(VTC News) - Cậu bạn trai nghịch dại, hậu quả làm cô bạn nguy kịch tính mạng.
Tuần qua khoa Hồi sức – Chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận bé gái S. C. Th. 10 tuổi, ngụ tại Cà Mau, được chuyển viện với chẩn đoán ong vò vẽ đốt biến chứng suy hô hấp, tổn thương gan, tổn thương thận và tiểu huyết sắc tố.
Khai thác bệnh sử ghi nhận em Th. chơi trong vườn nhà với các bạn cùng trang lứa. Một bạn nam thấy tổ ong trên cây nên hiếu kỳ lấy đá chọi tổ ong, làm ong bay ra tấn công, các em bỏ chạy tán loạn, riêng em Th không may bị ong đốt 87 vết, được người nhà phát hiện đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu.
Các bác sỹ ghi nhận Th. có biểu hiện biến chứng do ong đốt rất nặng qua dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sưng phù vết đốt, tiểu máu và lơ mơ, khó thở. Bệnh viện địa phương quyết định chuyển em đến ngay bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại khoa Cấp cứu, kết quả thăm khám cho thấy Th. lơ mơ, khó thở tím tái, vàng da vàng mắt, tiểu ít, tiểu đỏ, với 87 vết ong đốt ở đầu cổ, tay, lưng gây sưng phù. Xét nghiệm cấp cứu với kết quả cho thấy tổn thương phổi, gan, thận rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hủy cơ, tăng kali máu.
Th. được nhanh chóng chuyển vào khoa Hồi sức, hỗ trợ hô hấp và được ê kíp lọc máu tiến hành lọc máu liên tục.
Sau 48 giờ lọc máu, tình trạng em dần cải thiện, em đã tỉnh táo, bớt vàng da vàng mắt, tình trạng suy hô hấp cải thiện rõ, không cần thở oxy nữa. Đến nay sau hơn một tuần điều trị em đã bình phục sức khỏe, tiểu khá.
Theo các chuyên gia, nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit).
Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin.
Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất, do đó, tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.
Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa.
Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên do vô tình bị ong đốt, trong trường hợp này, chớ chủ quan xem thường.
Không hiếm trường hợp do bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt.
Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần; Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời.
» 10 nguyên nhân gây tử vong bạn không ngờ tới
» Dùng laptop không đúng cách sẽ gặp họa
» Để sống lâu hơn, bạn cần tránh những thực phẩm này
» Đau tinh hoàn: Những tác nhân gây nguy hiểm không ngờ
Nam Anh
Tuần qua khoa Hồi sức – Chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận bé gái S. C. Th. 10 tuổi, ngụ tại Cà Mau, được chuyển viện với chẩn đoán ong vò vẽ đốt biến chứng suy hô hấp, tổn thương gan, tổn thương thận và tiểu huyết sắc tố.
Hình minh họa. |
Các bác sỹ ghi nhận Th. có biểu hiện biến chứng do ong đốt rất nặng qua dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sưng phù vết đốt, tiểu máu và lơ mơ, khó thở. Bệnh viện địa phương quyết định chuyển em đến ngay bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại khoa Cấp cứu, kết quả thăm khám cho thấy Th. lơ mơ, khó thở tím tái, vàng da vàng mắt, tiểu ít, tiểu đỏ, với 87 vết ong đốt ở đầu cổ, tay, lưng gây sưng phù. Xét nghiệm cấp cứu với kết quả cho thấy tổn thương phổi, gan, thận rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hủy cơ, tăng kali máu.
Th. được nhanh chóng chuyển vào khoa Hồi sức, hỗ trợ hô hấp và được ê kíp lọc máu tiến hành lọc máu liên tục.
Sau 48 giờ lọc máu, tình trạng em dần cải thiện, em đã tỉnh táo, bớt vàng da vàng mắt, tình trạng suy hô hấp cải thiện rõ, không cần thở oxy nữa. Đến nay sau hơn một tuần điều trị em đã bình phục sức khỏe, tiểu khá.
Theo các chuyên gia, nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit).
Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin.
Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất, do đó, tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.
Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa.
Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên do vô tình bị ong đốt, trong trường hợp này, chớ chủ quan xem thường.
Không hiếm trường hợp do bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt.
Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần; Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời.
» 10 nguyên nhân gây tử vong bạn không ngờ tới
» Dùng laptop không đúng cách sẽ gặp họa
» Để sống lâu hơn, bạn cần tránh những thực phẩm này
» Đau tinh hoàn: Những tác nhân gây nguy hiểm không ngờ
Nam Anh
Bình luận