Vốn dĩ, những người khiếm thị phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm những khó khăn về điều hướng và tránh các mối nguy hiểm. Vì thế, cần có các công trình, dự án robot thông minh sử dụng mô hình ngôn ngữ AI giúp họ điều hướng thuận tiện và an toàn hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.
Vì thế, mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Trung Quốc, cùng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Viễn thông Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn trong việc hứa hẹn sẽ hỗ trợ 17 triệu người khiếm thị của đất nước. Ở đây, họ đã và đang phát triển công trình robot chó dẫn đường sử dụng mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp khả năng điều hướng, và đồng hành cùng người khiếm thị.
Chó dẫn đường AI này vượt xa những hạn chế của các thiết bị hỗ trợ điều hướng điện tử đang có hiện nay cũng như trước đây. Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số thiết bị hỗ trợ điều hướng điện tử, chẳng hạn như mũ bảo hiểm điều hướng điện tử, gậy điều hướng điện tử, nhưng chúng không thể tham gia trò chuyện với con người, hoặc hiểu đầy đủ các hướng dẫn của con người, nhưng robot chó AI đồng hành này có thể làm được tất cả.
Nó cũng có khả năng điều hướng tốt trong các môi trường như đường phố, thang máy và không gian trong nhà, mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho người khiếm thị trong các hoạt động hàng ngày.
Sun Zhe, Phó Giáo sư tại trường Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Trung Quốc cho biết: “Những chú chó dẫn đường thông minh sử dụng mô hình ngôn ngữ AI có thể giúp điều hướng thuận tiện và an toàn hơn, giúp cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống cho người khiếm thị”.
Dự án chó AI dẫn đường này vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ bộ ban đầu, nhưng phát hiện mới được công bố trên Tạp chí Truyền thông của Hiệp hội Máy tính Trung Quốc chứng minh tính khả thi của công trình này.
Nỗ lực hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Tây Bắc và Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Viễn thông Trung Quốc có tiềm năng thay đổi cuộc sống tương lai của 17 triệu người khiếm thị tại Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn một số thách thức trước khi áp dụng rộng rãi, nhưng các nhà nghiên cứu cam kết phát triển hơn nữa công nghệ này.
Bình luận