Một buổi tiếp dân. Hình minh họa |
Do vậy, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh, dự thảo Luật này chỉ nên tập trung quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân từ tiếp đón, hướng dẫn người dân khi đến cơ quan, tổ chức; quyền, nghĩa vụ của các bên; thủ tục tiếp nhận nội dung trình bày trực tiếp của người dân; thủ tục trả lời sau khi có kết quả giải quyết.
Còn việc phân loại, xử lý và giải quyết KNTC hay kiến nghị, phản ánh sẽ thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phân tích, theo dự luật thì tiếp dân có “3 cái”: tiếp dân để giải quyết công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình (cơ quan nào cũng phải làm trong chức năng nhiệm vụ của mình), thứ 2 là nghe phản ánh kiến nghị tâm tư nguyện vọng của dân, đóng góp của dân và thứ 3 là tiếp công dân để nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân đối với tình hình đất nước (thường là HĐND các cấp).
Ông Ksor Phước cho rằng quy định như vậy là quá rộng, nên chọn một trong ba, không nên đưa quy định tiếp dân để giải quyết nguyện vọng bởi lâu nay “căng thẳng nhất ở đây vẫn là KNTC”.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng bày tỏ băn khoăn về thực tế tiếp công dân của hiện nay. “Mục đích tiếp công dân là gì: để lắng nghe tiếp nhận phản ánh của dân – nhưng không phải vậy, nếu chỉ lắng nghe và tiếp nhận thì dân người ta chả cần, nghe chừng cũng không đúng với quy định của pháp luật hiện nay”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị dự án Luật Tiếp công dân giải quyết KNTC của công dân có chuyển biến cao hơn (Ảnh: Dân trí) |
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự luật cần làm rõ thêm việc tiếp công dân để giải quyết – tiếp công dân để giám sát – tiếp công dân để nghe để thấu hiểu nguyện vọng nhân dân chứ không thể “nhào một cục”.
Theo đó, tiếp công dân để giải quyết là có trách nhiệm đến cùng chứ không phải tiếp công dân chỉ là… tiếp công dân.
“Cần có đánh giá Luật này xem có tốt hơn không, tôi không thấy nói đến sau khi có Luật này việc giải quyết kiến nghị, KNTC của công dân sẽ tạo ra bước chuyển biến cao hơn – đã làm Luật phải đạt mục tiêu như thế!” – Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Một nội dung khác cũng được các thành viên Ủy ban TVQH quan tâm thảo luận là về trụ sở tiếp dân.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng băn khoăn: “Tôi thấy thế giới họ không tiếp dân theo kiểu của mình thế này, người dân có quyền KNTC nhưng người dân cũng đồng thời có nghĩa vụ đến đúng nơi KNTC, không đến đúng bị trả lại.
Còn ở nước ta cứ KNTC không được là gửi tiếp tới Tổng Bí thư, Thủ tướng…in thành nhiều tập dày cộp vừa tốn thời gian, giấy mực và gây tình trạng rất lộn xộn. Tôi thấy cần nghiên cứu thêm nội dung này”.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng góp ý thêm về việc các KNTC đã được kết luận, phản ánh kết luận ở mức cao nhất nhưng người dân vẫn tiếp tục gây phiền hà khiến cơ quan trung ương đến địa phương rất khổ sở về chuyện này.
“Cần đưa vào Luật để công bố toàn dân biết, không để xảy ra tình trạng này” – ông Ksor Phước góp ý.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh lý giải ngay, theo đó, thế giới có khoảng 87 nước có thiết chế các cơ quan trung gian hòa giải, giống Tổng Thanh tra của Pháp 1 năm tiếp 1,2 triệu người, nghe KNTC và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền. Tiếp dân là phổ biến trên thế giới, các chính thể đều gần gũi với người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, sẽ làm rõ thêm và bổ sung thêm nhiều ý kiến góp ý. “Về hệ thống, phạm vi điều chỉnh là cả hệ thống chính trị thực hiện Luật tiếp công dân.
Về nội dung chỉ dừng lại tiếp hoặc chuyển còn về trách nhiệm, thẩm quyền thời hạn thì các Luật khác điều chỉnh” – ông Tranh khẳng định.
Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến KNTC và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư.
Số lượng công dân KNTC ngày càng tăng cả về số đoàn đông người, số vụ việc (từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoàn năm 2011). Khu vực phía Bắc số đoàn đông người tăng cao nhất (99%); tiếp đó là khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam.
Tình hình KNTC diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng…).
Trần Vũ
Bình luận