(VTC News) - Tình trạng các dự án treo gây ô nhiễm, trật tự giao thông trên các tuyến đường đã làm nóng nghị trường Đà Nẵng.
Sáng 3/4, trong khuôn khổ Hội nghị Giám sát giữa 2 kỳ họp thứ 8 và 9, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng Khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016), các vấn đề bức xúc của người dân về quản lý đô thị, vệ sinh môi trường được các đại biểu đề cập.
Đặc biệt tình trạng các dự án treo gây ô nhiễm, trật tự giao thông trên các tuyến đường đã làm nóng nghị trường.
Trước ý kiến của các đại biểu về vấn đề trên, ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói: “Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường ở những nơi người dân bức xúc. Trước Tết người dân khen nên tạm thời hài lòng. Rất hoan nghênh UBND đã làm tốt như thế. So với trước đây thì đã khác hẳn, dân khen là hoan nghênh.
Nhưng đừng tạm hài lòng, yêu cầu của người dân cần làm tốt hơn nữa, không nên dừng lại đó vì đây là vấn đề bức xúc lớn của người dân. Bây giờ anh Điểu (ông Ngyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), anh Hùng (Phan Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng) nói nghe thử coi.
Hiện nay còn mấy điểm bức xúc như thế, nằm ở đâu ? Ai là chủ đầu tư và chỉ đạo giải quyết như thế nào? Còn bao nhiêu điểm mà bà con bức xúc nằm ở đâu, phải chỉ chỗ đàng hoàng”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng cho biết: “Trong thời gian qua, sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các điểm ô nhiễm rất quyết liệt. Đến nay đã cơ bản và chỉ còn một số điểm nhỏ lẻ. Hơn nữa, UBND TP đã phân quyền, giao cho các quận nên việc kiểm tra, quản lý thuộc về địa bàn các quận. Chính quyền các quận chủ động quản lý và giải quyết”.
Trước trả lời của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu trần tình: “Đối với các lô đất trống, quận cũng đã ra quân xử lý. Nhưng vấn đề đặt ra là quản lý cụ thể các lô đất trống rất khó. Lô đất đó của ai, giao cho ai quản lý thì quá sức của quận".
Ông Trần Thọ truy: “Vậy ý kiến của anh là trách nhiệm thuộc về UBND thành phố chứ không phải trách nhiệm của Chủ tịch quận phải không? Để đổ rác như vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào?".
Ông Lê Anh trả lời: “Tất nhiên trách nhiệm về anh chủ lô đất. Anh có đất mà để đổ rác chịu trách nhiệm chứ sao giao trách nhiệm cho UBND quận được. Rõ ràng đất của anh, anh không quản lý để cho họ đổ xà bần lên”.
“Vậy để cho dân họ đổ xà bần lên các lô đất đó thì quận có ý kiến gì không?”, ông Thọ truy tiếp:
“Báo cáo thường xuyên, liên tục xử lý vấn đề này chứ không phải là không. Vì các phường, đoàn thể cũng có lực lượng thường trực nhưng cuối cùng họ cũng đổ”, ông Lê Anh trả lời.
“Vậy quận chịu thua, chủ tịch quận chịu thua vấn đề trên địa bàn mình quản lý hay sao? Anh tuyên bố đi, anh chịu thua chưa? Trong khi đó, Sở TN&MT đã nói, các vấn đề xử lý về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường hàng ngày trên địa bàn là trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận.
Đến khi có vấn đề, Giám đốc Sở TN&MT chỉ xuống quận, rồi Chủ tịch quận lại chỉ lên Sở TN&MT. Cuối cùng người dọn cứ dọn, người đổ rác cứ đổ rác, cơ quan quản lý nhà nước cứ như thế không làm hết trách nhiệm của mình ”, ông Thọ nói tiếp.
Trước ý kiến của các đại biểu về vấn đề quản lý môi trường đô thị, ông Trần Thọ đưa ra một loạt các “bằng chứng” về công tác quản lý môi trường đô thị và trách nhiệm của các Chủ tịch UBND quận đối với vấn nạn này. “Anh Hùng (Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng), anh Phúc (Ngô Quang Phúc, Bí thư quận Sơn Trà) xem đây, ngay nhà hàng Vạn Xuân, khu vực biển T20 đấy.
Đây là bãi rác, rác như thế này mà để vậy. Anh Phúc xem thế nào. Anh là đại biểu HĐND, là đại biểu của dân, do dân, vì dân mà anh giám sát, để như thế này. Chủ tịch UBND quận mà anh để như thế này. Anh Điểu, anh Hùng ý kiến như thế nào?”, ông Trần Thọ dẫn chứng.
