Không riêng gì tàu ngầm, với nhiều lĩnh vực khoa học khác, sự đầu tư không đến cùng khiến cho tiền vẫn mất mà sản phẩm không có.
Tiến sĩ Đinh Khắc Minh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ tàu thủy bộc bạch khi nói về câu chuyện vì sao khát vọng nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm của các kỹ sư đóng tàu có mà đến nay vẫn chỉ dừng ở mức mô hình.
Tiền chi nhưng không ra đến sản phẩm cuối cùng
Nhắc lại hành trình nghiên cứu tàu ngầm, TS Minh cho biết từ năm 1967 dù trong hoàn cảnh chiến tranh rất khó khăn, nhưng các kỹ sư của Viện đã mày mò nghiên cứu thử mô hình chiếc tàu với ý tưởng manh nha là tàu có thể bơi ngầm dưới sông, biển để phục vụ mục đích chiến đấu.
Và rồi mô hình con tàu cũng được xây dựng với phần động cơ từ thủy động. Tức là dùng năng lượng điện nhỏ nhất, lợi dụng nước biển là vật dẫn điện để tạo từ trường đủ mạnh tác động với thanh dẫn điện chính là nước biển (vì nước biển có muối). Khi đó sẽ tạo cho động cơ chuyển động hút nước phía trước, đẩy ra phía sau và khiến cho con tàu chạy được. Còn phần vỏ được thử dùng bằng tôn mỏng.
Mô hình tàu ngầm này đã ra đời và có thể lặn, nổi trong bể được nhưng chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một mô hình. Nguyên nhân là vì hạn chế của động cơ từ thủy động lại phụ thuộc vào từ trường. Để sinh ra từ trường thì phải có năng lượng. Nhưng từ cái gì để sinh ra từ trường đủ lớn thì lúc này các kỹ sư không giải quyết được. Và mọi việc cũng dừng lại ở đó.
Rồi sau đó đến năm 1990-1997 Viện lại tiếp tục công trình nghiên cứu lớn hơn. Tức là lúc này hướng nghiên cứu tập trung sâu hơn về tàu ngầm mi ni thế hệ mới.
“Các chuyên gia nghiên cứu của Viện đã tập trung nghiên cứu vấn đề năng lượng hoạt động của tàu ngầm, xác định nguyên lý hoạt động hệ thống đảm bảo tăng khả năng lặn sâu và nổi của tàu ngầm. Tuy nhiên lúc đó chỉ là công trình nghiên cứu riêng tự Viện tự xây dựng và tiến hành nên kết quả đạt được cũng chỉ là ban đầu”, TS Minh nói.
Và rồi đến khi Vinashin thành lập Viện đã được Bộ Giao thông vận tải giao về Vinashin nên Viện không còn tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu đặc biệt như vậy.
Khi về Vinashin Viện có nhiệm vụ phục vụ mục đích phát triển ngành công nghiệp đóng tàu theo hướng tiếp cận, chuyển giao công nghệ đóng mới tàu cỡ lớn để xuất khẩu nên hoạt động nghiên cứu phát triển có phần trì trệ, hoạt động nghiên cứu về tàu ngầm cũng vì thế mà không có kết quả gì tiến triển hơn”, ông Minh nuối tiếc.
“Nói như vậy để thấy các nhà khoa học rất quan tâm để làm nhưng chính sách nhà nước có quan tâm động viên họ làm hay không lại là chuyện khác.Về KHCN Đảng và Nhà nước rất khuyến khích, chủ trương Nghị quyết đúng nhưng việc triển khai giải pháp thì còn nhiều bất cập”, ông Minh nói.
Ví dụ trước mắt cần có một sản phẩmphức tạp A thì cần phải nghiên cứu với từng giai đoạn khác nhau. Phải theo vòng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao, cho đến khi ra sản phẩm và thậm chí sẽ phải làm tiếp để nâng câp hơn nữa sản phẩm đó.
