Chuyện ông lãnh đạo đoàn TTVN bỗng nhiên “bật mí” rằng lực sỹ Quốc Toàn đã để vuột huy chương một cách đáng tiếc vì đúng lúc lấy hơi, vận nội công thì có mấy CĐV Việt Nam ở nhà thi đấu hét lên “Việt Nam vô địch”. Kết quả là Toàn mất tập trung và thua.
Cứ như là chuyện bịa. Tất nhiên, đã có ngay những phản ứng rằng lãnh đạo đoàn lấy lý do trời ơi đất hỡi để đổ lỗi. Nhưng có thể đó lại là một câu chuyện rất thật liên quan đến quan hệ giữa sự cổ vũ của VĐV và VĐV thi đấu trên sân. Cách cổ vũ thể thao chuyên nghiệp, cũng cần chuyên nghiệp.
Dân tộc Việt không thuộc dân tộc... ồn ào. Thậm chí ngược lại, sự tế nhị phải là “đi nhẹ nói khẽ cười duyên”. Song, đôi khi lại hồn nhiên quá.
Thì các bạn trẻ CĐV cổ vũ cho lực sỹ Quốc Toàn cũng chỉ nghĩ là mình làm thế để “doping tinh thần” cho người trên sàn đấu. Thật sự là hồn nhiên như... cô tiên. Rất nhiều môn thể thao đòi hỏi VĐV phải tập trung cao độ, trong sự im lặng của khán giả. Cử tạ, tennis (khi tay vợt giao bóng), bóng bàn, bi-a... là điển hình.
Đến đây thì lại nhớ câu chuyện cũng mới xảy ra, báo chí đã lên tiếng rằng trong một chương trình nhạc giao hưởng, thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng vỗ tay rất phấn khích khiến các nhạc công lẫn quan khách giật mình thon thót. Gọi là văn hóa thưởng thức thì to tát quá, thôi thì nó là bệnh... hồn nhiên.
Cái vỗ tay hay sự cổ động của người Việt có nguồn gốc là sự hồn nhiên một cách rất bản năng ấy. Hoặc lặp đi lặp lại thành một thói quen... vô thức.
Người nào đi họp nhiều thì thấy chuyện hay lặp đi lặp lại là phần mào đầu, giới thiệu (ở mình cũng có cái bệnh là muốn giới thiệu càng nhiều càng tốt), giới thiệu tên xong, vỗ tay, giới thiệu chức vụ xong cũng dừng lại chút để chờ... vỗ tay, hết người này đến người khác. Bởi vậy có người phát hiện ra rằng nhiều ông phần đầu mỗi cuộc hội họp là có thói quan cứ thấy khoảng trống âm thành nào là... vỗ tay. Thậm chí cũng chẳng biết mình vỗ tay vì cái gì. Tất nhiên, tiếng vỗ tay kiểu ấy cũng lẹt đẹt cho có. Nhiều chỗ, quan khách cứ phải cúi len lén sau mỗi màn vỗ tay vì cảm thấy có điều gì đó như xấu hổ.
Nghe nhạc giao hưởng vỗ tay, ấy thế mà khi cần vỗ tay có khi lại im thin thít. Ở V.League nhiều trận đấu mà khán giả cứ lặng im như là đang xem... nhạc kịch. Thế mới lạ.
Chuyện cổ vũ bóng đá, nói là hồn nhiên và bản năng không sai chút nào. Hầu hết là mạnh ai nấy hò, tay chân loạn xạ. Nhiều đội bóng cũng oai, bỏ tiền ra thuê hẳn một đội kèn đồng về thổi nhưng loanh quanh cũng chỉ “alibaba”, “bay lên nào” hoặc khi đối phương chấn thương nằm trên sân thì vội vã thổi ngay bài... Hồn tử sỹ.
Ngay chuyện cổ vũ thôi, trong khu vực, bóng đá Việt Nam phải ngã mũ thán phục CĐV Thái Lan, CĐV Malaysia... Đội nhà lên bóng họ cổ vũ một kiểu, đội nhà bị dồn ép cổ vũ một kiểu rất bài bản.
Những tưởng cổ vũ thể thao thì cứ thoải mái. Nhầm! Cái gì mà chẳng phải học.
