi lúa đang ở thì con gái, chuẩn bị làm đòng”, một nông dân ở xã Bình Thanh (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News, ông Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay: “Hiện tại, tôi đang dẫn đầu một đoàn về Tiền Hải để cùng người dân chống lũ. Chúng tôi vừa từ Đông Hưng, Vũ Thư về. Bão đã vào đất liền vào khoảng 10h sáng nay.
Ở các vùng ven biển của tỉnh, gió giật cấp 7 – cấp 8. Như vậy, dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia khá chính xác, họ dự báo gió giật cấp 8 – 9. Thái Bình đang xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có nơi mưa rất to. Dự kiến lượng nước ở vào khoảng 150 – 200mm.
Theo đánh giá của chúng tôi, khả năng gió sẽ không to hơn được mức này, nhưng mưa úng sẽ lớn mặc dù chúng tôi đã có trạm thoát nước đang hoạt động hết công suất”.
Ông Sinh cho hay, đến thời điểm hiện tại, Thái Bình chưa có thiệt hại về người và của nhờ công tác sơ tán khẩn cấp.
“Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là Tiền Hải, Thái Thụy”, ông Sinh nhấn mạnh.
Lý giải về các tuyến phố ngập lụt ở trung tâm thành phố, ông Sinh cho hay: “Công ty môi trường đô thị đang tập trung giải phóng khu vực này. Chúng tôi từng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng do thiếu kinh phí nên tiến độ thực hiện việc chống ngập úng ở những phố trên chưa được như mong muốn. Chúng tôi đã tích cực xử lý ở nhiều tuyến, nhưng chưa hết được”.
Chia sẻ với phóng viên VTC News, ông Sinh cho hay, trong những ngày bão lũ như thế này, cả đoàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh không ai được về nhà cho đến khi bão tan bởi họ phải trực tiếp đi thị sát, chỉ đạo, cùng người dân chống bão.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin về tình hình bão lũ ở Thái Bình.
Minh Quân
Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình, Thái Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Từ sáng nay, trên đất liền gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8; vùng ven biển gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9 và có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News, từ tối qua, 2/8, tại thành phố Thái Bình, đường Lý Bôn và Lý Thường Kiệt đã bị ngập úng từ tối qua. Đến sáng nay, các phương tiện di chuyển qua đây vẫn gặp khá nhiều khó khăn do đường bị chìm trong nước cống, có nơi nước dâng cao so với mặt đường chừng 0,2 mét.
Nhiều địa bàn trong xã Bình Định (Kiến Xương, Thái Bình), các con đường mênh mông nước. |
Tình trạng này đã xảy ra vào các mùa lũ nhiều năm nay, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn chưa có cách khắc phục, xử lý triệt để. Nhưng có lẽ, với người dân nơi đây, nỗi lo về ngập lụt không đáng sợ bằng những thảm họa khác như cây lớn đổ hay điện ngầm có vấn đề….
Trong khi đó, có mặt tại các vùng thuần nông khác ở Thái Bình như Kiến Xương, Tiền Hải, nhiều diện tích hoa màu đang chìm trong nước lũ. Người dân ở đây đang tìm cách che chắn sao cho cá, tôm không bị nước lũ cuốn trôi khỏi ao.
“Nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài, các cánh đồng lúa sẽ chìm trong nước lớn và gây thiệt hại khủng khiếp với chúng tôi bởi lúa đang ở thì con gái, chuẩn bị làm đòng”, một nông dân ở xã Bình Thanh (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News, ông Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay: “Hiện tại, tôi đang dẫn đầu một đoàn về Tiền Hải để cùng người dân chống lũ. Chúng tôi vừa từ Đông Hưng, Vũ Thư về. Bão đã vào đất liền vào khoảng 10h sáng nay.
Ở các vùng ven biển của tỉnh, gió giật cấp 7 – cấp 8. Như vậy, dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia khá chính xác, họ dự báo gió giật cấp 8 – 9. Thái Bình đang xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có nơi mưa rất to. Dự kiến lượng nước ở vào khoảng 150 – 200mm.
Theo đánh giá của chúng tôi, khả năng gió sẽ không to hơn được mức này, nhưng mưa úng sẽ lớn mặc dù chúng tôi đã có trạm thoát nước đang hoạt động hết công suất”.
Ở Thái Bình có rất nhiều đoạn đường lầy lội như thế này |
Ông Sinh cho hay, đến thời điểm hiện tại, Thái Bình chưa có thiệt hại về người và của nhờ công tác sơ tán khẩn cấp.
“Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là Tiền Hải, Thái Thụy”, ông Sinh nhấn mạnh.
Lý giải về các tuyến phố ngập lụt ở trung tâm thành phố, ông Sinh cho hay: “Công ty môi trường đô thị đang tập trung giải phóng khu vực này. Chúng tôi từng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng do thiếu kinh phí nên tiến độ thực hiện việc chống ngập úng ở những phố trên chưa được như mong muốn. Chúng tôi đã tích cực xử lý ở nhiều tuyến, nhưng chưa hết được”.
Chia sẻ với phóng viên VTC News, ông Sinh cho hay, trong những ngày bão lũ như thế này, cả đoàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh không ai được về nhà cho đến khi bão tan bởi họ phải trực tiếp đi thị sát, chỉ đạo, cùng người dân chống bão.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin về tình hình bão lũ ở Thái Bình.
Minh Quân
Bình luận