Do không được nhìn tận mắt, sờ tận tay và ướm thử nên nhiều tín đồ thời trang ngoại đành vất xó những món đồ mua online không thể dùng được.
Mua hàng nước ngoài online là xu hướng mua sắm khá thịnh hành hiện nay, nhất là vào mùa giảm giá. Tuy nhiên, do không được nhìn tận mắt, sờ tận tay và ướm thử nên kết cục, món hàng tiền triệu không vừa ý chủ nhân, có khi còn bị vứt xó.
Rủi ro quá lớn
Các website bán hàng online quốc tế thường rất chuyên nghiệp, bao giờ cũng hướng dẫn chi tiết, bầy đủ cách để người mua đo đạc, chọn lựa size. Tuy nhiên, do chủ quan hoặc sơ xuất, hàng về đến tay khách hàng lại bị lệch size hoặc có chất liệu, kiểu dáng không như hình dung ban đầu.
Hồng Anh, một người đầy kinh nghiệm về đặt hàng nước ngoài qua mạng, cũng không tránh khỏi những lần thất bại. Cô kể năm ngoái có đặt mua một chiếc váy H&M tại Mỹ, giá gần 60 USD (khoảng 1,2 triệu đồng). “Lần đầu đặt váy nhưng em chủ quan, đặt luôn size M là size áo em mặc thường ngày. Khi váy về mặc bị rộng, kiểm tra lại mới biết cách đo size của váy và áo là khác nhau, lẽ ra em phải đặt S. Em đành phải bán lại, chấp nhận lỗ 300.000 đồng mà rao cả tháng mới có người mua”.
Đi mua sắm trực tiếp, việc chọn quần áo may sẵn sao cho vừa vặn vốn đã phức tạp vì vóc dáng mỗi người một khác, thì mua qua mạng, xác suất không phù hợp lại càng cao. Hướng dẫn trên website bán hàng, dù chi tiết đến mấy, cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng sẽ chọn được đúng kích cỡ trong mọi trường hợp.
Ngọc Mai, sinh viên Đại học Ngoại ngữ, có đặt mua chiếc áo khoác blazer của Zara từ Anh với giá hơn 1 triệu đồng (40 bảng). Mai rất yên tâm vì đã cẩn thận đo đủ các vòng ngực, eo, hông đúng như hướng dẫn. Vấn đề nằm ở chỗ, áo blazer quan trọng nhất là phần vai, nhưng trên trang web bán hàng không thấy có phần đo vai nên cô nàng cũng quên luôn.
“Vai em gầy và nhỏ, nên dù chiếc áo vừa vặn nhưng vai vẫn rộng, mà áo blazer rộng vai thì không thể cố mặc được”, Mai ngậm ngùi chia sẻ.
Giày dép cũng là mặt hàng được đặt mua qua mạng khá nhiều, nhưng độ rủi ro cũng không kém. Khi chọn một đôi giày, ngoài kiểu dáng còn có hai yếu tố đặc biệt quan trọng khác là kích cỡ và chất liệu, nhưng khách đều không thể kiểm tra trước được. Trong khi đó, quy ước về size giày trên thế giới rất đa dạng và phức tạp.
Ví dụ, cỡ 37 của Pháp tương ứng với cỡ 4 theo cách đo của Anh. Nhưng cỡ 4 của Anh và cỡ 4 của Mỹ lại không giống nhau (cỡ 4 của Anh tương đương cỡ 5,5 của Mỹ). Ngoài ra, còn một cách quy ước cỡ giày theo chiều dài chân, ví dụ giày cỡ 225 dành cho chân có chiều dài 22,5cm.
“Do đó, khi đặt mua giày trên các website nước ngoài phải rất cẩn thận, vì ngoài đo số đo, người mua còn cần quy đổi kích cỡ vốn rất phức tạp” - chủ một shop chuyên nhận đặt hàng nước ngoài, khuyến cáo.
Chị Duyên, một chuyên viên thiết kế đã phải “bỏ xó” đôi giày cao gót Ninewest giá hơn 1,8 triệu đồng (87 USD) vì “bê nguyên” cỡ 5,5 của Mỹ (cỡ 37 thông thường) để đặt giày trên website của Anh (cỡ 39). Chị Duyên cho hay đã thử đủ cách, như lót, đệm chèn để cố “vớt vát” nhưng vẫn không thể tự tin, thoải mái đi lại với đôi giày quá khổ.