Cổ vũ không đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc thì “yêu nhau như thế bằng mười hại nhau”.
Cứ như là chuyện bịa. Tất nhiên, đã có ngay những phản ứng rằng lãnh đạo đoàn lấy lý do trời ơi đất hỡi để đổ lỗi. Nhưng có thể đó lại là một câu chuyện rất thật liên quan đến quan hệ giữa sự cổ vũ của VĐV và VĐV thi đấu trên sân. Cách cổ vũ thể thao chuyên nghiệp, cũng cần chuyên nghiệp.
Dân tộc Việt không thuộc dân tộc... ồn ào. Thậm chí ngược lại, sự tế nhị phải là “đi nhẹ nói khẽ cười duyên”. Song, đôi khi lại hồn nhiên quá.
Thì các bạn trẻ CĐV cổ vũ cho lực sỹ Quốc Toàn cũng chỉ nghĩ là mình làm thế để “doping tinh thần” cho người trên sàn đấu. Thật sự là hồn nhiên như... cô tiên. Rất nhiều môn thể thao đòi hỏi VĐV phải tập trung cao độ, trong sự im lặng của khán giả. Cử tạ, tennis (khi tay vợt giao bóng), bóng bàn, bi-a... là điển hình.
Đến đây thì lại nhớ câu chuyện cũng mới xảy ra, báo chí đã lên tiếng rằng trong một chương trình nhạc giao hưởng, thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng vỗ tay rất phấn khích khiến các nhạc công lẫn quan khách giật mình thon thót. Gọi là văn hóa thưởng thức thì to tát quá, thôi thì nó là bệnh... hồn nhiên.
Cái vỗ tay hay sự cổ động của người Việt có nguồn gốc là sự hồn nhiên một cách rất bản năng ấy. Hoặc lặp đi lặp lại thành một thói quen... vô thức.
Trần Lê Quốc Toàn để mất huy chương chỉ vì những tiếng vỗ tay! |
Người nào đi họp nhiều thì thấy chuyện hay lặp đi lặp lại là phần mào đầu, giới thiệu (ở mình cũng có cái bệnh là muốn giới thiệu càng nhiều càng tốt), giới thiệu tên xong, vỗ tay, giới thiệu chức vụ xong cũng dừng lại chút để chờ... vỗ tay, hết người này đến người khác. Bởi vậy có người phát hiện ra rằng nhiều ông phần đầu mỗi cuộc hội họp là có thói quan cứ thấy khoảng trống âm thành nào là... vỗ tay. Thậm chí cũng chẳng biết mình vỗ tay vì cái gì. Tất nhiên, tiếng vỗ tay kiểu ấy cũng lẹt đẹt cho có. Nhiều chỗ, quan khách cứ phải cúi len lén sau mỗi màn vỗ tay vì cảm thấy có điều gì đó như xấu hổ.
Nghe nhạc giao hưởng vỗ tay, ấy thế mà khi cần vỗ tay có khi lại im thin thít. Ở V.League nhiều trận đấu mà khán giả cứ lặng im như là đang xem... nhạc kịch. Thế mới lạ.
Chuyện cổ vũ bóng đá, nói là hồn nhiên và bản năng không sai chút nào. Hầu hết là mạnh ai nấy hò, tay chân loạn xạ. Nhiều đội bóng cũng oai, bỏ tiền ra thuê hẳn một đội kèn đồng về thổi nhưng loanh quanh cũng chỉ “alibaba”, “bay lên nào” hoặc khi đối phương chấn thương nằm trên sân thì vội vã thổi ngay bài... Hồn tử sỹ.
Ngay chuyện cổ vũ thôi, trong khu vực, bóng đá Việt Nam phải ngã mũ thán phục CĐV Thái Lan, CĐV Malaysia... Đội nhà lên bóng họ cổ vũ một kiểu, đội nhà bị dồn ép cổ vũ một kiểu rất bài bản.
Những tưởng cổ vũ thể thao thì cứ thoải mái. Nhầm! Cái gì mà chẳng phải học.
Cổ vũ không đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc thì “yêu nhau như thế bằng mười hại nhau”.
Song An (Thể thao 24h)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận