(VTC News) – Phát biểu trước tòa sáng 30/5, chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long nói có mối quan hệ rất lâu với bị cáo Nguyễn Đức Kiên vì thể "làm sao anh Kiên lừa tôi được".
Nói trước tòa, ông Long cho biết đại diện của Hòa Phát và Ngân hàng ACB có rất nhiều mối quan hệ. Lý giải về việc trả lời không biết về việc cổ phiếu bị thế chấp, ông Long nói đó là “vì mô hình tập đoàn rất lớn nên tôi không thể nắm được chi tiết hết các hợp đồng”.
“Tôi và anh Kiên có quan hệ rất lâu, ngay tại tòa tôi cũng nói là không mâu thuẫn vướng mắc gì với anh Kiên cả. Làm sao anh Kiên lừa tôi được. Chỉ là sai sót khách quan thôi. Khi mua món hàng này, trên cơ sở chúng tôi là bạn, không có chuyện anh Kiên lừa tôi” – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nói trước tòa.
Thừa nhận Hòa Phát có sơ suất, ông Long nói “thời điểm 2010, khi anh Hà ký xác nhận, anh ấy là cán bộ trẻ, sau khi ký xong cũng không vào sổ sách và không báo lại. Tôi nghĩ với hệ thống hành chính của mình như thế này, việc anh Hà không báo lại là sơ suất. Chúng tôi dũng cảm thừa nhận điều này”.
Trước đó, chiều 26/5, trả lời các câu hỏi của luật sư về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát qua “thương vụ” 20 triệu cổ phiếu mà, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào. Tôi không chiếm đoạt tiền của tập đoàn Hòa Phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm việc này".
Ông Kiên nói: “Anh Long (Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - PV) là một doanh nhân lớn ở Việt Nam, với rất nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh, tôi không tin rằng ở Việt Nam hiện nay ai có thể lừa được anh ấy”.
Trả lời câu hỏi của luật sư: “Anh có tin rằng anh Long biết 20 triệu cổ phần này đang thế chấp hay không?”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi và anh Long là bạn bè, tôi tin vào năng lực quản trị của anh Long và với trách nhiệm là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, anh Long phải biết mọi việc do cấp dưới mình làm vì bất cứ lý do gì. Tôi hoàn toàn tin là anh Long biết”.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại tòa đã nêu quan điểm cáo buộc bị cáo Kiên “lừa đảo chiếm đoạt” 264 tỷ đồng của công ty Thép Hòa Phát.
Theo cơ quan công tố, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) sở hữu 29.996.000 cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát.
Ngày 11/2/2010, bị cáo Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ông Trần Ngọc Thanh (đại diện ACBI tại Hà Nội) ký hợp đồng thế chấp hơn 22 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành 800 tỷ đồng.
Tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương – TGĐ Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên trong đó có Công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 30 triệu cổ phần. Ông Nguyễn Đức Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát với giá 13.200 đồng/cổ phần, tương ứng 264 tỷ đồng.
Ngày 5/5/2012, ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng ACBI soạn thảo văn bản để ông Trần Ngọc Thanh ký gửi Ngân hàng ACB và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đề nghị xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần trong số hơn 22,4 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát đang thế chấp tại Ngân hàng ACB cho khoản trái phiếu 800 tỷ đồng do ACBI phát hành và bổ sung bằng mệnh giá hơn 74 tỷ đồng.
Sau khi nhận được văn bản của ACBI, ACBS trả lời bà Nguyễn Thị Hải Yến (qua email) với nội dung giá trị tài sản bảo đảm còn thiếu sau khi ACBI rút 20 triệu cổ phần Công ty thép Hòa Phát và bổ sung hơn 7,4 triệu cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, đề nghị ACBI có phương án, kế hoạch bổ sung tài sản đảm bảo còn thiếu để có hướng xử lý. Bà Yến báo cáo lại cho ông Kiên nhưng ông Kiên không có chỉ đạo hay hướng giải quyết.
Ngày 12/9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên tín dụng họp, kết luận không đồng ý chấp thuận của ACBI, đồng thời khẳng định gần 30 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát (trong đó có hơn 22,4 triệu cổ phần thế chấp cho trái phiếu và hơn 7,4 triệu cổ phiếu thế chấp cho khoản vay) vẫn đang thế chấp tại Ngân hàng ACB và ACB chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý giải chấp số cố phiếu này.
Mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và ACBS chấp thuận và ngày 15/5/2012, ACBI không tổ chức họp HĐQT nhưng ông Kiên vẫn chỉ đạo bà Yến soạn thảo quyết định của HĐQT để ông Kiên ký và Biên bản họp HĐQT để ông Kiên cùng bà Yến, ông Thanh và ông Huỳnh Vân Sơn (thành viên HĐQT) ký thể hiện chủ trương chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát.
Sau đó ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến chuyển Quyết định và biên bản họp HĐQT cho Tập đoàn Hòa Phát và nhận bản dự thảo hợp đồng từ Công ty Thép Hòa Phát. Ông Kiên đã kiểm tra nội dung và ký nháy vào hợp đồng sau đó giao ông Trần Ngọc Thanh ký, đóng dấu thực hiện.
Sau khi ký hợp đồng, hai bên thực hiện các bước chuyển tiền. Đến khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Công ty Thép Hòa Phát vẫn chưa nhận được 20 triệu cổ phần như hợp đồng đã ký và công ty này đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ và thu hồi số tiền 264 tỷ đồng cho Thép Hòa Phát.
Cũng trong phiên xử sáng 30/5, sau phần phát biểu của ông Trần Đình Long, bà Đặng Ngọc Lan (vợ bị cáo Kiên) cũng được phát biểu một số vấn đề liên quan đến việc 19 nhân viên của Ngân hàng ACB mang tiền đi ủy thác tại ngân hàng khác.
Tiếp theo đó, đại diện Chi cục thuế Đống Đa, đại diện 19 nhân viên mang tiền đi gửi, đại diện công ty ACBI, đại diện Ngân hàng KienLongBank, VietBank, công ty Á Châu… cũng phát biểu nêu ý kiến của mình.
Phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần đối đáp của Viện Kiểm sát đối với quan điêm bào chữa của các Luật sư.
VTC News tiếp tục cập nhật.
Nguyễn Dũng
Nói trước tòa, ông Long cho biết đại diện của Hòa Phát và Ngân hàng ACB có rất nhiều mối quan hệ. Lý giải về việc trả lời không biết về việc cổ phiếu bị thế chấp, ông Long nói đó là “vì mô hình tập đoàn rất lớn nên tôi không thể nắm được chi tiết hết các hợp đồng”.
“Tôi và anh Kiên có quan hệ rất lâu, ngay tại tòa tôi cũng nói là không mâu thuẫn vướng mắc gì với anh Kiên cả. Làm sao anh Kiên lừa tôi được. Chỉ là sai sót khách quan thôi. Khi mua món hàng này, trên cơ sở chúng tôi là bạn, không có chuyện anh Kiên lừa tôi” – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nói trước tòa.
Thừa nhận Hòa Phát có sơ suất, ông Long nói “thời điểm 2010, khi anh Hà ký xác nhận, anh ấy là cán bộ trẻ, sau khi ký xong cũng không vào sổ sách và không báo lại. Tôi nghĩ với hệ thống hành chính của mình như thế này, việc anh Hà không báo lại là sơ suất. Chúng tôi dũng cảm thừa nhận điều này”.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát. Ảnh chụp qua màn hình. |
Trước đó, chiều 26/5, trả lời các câu hỏi của luật sư về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát qua “thương vụ” 20 triệu cổ phiếu mà, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào. Tôi không chiếm đoạt tiền của tập đoàn Hòa Phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm việc này".
Ông Kiên nói: “Anh Long (Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - PV) là một doanh nhân lớn ở Việt Nam, với rất nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh, tôi không tin rằng ở Việt Nam hiện nay ai có thể lừa được anh ấy”.
Trả lời câu hỏi của luật sư: “Anh có tin rằng anh Long biết 20 triệu cổ phần này đang thế chấp hay không?”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi và anh Long là bạn bè, tôi tin vào năng lực quản trị của anh Long và với trách nhiệm là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, anh Long phải biết mọi việc do cấp dưới mình làm vì bất cứ lý do gì. Tôi hoàn toàn tin là anh Long biết”.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại tòa đã nêu quan điểm cáo buộc bị cáo Kiên “lừa đảo chiếm đoạt” 264 tỷ đồng của công ty Thép Hòa Phát.
