• Zalo

Chiêu "núp bóng" tinh vi của hoa quả độc

Tổng hợpThứ Sáu, 27/01/2012 02:38:00 +07:00Google News

Con người ngày càng mắc nhiều bệnh "lạ" do hoa quả nhiễm chất bảo quản độc hại tràn lan trên thị trường.

Con người ngày càng mắc nhiều bệnh "lạ" do hoa quả nhiễm chất bảo quản độc hại tràn lan trên thị trường.

Quả gì cũng độc

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 4 triệu loại hóa chất khác nhau trong môi trường. Hàng năm có khoảng 30.000 chất mới được phát minh và đưa vào sử dụng. Trong số các hóa chất trên có khoảng 60.000 - 70.000 loại được dùng thường xuyên và rộng rãi.

 

Trái cây thường hỏng rất nhanh là do quá trình hô hấp, chúng sẽ tự chín và tự thối rữa. Mặt khác, sau khi hái, trái cây sẽ bị vi sinh vật chui vào theo núm quả, làm cho quá trình thối rữa diễn ra rất nhanh.

Để kéo dài thêm thời gian sử dụng, trước đây người ta thường bôi vôi vào núm quả để vi sinh vật không thể chui vào. Ngày nay người ta sử dụng chất bảo quản cực độc.

Quít, lựu được bọc trong các túi nilon tái chế bẩn. Việc bọc quả trong nilon khiến cho các chất độc từ túi đựng bám vào vỏ không bay hơi, mà ngấm vào vỏ rồi khuếch tán vào ruột quả.

Quả càng mọng nước, vỏ càng mỏng, quá trình khuếch tán càng nhanh và thời gian để càng lâu, nồng độ trong ruột càng tăng cao (cho đến khi nồng độ ở vỏ và ruột bằng nhau). Chưa kể, nước quả chảy do dập, va chạm cũng bị khuếch tán, nhiễm bẩn và ngấm ngược.

Đến mùa thu hoạch cam, giá tại vườn chỉ còn một vài ngàn/kg. Những quả xanh, xấu không bán được trong vụ được thu mua với giá rẻ. Một gói thuốc bảo quản với giá 5.000 đồng được hòa tan. Hoa quả nhúng vào nước có chất bảo quản, đợi cho vỏ se se lại, được gói và chuyển vào trong kho. Những quả này được bảo quản tối đa 6 tháng. Nhưng chỉ cần 3 tháng sau, nó được đưa ra bán ngoài thị trường với giá đắt gấp 10 lần vì được gắn cho cái mác "cam trái vụ".

Đào và lê cũng không nằm ngoài quy trình bảo quản này. Nhiều người giải thích là các sản phẩm hoa quả này được bảo quản bằng cách cho vào một cái hầm lớn và đổ cát lên trên. Nhưng TS. Nguyễn Văn Khải, người chứng kiến tận mắt cách bảo quản cam, lê... cho biết, không thể lấy đâu ra nhiều cát thế để bảo quản hàng tấn hoa quả cùng một lúc, trong khi giá thành để dùng thuốc bảo quản quá rẻ.

Dưa hấu có vỏ dày và thường được "bình chọn" là loại quả an toàn. Thực chất, dưa hấu cũng được ngâm vào dung dịch chất bảo quản như bất cứ loại quả nào khác.

Chuối chín là phương án chọn lựa an toàn cho các nhà trẻ. Nhưng chuối cũng được ngâm cho chín vàng đều. Ngày thứ nhất sau ngâm chín một nửa, nửa còn lại vẫn xanh, sang ngày thứ hai, cả nải đều chín.

Biện pháp rửa bằng nước sạch, ngâm nước muối... gần như không có tác dụng vì hóa chất đã ngấm sâu vào trong theo núm quả hoặc theo những lỗ nhỏ trên vỏ như cam, quýt...

Đừng nghe người bán hàng nói  

Loại táo Tàu quả nhỏ, vừa đỏ nửa xanh, ăn giòn hơn hẳn những quả táo Tàu đỏ rộm, ăn bở và được giới thiệu là táo Lạng Sơn. Thực chất, Lạng Sơn không hề trồng loại táo này dù là diện tích nhỏ nhất.

Cam trái mùa được bán với giá vài chục ngàn đồng/kg và được giới thiệu là cam Sài Gòn. Thực tế, Sài Gòn chưa bao giờ có cam với sản lượng có thể vận chuyển được ra Bắc, TS. Nguyễn Văn Khải cho biết.

Nho Mỹ với giá hơn 100.000 đồng/kg, mận Úc với giá 60.000 đồng/kg hay mận Quảng Tây... đều là cách người bán hàng "nhập quốc tịch" cho các loại hoa quả Trung Quốc độc hại được đưa vào Việt Nam.

Giữa tháng 5, người bán hàng giới thiệu cho khách loại mận Tam Hoa ngon, ngọt nhưng thực tế, tháng 5 không phải là mùa mận Tam Hoa.

Giống quít Liễu Thành (Trung Quốc) ngọt và to bằng ngón tay cái được giới thiệu là quít Thái Lan.

Quít Bắc Sơn (Lạng Sơn) được bán với giá cao nhưng thực chất không có để chuyển về Hà Nội vì sản lượng quá ít, không đủ phục vụ nhu cầu tại địa phương.

Theo Dantri 

Bình luận
vtcnews.vn