Để thuyết phục hơn, ông Trần Thọ “chỉ mặt” và đưa hình ảnh của một loạt các điểm đen về ô nhiễm môi trường tại các quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê,... khiến người dân bức xúc và yêu cầu Chủ tịch UBND các quận chịu trách nhiệm. Các đồng chí xem, HĐND đến nay là 4 tháng rồi, mà để như thế này”, ông Thọ tiếp.
Liên quan đến quản lý giao thông đô thị, thực trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn, ông Trần Thọ yêu cầu làm rõ: “Đường Bạch Đằng còn đi ngược chiều không? Đường Phan Đình Phùng còn cấm đỗ xe không? Bạch Đằng là đường đẹp nhất thành phố như thế, vậy các anh xem có còn nạn chèo kéo, bán vé số dạo không? Còn hay không các anh nói tôi nghe xem”.
Trả lời vấn đề này, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu trần tình, Cái này quản lý quá khó. Các lực lượng cảnh sát giao thông, quy tắc đô thị ra quân thường xuyên, nhưng người dân nơi khác người ta đến nên rất khó. Hơn nữa, việc này thành phố giao cho Sở GTVT quản lý.
“Chốt” lại vấn đề, ông Thọ cho biết: “Chúng ta khẳng định trong thời gian vừa qua, UBND có tích cực, làm tốt rồi nhưng cần tốt hơn thế và phải duy trì như vậy. Nhân dân có ghi nhận việc xử lý ô nhiễm tại các ô đất trống, cái đó rất hoan nghênh. Nhưng UBND phải đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài.
Ưu tiên giải quyết các điểm ô nhiểm kéo dài trên địa bàn thành phố, phải rà soát, có hướng xử lý đối với các lô đất trống. Mỗi lô đất phải có giải pháp cụ thể. Trong tháng 5/2014, tập trung quản lý các lô đất trống, xem trách trách nhiệm của sở Xây dựng, Sở TN&MT, các quận như thế nào đối với các lô đất trống.
Trước mắt từ nay đến kỳ họp HĐND tới, phải rà soát còn bao nhiêu điểm bức xúc, làm như thế nào, phân công cho ai làm, làm bao giờ xong, kinh phí ai chịu. Các chủ lô đất không chịu thì làm sao? Giao cho Phó Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm chủ trì việc này, báo cáo HĐND trong phiên chất vấn tới".
Trước ý kiến của Chủ tịch UBND các quận, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu: “Ở đây tôi nói rõ, mà đã có rồi, UBND thành phố đã giao công tác quản lý đô thị hết cho các quận hết rồi. Nhưng việc ông quận quản lý rồi ổng nói thành phố giao cho Sở này sở kia được. Nên tôi chốt lại, việc quản lý trên địa bàn là trách nhiệm của các UBND quận chứ đừng nói là của sở này sở nọ”.
Bửu Lân
Sáng 3/4, trong khuôn khổ Hội nghị Giám sát giữa 2 kỳ họp thứ 8 và 9, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng Khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016), các vấn đề bức xúc của người dân về quản lý đô thị, vệ sinh môi trường được các đại biểu đề cập.
Đặc biệt tình trạng các dự án treo gây ô nhiễm, trật tự giao thông trên các tuyến đường đã làm nóng nghị trường.
Các vấn đề về ô nhiễm, trật tự giao thông làm nóng nghị trường Đà Nẵng trong phiên họp sáng 3/4 |
Nhưng đừng tạm hài lòng, yêu cầu của người dân cần làm tốt hơn nữa, không nên dừng lại đó vì đây là vấn đề bức xúc lớn của người dân. Bây giờ anh Điểu (ông Ngyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), anh Hùng (Phan Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng) nói nghe thử coi.
Hiện nay còn mấy điểm bức xúc như thế, nằm ở đâu ? Ai là chủ đầu tư và chỉ đạo giải quyết như thế nào? Còn bao nhiêu điểm mà bà con bức xúc nằm ở đâu, phải chỉ chỗ đàng hoàng”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng cho biết: “Trong thời gian qua, sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các điểm ô nhiễm rất quyết liệt. Đến nay đã cơ bản và chỉ còn một số điểm nhỏ lẻ. Hơn nữa, UBND TP đã phân quyền, giao cho các quận nên việc kiểm tra, quản lý thuộc về địa bàn các quận. Chính quyền các quận chủ động quản lý và giải quyết”.
Cuộc họp ghi nhận nhiều ý kiến bức xúc của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường, trật tự đô thị ở Đà Nẵng trong thời gian qua |
Ông Trần Thọ truy: “Vậy ý kiến của anh là trách nhiệm thuộc về UBND thành phố chứ không phải trách nhiệm của Chủ tịch quận phải không? Để đổ rác như vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào?".
Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, việc quản lý môi trường đô thị trên địa bàn đã được UBND TP phân cấp xuống các quận |
“Vậy để cho dân họ đổ xà bần lên các lô đất đó thì quận có ý kiến gì không?”, ông Thọ truy tiếp:
“Báo cáo thường xuyên, liên tục xử lý vấn đề này chứ không phải là không. Vì các phường, đoàn thể cũng có lực lượng thường trực nhưng cuối cùng họ cũng đổ”, ông Lê Anh trả lời.
“Vậy quận chịu thua, chủ tịch quận chịu thua vấn đề trên địa bàn mình quản lý hay sao? Anh tuyên bố đi, anh chịu thua chưa? Trong khi đó, Sở TN&MT đã nói, các vấn đề xử lý về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường hàng ngày trên địa bàn là trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận.
Đến khi có vấn đề, Giám đốc Sở TN&MT chỉ xuống quận, rồi Chủ tịch quận lại chỉ lên Sở TN&MT. Cuối cùng người dọn cứ dọn, người đổ rác cứ đổ rác, cơ quan quản lý nhà nước cứ như thế không làm hết trách nhiệm của mình ”, ông Thọ nói tiếp.
Ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu trả lời truy vấn của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ tại cuộc họp giám sát của HĐND diễn ra sáng nay |
Trước ý kiến của các đại biểu về vấn đề quản lý môi trường đô thị, ông Trần Thọ đưa ra một loạt các “bằng chứng” về công tác quản lý môi trường đô thị và trách nhiệm của các Chủ tịch UBND quận đối với vấn nạn này. “Anh Hùng (Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng), anh Phúc (Ngô Quang Phúc, Bí thư quận Sơn Trà) xem đây, ngay nhà hàng Vạn Xuân, khu vực biển T20 đấy.
Đây là bãi rác, rác như thế này mà để vậy. Anh Phúc xem thế nào. Anh là đại biểu HĐND, là đại biểu của dân, do dân, vì dân mà anh giám sát, để như thế này. Chủ tịch UBND quận mà anh để như thế này. Anh Điểu, anh Hùng ý kiến như thế nào?”, ông Trần Thọ dẫn chứng.
Để thuyết phục hơn, ông Trần Thọ “chỉ mặt” và đưa hình ảnh của một loạt các điểm đen về ô nhiễm môi trường tại các quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê,... khiến người dân bức xúc và yêu cầu Chủ tịch UBND các quận chịu trách nhiệm. Các đồng chí xem, HĐND đến nay là 4 tháng rồi, mà để như thế này”, ông Thọ tiếp.
Liên quan đến quản lý giao thông đô thị, thực trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn, ông Trần Thọ yêu cầu làm rõ: “Đường Bạch Đằng còn đi ngược chiều không? Đường Phan Đình Phùng còn cấm đỗ xe không? Bạch Đằng là đường đẹp nhất thành phố như thế, vậy các anh xem có còn nạn chèo kéo, bán vé số dạo không? Còn hay không các anh nói tôi nghe xem”.
Không những nói, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đã đưa 'vật chứng' về công tác quản lý môi trường đô thị của Chủ tịch UBND các quận |
“Chốt” lại vấn đề, ông Thọ cho biết: “Chúng ta khẳng định trong thời gian vừa qua, UBND có tích cực, làm tốt rồi nhưng cần tốt hơn thế và phải duy trì như vậy. Nhân dân có ghi nhận việc xử lý ô nhiễm tại các ô đất trống, cái đó rất hoan nghênh. Nhưng UBND phải đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài.
Ưu tiên giải quyết các điểm ô nhiểm kéo dài trên địa bàn thành phố, phải rà soát, có hướng xử lý đối với các lô đất trống. Mỗi lô đất phải có giải pháp cụ thể. Trong tháng 5/2014, tập trung quản lý các lô đất trống, xem trách trách nhiệm của sở Xây dựng, Sở TN&MT, các quận như thế nào đối với các lô đất trống.
Trước mắt từ nay đến kỳ họp HĐND tới, phải rà soát còn bao nhiêu điểm bức xúc, làm như thế nào, phân công cho ai làm, làm bao giờ xong, kinh phí ai chịu. Các chủ lô đất không chịu thì làm sao? Giao cho Phó Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm chủ trì việc này, báo cáo HĐND trong phiên chất vấn tới".
Trước ý kiến của Chủ tịch UBND các quận, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu: “Ở đây tôi nói rõ, mà đã có rồi, UBND thành phố đã giao công tác quản lý đô thị hết cho các quận hết rồi. Nhưng việc ông quận quản lý rồi ổng nói thành phố giao cho Sở này sở kia được. Nên tôi chốt lại, việc quản lý trên địa bàn là trách nhiệm của các UBND quận chứ đừng nói là của sở này sở nọ”.
Bửu Lân
Bình luận