Theo cơ quan công tố, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) sở hữu 29.996.000 cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát.
Ngày 11/2/2010, bị cáo Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ông Trần Ngọc Thanh (đại diện ACBI tại Hà Nội) ký hợp đồng thế chấp hơn 22 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành 800 tỷ đồng.
Tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương – TGĐ Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên trong đó có Công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 30 triệu cổ phần. Ông Nguyễn Đức Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát với giá 13.200 đồng/cổ phần, tương ứng 264 tỷ đồng.
Ngày 5/5/2012, ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng ACBI soạn thảo văn bản để ông Trần Ngọc Thanh ký gửi Ngân hàng ACB và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đề nghị xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần trong số hơn 22,4 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát đang thế chấp tại Ngân hàng ACB cho khoản trái phiếu 800 tỷ đồng do ACBI phát hành và bổ sung bằng mệnh giá hơn 74 tỷ đồng.
Sau khi nhận được văn bản của ACBI, ACBS trả lời bà Nguyễn Thị Hải Yến (qua email) với nội dung giá trị tài sản bảo đảm còn thiếu sau khi ACBI rút 20 triệu cổ phần Công ty thép Hòa Phát và bổ sung hơn 7,4 triệu cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, đề nghị ACBI có phương án, kế hoạch bổ sung tài sản đảm bảo còn thiếu để có hướng xử lý. Bà Yến báo cáo lại cho ông Kiên nhưng ông Kiên không có chỉ đạo hay hướng giải quyết.
Ngày 12/9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên tín dụng họp, kết luận không đồng ý chấp thuận của ACBI, đồng thời khẳng định gần 30 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát (trong đó có hơn 22,4 triệu cổ phần thế chấp cho trái phiếu và hơn 7,4 triệu cổ phiếu thế chấp cho khoản vay) vẫn đang thế chấp tại Ngân hàng ACB và ACB chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý giải chấp số cố phiếu này.
Mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và ACBS chấp thuận và ngày 15/5/2012, ACBI không tổ chức họp HĐQT nhưng ông Kiên vẫn chỉ đạo bà Yến soạn thảo quyết định của HĐQT để ông Kiên ký và Biên bản họp HĐQT để ông Kiên cùng bà Yến, ông Thanh và ông Huỳnh Vân Sơn (thành viên HĐQT) ký thể hiện chủ trương chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát.
Sau đó ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến chuyển Quyết định và biên bản họp HĐQT cho Tập đoàn Hòa Phát và nhận bản dự thảo hợp đồng từ Công ty Thép Hòa Phát. Ông Kiên đã kiểm tra nội dung và ký nháy vào hợp đồng sau đó giao ông Trần Ngọc Thanh ký, đóng dấu thực hiện.
Sau khi ký hợp đồng, hai bên thực hiện các bước chuyển tiền. Đến khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Công ty Thép Hòa Phát vẫn chưa nhận được 20 triệu cổ phần như hợp đồng đã ký và công ty này đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ và thu hồi số tiền 264 tỷ đồng cho Thép Hòa Phát.
Cũng trong phiên xử sáng 30/5, sau phần phát biểu của ông Trần Đình Long, bà Đặng Ngọc Lan (vợ bị cáo Kiên) cũng được phát biểu một số vấn đề liên quan đến việc 19 nhân viên của Ngân hàng ACB mang tiền đi ủy thác tại ngân hàng khác.
Tiếp theo đó, đại diện Chi cục thuế Đống Đa, đại diện 19 nhân viên mang tiền đi gửi, đại diện công ty ACBI, đại diện Ngân hàng KienLongBank, VietBank, công ty Á Châu… cũng phát biểu nêu ý kiến của mình.
Phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần đối đáp của Viện Kiểm sát đối với quan điêm bào chữa của các Luật sư.
VTC News tiếp tục cập nhật.
Nguyễn Dũng
Bình luận