Tự mua, mất tiền triệu tự chịu
Thuỳ Linh, chủ một shop chuyên nhận order hàng nước ngoài, cho biết, cô thấy khá nhiều khách phàn nàn khi nhận được hàng, hoặc là không mặc vừa, hoặc là chất liệu không đẹp, mặc lên không giống hình trên mạng... và ngỏ ý trả lại hoặc nhờ shop bán giúp.
“Tuy nhiên, rốt cuộc thì khách đều phải tự chịu vì shop không bán hàng, chỉ đảm nhiệm đặt hàng và vận chuyển giúp nên không có nghĩa vụ gì về chất lượng sản phẩm cả”, Linh nói.
Theo Linh, để chọn mua hàng được ưng ý, người mua nên cẩn thận làm theo hướng dẫn chọn kích thước trên website, cũng như đọc kĩ phần mô tả chất liệu, đặc điểm của mỗi sản phẩm.
Còn Hồng Anh, có kinh nghiệm sau nhiều lần đặt mua hàng online, lại cho rằng, chỉ làm theo hướng dẫn trên trang web là chưa đủ. “Những hướng dẫn đo đạc, chọn size của phía bán hàng là chưa đủ, vì chúng được áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng, trong khi kiểu dáng, yêu cầu đối với mỗi loại là khác nhau. Kinh nghiệm là mỗi khi chọn mua hàng, mình đều lên mạng tìm hiểu và đọc rất kĩ hướng dẫn, những lưu ý đặc biệt về mặt hàng đó”.
Theo chia sẻ của Ngọc Yến, một du học sinh tại Nhật Bản, mỗi khi muốn mua món đồ gì từ nước ngoài, Yến thường ra các cửa hàng tại Nhật tìm đúng mẫu đó để thử size và kiểu dáng trước”.
Hiện, mỗi sản phẩm đặt mua từ nước ngoài, kể cả khi đã được giảm giá nhưng do phải cộng thêm phí vận chuyển, tiền công (nếu nhờ order hộ), thuế, phí hải quan... nên về đến Việt Nam, giá món hàng không hề rẻ, thường thì tiền triệu. Vì thế, khi đặt hàng qua mạng đồng nghĩa phải chấp nhận rủi ro cao. Món đồ tưởng ngon - bổ - rẻ có thể bị vứt xó, còn người mua ngậm ngùi chịu mất một đống tiền.
Theo Vietnamnet
Mua hàng nước ngoài online là xu hướng mua sắm khá thịnh hành hiện nay, nhất là vào mùa giảm giá. Tuy nhiên, do không được nhìn tận mắt, sờ tận tay và ướm thử nên kết cục, món hàng tiền triệu không vừa ý chủ nhân, có khi còn bị vứt xó.
Rủi ro quá lớn
Các website bán hàng online quốc tế thường rất chuyên nghiệp, bao giờ cũng hướng dẫn chi tiết, bầy đủ cách để người mua đo đạc, chọn lựa size. Tuy nhiên, do chủ quan hoặc sơ xuất, hàng về đến tay khách hàng lại bị lệch size hoặc có chất liệu, kiểu dáng không như hình dung ban đầu.
Nhiều người thích đặt mua hàng online từ nước ngoài, nhất là vào những đợt khuyến mãi giảm giá (ảnh minh họa) |
Hồng Anh, một người đầy kinh nghiệm về đặt hàng nước ngoài qua mạng, cũng không tránh khỏi những lần thất bại. Cô kể năm ngoái có đặt mua một chiếc váy H&M tại Mỹ, giá gần 60 USD (khoảng 1,2 triệu đồng). “Lần đầu đặt váy nhưng em chủ quan, đặt luôn size M là size áo em mặc thường ngày. Khi váy về mặc bị rộng, kiểm tra lại mới biết cách đo size của váy và áo là khác nhau, lẽ ra em phải đặt S. Em đành phải bán lại, chấp nhận lỗ 300.000 đồng mà rao cả tháng mới có người mua”.
Đi mua sắm trực tiếp, việc chọn quần áo may sẵn sao cho vừa vặn vốn đã phức tạp vì vóc dáng mỗi người một khác, thì mua qua mạng, xác suất không phù hợp lại càng cao. Hướng dẫn trên website bán hàng, dù chi tiết đến mấy, cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng sẽ chọn được đúng kích cỡ trong mọi trường hợp.
Ngọc Mai, sinh viên Đại học Ngoại ngữ, có đặt mua chiếc áo khoác blazer của Zara từ Anh với giá hơn 1 triệu đồng (40 bảng). Mai rất yên tâm vì đã cẩn thận đo đủ các vòng ngực, eo, hông đúng như hướng dẫn. Vấn đề nằm ở chỗ, áo blazer quan trọng nhất là phần vai, nhưng trên trang web bán hàng không thấy có phần đo vai nên cô nàng cũng quên luôn.
“Vai em gầy và nhỏ, nên dù chiếc áo vừa vặn nhưng vai vẫn rộng, mà áo blazer rộng vai thì không thể cố mặc được”, Mai ngậm ngùi chia sẻ.
Giày dép cũng là mặt hàng được đặt mua qua mạng khá nhiều, nhưng độ rủi ro cũng không kém. Khi chọn một đôi giày, ngoài kiểu dáng còn có hai yếu tố đặc biệt quan trọng khác là kích cỡ và chất liệu, nhưng khách đều không thể kiểm tra trước được. Trong khi đó, quy ước về size giày trên thế giới rất đa dạng và phức tạp.
Ví dụ, cỡ 37 của Pháp tương ứng với cỡ 4 theo cách đo của Anh. Nhưng cỡ 4 của Anh và cỡ 4 của Mỹ lại không giống nhau (cỡ 4 của Anh tương đương cỡ 5,5 của Mỹ). Ngoài ra, còn một cách quy ước cỡ giày theo chiều dài chân, ví dụ giày cỡ 225 dành cho chân có chiều dài 22,5cm.
“Do đó, khi đặt mua giày trên các website nước ngoài phải rất cẩn thận, vì ngoài đo số đo, người mua còn cần quy đổi kích cỡ vốn rất phức tạp” - chủ một shop chuyên nhận đặt hàng nước ngoài, khuyến cáo.
Chị Duyên, một chuyên viên thiết kế đã phải “bỏ xó” đôi giày cao gót Ninewest giá hơn 1,8 triệu đồng (87 USD) vì “bê nguyên” cỡ 5,5 của Mỹ (cỡ 37 thông thường) để đặt giày trên website của Anh (cỡ 39). Chị Duyên cho hay đã thử đủ cách, như lót, đệm chèn để cố “vớt vát” nhưng vẫn không thể tự tin, thoải mái đi lại với đôi giày quá khổ.
Tự mua, mất tiền triệu tự chịu
Thuỳ Linh, chủ một shop chuyên nhận order hàng nước ngoài, cho biết, cô thấy khá nhiều khách phàn nàn khi nhận được hàng, hoặc là không mặc vừa, hoặc là chất liệu không đẹp, mặc lên không giống hình trên mạng... và ngỏ ý trả lại hoặc nhờ shop bán giúp.
Không đúng kích cỡ, kiểu dáng không đẹp, chất liệu không đúng như quảng cáo... là những rủi ro khách hàng phải chịu khi đặt mua hàng ngoại qua mạng |
“Tuy nhiên, rốt cuộc thì khách đều phải tự chịu vì shop không bán hàng, chỉ đảm nhiệm đặt hàng và vận chuyển giúp nên không có nghĩa vụ gì về chất lượng sản phẩm cả”, Linh nói.
Theo Linh, để chọn mua hàng được ưng ý, người mua nên cẩn thận làm theo hướng dẫn chọn kích thước trên website, cũng như đọc kĩ phần mô tả chất liệu, đặc điểm của mỗi sản phẩm.
Còn Hồng Anh, có kinh nghiệm sau nhiều lần đặt mua hàng online, lại cho rằng, chỉ làm theo hướng dẫn trên trang web là chưa đủ. “Những hướng dẫn đo đạc, chọn size của phía bán hàng là chưa đủ, vì chúng được áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng, trong khi kiểu dáng, yêu cầu đối với mỗi loại là khác nhau. Kinh nghiệm là mỗi khi chọn mua hàng, mình đều lên mạng tìm hiểu và đọc rất kĩ hướng dẫn, những lưu ý đặc biệt về mặt hàng đó”.
Theo chia sẻ của Ngọc Yến, một du học sinh tại Nhật Bản, mỗi khi muốn mua món đồ gì từ nước ngoài, Yến thường ra các cửa hàng tại Nhật tìm đúng mẫu đó để thử size và kiểu dáng trước”.
Hiện, mỗi sản phẩm đặt mua từ nước ngoài, kể cả khi đã được giảm giá nhưng do phải cộng thêm phí vận chuyển, tiền công (nếu nhờ order hộ), thuế, phí hải quan... nên về đến Việt Nam, giá món hàng không hề rẻ, thường thì tiền triệu. Vì thế, khi đặt hàng qua mạng đồng nghĩa phải chấp nhận rủi ro cao. Món đồ tưởng ngon - bổ - rẻ có thể bị vứt xó, còn người mua ngậm ngùi chịu mất một đống tiền.
Theo Vietnamnet
Bình luận