“Thế nhưng chúng ta thường chỉ làm ở giai đoạn thấp.Các đề tài, chương trình nghiên cứu đã cho ra kết quả ban đầu nhưng lại không tiếp tục nghiên cứu tiếp lên để hoàn thiện. Chính việc dừng lại như vậy dẫn đến tình trạng chỉ chế tạo thử nghiệm,sản xuất đơn chiếc, nhỏ lẻ và luôn có ý nghĩ rằng không bằng thế giới nên phải đi mua. Nhưng không ai nghĩ rằng muốn bằng được thế giới thì phải đầu tư tiếp để nâng cao lên.Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí rất nhiều”, Tiến sĩ Minh diễn giải.
Theo ông Minh, bất kể kết quả nghiên cứu nào cũng vậy để thành công đều phải nghiên cứu thử nghiệm rất nhiều lần. “Không ít các đề tài nghiên cứu được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nhưng rồi sau đó lại bỏ bẵng và rồi tình trạng tiền thì vẫn phải chi nhưng rồi sản phẩm cuối cùng không được.
Không riêng gì tàu thủy mà kể cả các lĩnh vực khác đều không thành công đi đến kết quả cuối cùng để có sản phẩm đưa vào thực tế có hàm lượng chất xám cao có nguyên nhân từ việc thiếu đầu tư đến cùng”, TS Minh khẳng định.
Sợ thất bại thì sao thành công được?
Tình trạng không đi đến cùng theo đuổi mục đích nghiên cứu là có thật và tồn tại ở nhiều lĩnh vực. GS.TS. Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng Thuỷ văn & Hải dương học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người từng chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu thừa nhận tình trạng, có những đề tài nghiên cứu đã có kết quả, chi hết 2 tỷ đồng, để ra sản phẩm cuối cùng, cần chi thêm 500 triệu đồng nữa. Thế nhưng với lý do hết thời hạn, cơ quan quản lý sẵn sàng dẹp đề tài này sang một bên, dựng đề tài mới và bắt đầu làm lại từ đầu.
GS.TS Đinh Văn Ưu cũng không thiếu các ví dụ để minh chứng cho việc lãng phí “nhỡn tiền”. GS Ưu cho rằng, một công trình vài ba tỉ đồng, thực hiện trong 4-5 năm, chia ra cho nhiều người thực hiện thì cũng chỉ là số nhỏ. Tại nhiều bộ, ngành, có những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ nhưng chưa chắc đã đi đến kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên TS Minh cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được. Tức là khi thực tế có nhu cầu cấp thiết, các cơ quan nghiên cứu triển khai đề xuất nhiệm vụ và kiến nghị thì cơ quan cấp trên phải hiểu được và sớm chấp nhận đầu tư thậm chí giám chấp nhận thất bại, khoa học là như vậy, cũng không thể cầu toàn.
“Không có gì nghi ngờ khả năngtiếp cận công nghệ hiện đại của các nhà khoa học trong nước nhưng vấn đềở chỗ phải tập trung nghiên cứu sâu, nghiên cứu chuẩn thì phải đồng bộ, tập trung cao xử lý vấn đề cho đến cùng nhằm tạo ra sản phẩm cho thực tế”, ông Minh nói.
Dẫn minh chứng từ chính công trình tàu ngầm Trường Sa của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, TS Minh cho rằng lĩnh vực tàu ngầm thì quá phức tạp và có quá nhiều vấn đề phải bàn tiếp. Song sản phẩm này minh chứng cho cái gọi là quyết tâm sáng tạo của người Việt, đừng bỏ dở giữa chừng chắc sẽ thành công ở mức độ nào đó.
“Sở dĩ ông Hòa đã bước đầu đạt được thành công sáng tạo là do ông Hòa giám bỏ tiền trong túi của mình ra để thực hiện khát vọng của mình kể cả ông giám chấp nhận thất bại để rồi tiến tới thành công. Quyết là làm nên nếu thực sự đi đến cùng thì sẽ thành công thôi”, TS Minh khẳng định.
Khẳng định trình độ các kỹ sư và năng lực công nghệ hiện tại của Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với tiến bộ của thế giới để nghiên cứu và chế tạo thành công một con tàu ngầm mi ni ở trong nước. Song TS Minh cho rằng chính kiểu đầu tư không đi đến tận cùng nên đến nay chế tạo được tầu ngầm theo đúng nghĩa vẫn chỉ là ước mơ.
» Đừng phức tạp hóa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa
» Được cấp phép, tàu ngầm Trường Sa sẽ chạy 50km trên biển
» Tàu ngầm Trường Sa: Công nghệ AIP vẫn là một dấu hỏi
Theo Đất Việt
Tiến sĩ Đinh Khắc Minh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ tàu thủy bộc bạch khi nói về câu chuyện vì sao khát vọng nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm của các kỹ sư đóng tàu có mà đến nay vẫn chỉ dừng ở mức mô hình.
Tiền chi nhưng không ra đến sản phẩm cuối cùng
Nhắc lại hành trình nghiên cứu tàu ngầm, TS Minh cho biết từ năm 1967 dù trong hoàn cảnh chiến tranh rất khó khăn, nhưng các kỹ sư của Viện đã mày mò nghiên cứu thử mô hình chiếc tàu với ý tưởng manh nha là tàu có thể bơi ngầm dưới sông, biển để phục vụ mục đích chiến đấu.
Và rồi mô hình con tàu cũng được xây dựng với phần động cơ từ thủy động. Tức là dùng năng lượng điện nhỏ nhất, lợi dụng nước biển là vật dẫn điện để tạo từ trường đủ mạnh tác động với thanh dẫn điện chính là nước biển (vì nước biển có muối). Khi đó sẽ tạo cho động cơ chuyển động hút nước phía trước, đẩy ra phía sau và khiến cho con tàu chạy được. Còn phần vỏ được thử dùng bằng tôn mỏng.
Tàu ngầm Trường Sa của kỹ sư người Thái Bình phần nào thỏa ước nguyện của các kỹ sư người Việt Nam |
Rồi sau đó đến năm 1990-1997 Viện lại tiếp tục công trình nghiên cứu lớn hơn. Tức là lúc này hướng nghiên cứu tập trung sâu hơn về tàu ngầm mi ni thế hệ mới.
“Các chuyên gia nghiên cứu của Viện đã tập trung nghiên cứu vấn đề năng lượng hoạt động của tàu ngầm, xác định nguyên lý hoạt động hệ thống đảm bảo tăng khả năng lặn sâu và nổi của tàu ngầm. Tuy nhiên lúc đó chỉ là công trình nghiên cứu riêng tự Viện tự xây dựng và tiến hành nên kết quả đạt được cũng chỉ là ban đầu”, TS Minh nói.
Và rồi đến khi Vinashin thành lập Viện đã được Bộ Giao thông vận tải giao về Vinashin nên Viện không còn tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu đặc biệt như vậy.
Khi về Vinashin Viện có nhiệm vụ phục vụ mục đích phát triển ngành công nghiệp đóng tàu theo hướng tiếp cận, chuyển giao công nghệ đóng mới tàu cỡ lớn để xuất khẩu nên hoạt động nghiên cứu phát triển có phần trì trệ, hoạt động nghiên cứu về tàu ngầm cũng vì thế mà không có kết quả gì tiến triển hơn”, ông Minh nuối tiếc.
“Nói như vậy để thấy các nhà khoa học rất quan tâm để làm nhưng chính sách nhà nước có quan tâm động viên họ làm hay không lại là chuyện khác.Về KHCN Đảng và Nhà nước rất khuyến khích, chủ trương Nghị quyết đúng nhưng việc triển khai giải pháp thì còn nhiều bất cập”, ông Minh nói.
Ví dụ trước mắt cần có một sản phẩmphức tạp A thì cần phải nghiên cứu với từng giai đoạn khác nhau. Phải theo vòng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao, cho đến khi ra sản phẩm và thậm chí sẽ phải làm tiếp để nâng câp hơn nữa sản phẩm đó.
“Thế nhưng chúng ta thường chỉ làm ở giai đoạn thấp.Các đề tài, chương trình nghiên cứu đã cho ra kết quả ban đầu nhưng lại không tiếp tục nghiên cứu tiếp lên để hoàn thiện. Chính việc dừng lại như vậy dẫn đến tình trạng chỉ chế tạo thử nghiệm,sản xuất đơn chiếc, nhỏ lẻ và luôn có ý nghĩ rằng không bằng thế giới nên phải đi mua. Nhưng không ai nghĩ rằng muốn bằng được thế giới thì phải đầu tư tiếp để nâng cao lên.Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí rất nhiều”, Tiến sĩ Minh diễn giải.
Theo ông Minh, bất kể kết quả nghiên cứu nào cũng vậy để thành công đều phải nghiên cứu thử nghiệm rất nhiều lần. “Không ít các đề tài nghiên cứu được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nhưng rồi sau đó lại bỏ bẵng và rồi tình trạng tiền thì vẫn phải chi nhưng rồi sản phẩm cuối cùng không được.
Không riêng gì tàu thủy mà kể cả các lĩnh vực khác đều không thành công đi đến kết quả cuối cùng để có sản phẩm đưa vào thực tế có hàm lượng chất xám cao có nguyên nhân từ việc thiếu đầu tư đến cùng”, TS Minh khẳng định.
Sợ thất bại thì sao thành công được?
Tình trạng không đi đến cùng theo đuổi mục đích nghiên cứu là có thật và tồn tại ở nhiều lĩnh vực. GS.TS. Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng Thuỷ văn & Hải dương học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người từng chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu thừa nhận tình trạng, có những đề tài nghiên cứu đã có kết quả, chi hết 2 tỷ đồng, để ra sản phẩm cuối cùng, cần chi thêm 500 triệu đồng nữa. Thế nhưng với lý do hết thời hạn, cơ quan quản lý sẵn sàng dẹp đề tài này sang một bên, dựng đề tài mới và bắt đầu làm lại từ đầu.
GS.TS Đinh Văn Ưu cũng không thiếu các ví dụ để minh chứng cho việc lãng phí “nhỡn tiền”. GS Ưu cho rằng, một công trình vài ba tỉ đồng, thực hiện trong 4-5 năm, chia ra cho nhiều người thực hiện thì cũng chỉ là số nhỏ. Tại nhiều bộ, ngành, có những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ nhưng chưa chắc đã đi đến kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên TS Minh cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được. Tức là khi thực tế có nhu cầu cấp thiết, các cơ quan nghiên cứu triển khai đề xuất nhiệm vụ và kiến nghị thì cơ quan cấp trên phải hiểu được và sớm chấp nhận đầu tư thậm chí giám chấp nhận thất bại, khoa học là như vậy, cũng không thể cầu toàn.
“Không có gì nghi ngờ khả năngtiếp cận công nghệ hiện đại của các nhà khoa học trong nước nhưng vấn đềở chỗ phải tập trung nghiên cứu sâu, nghiên cứu chuẩn thì phải đồng bộ, tập trung cao xử lý vấn đề cho đến cùng nhằm tạo ra sản phẩm cho thực tế”, ông Minh nói.
Dẫn minh chứng từ chính công trình tàu ngầm Trường Sa của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, TS Minh cho rằng lĩnh vực tàu ngầm thì quá phức tạp và có quá nhiều vấn đề phải bàn tiếp. Song sản phẩm này minh chứng cho cái gọi là quyết tâm sáng tạo của người Việt, đừng bỏ dở giữa chừng chắc sẽ thành công ở mức độ nào đó.
“Sở dĩ ông Hòa đã bước đầu đạt được thành công sáng tạo là do ông Hòa giám bỏ tiền trong túi của mình ra để thực hiện khát vọng của mình kể cả ông giám chấp nhận thất bại để rồi tiến tới thành công. Quyết là làm nên nếu thực sự đi đến cùng thì sẽ thành công thôi”, TS Minh khẳng định.
Khẳng định trình độ các kỹ sư và năng lực công nghệ hiện tại của Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với tiến bộ của thế giới để nghiên cứu và chế tạo thành công một con tàu ngầm mi ni ở trong nước. Song TS Minh cho rằng chính kiểu đầu tư không đi đến tận cùng nên đến nay chế tạo được tầu ngầm theo đúng nghĩa vẫn chỉ là ước mơ.
» Đừng phức tạp hóa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa
» Được cấp phép, tàu ngầm Trường Sa sẽ chạy 50km trên biển
» Tàu ngầm Trường Sa: Công nghệ AIP vẫn là một dấu hỏi
Theo Đất Việt
Bình luận