(VTC News) - Sáng 14/1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Tư lệnh lực lượng thực thi pháp luật trên biển các quốc gia vùng vịnh Thái Lan lần thứ 3 tại Đà Nẵng.
Hội nghị có sự tham dự của 24 đại biểu, tướng lĩnh thuộc lực lượng cảnh sát biển, thực thi pháp luật trên biển của 4 quốc gia Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Đoàn Cảnh sát biển Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển làm trưởng đoàn và chủ trì Hội nghị. Đặc biệt, sự kiện có sự tham gia của bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi khai mạc, bà Rena Bitter nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ đối với sự ổn định của khu vực vùng Vịnh Thái Lan nói riêng và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
"Một điều không còn là bí mật đó trọng tâm địa chính trị của thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á với người dân năng động, có lịch sử phong phú và nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến hàng hải là một điểm quan trọng trong tương lai của khu vực và thế giới.
Việc Tổng thống Mỹ Obama có những quyết định trong việc dịch chuyển sự quan tâm của Hòa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương thể hiện không chỉ tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực. Mà điều này tái khẳng định rằng Hoa Kỳ là cường quốc ở Thái Bình Dương có lợi ích gắn liền với nền kinh tế, an ninh và trật tự chính trị của châu Á. Chúng tôi cam kết vào sự tái cân bằng này”, bà Rena Bitter phát biểu.
Diễn đàn lần này nhằm đánh giá kết quả hợp tác, đánh giá tình hình an ninh trật tự vùng biển Vịnh Thái Lan; chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong việc thi hành pháp luật trên biển. Đồng thời, tạo sự tin cậy, hiểu biết và đồng thuận giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia vùng Vịnh Thái Lan trong xử lý thách thức hiện hữu đối với vấn đề an ninh trên biển.
Từ đó, xác định mục tiêu và lĩnh vực hợp tác chung giữa các quốc gia để đảm bảo an ninh, an toàn trên các vùng biển trong khu vực. Hội nghị lần này cũng nêu ra các tình huống trên biển như: nhập cư trái phép, đánh bắt cá trái phép và tìm kiếm cứu nạn để cùng thảo luận, xử lý và tìm ra các giải pháp cụ thể để giải quyết các tình huống này.
Trước nội dung của Diễn đàn lần này, bà Tổng lãnh sự Mỹ bày tỏ quan điểm: “Cam kết tái cân bằng của chúng tôi là thật và chúng tôi biết an ninh hàng hải trong khu vực xoay quanh sự hợp tác giữa các quốc gia có mặt tại đây hôm nay. Sự phát triển nhanh của các nền kinh tế Đông Nam Á nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, đường thủy thương mại, thực thi pháp luật có trách nhiệm và hợp tác đa phương.
Sinh kế của hàng triệu người trên khắp khu vực phụ thuộc vào đại dương. Khi ngành hàng hải phát triển, triển vọng về kết nối lớn hơn và thịnh vượng hơn trong khu vực của sẽ gia tăng. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra rủi ro về tai nạn và hoạt động tội phạm”.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Bốn quốc gia ở vùng vịnh này nhóm họp để đánh giá thực trạng, tình hình đang diễn ra ở Vịnh Thái Lan, trong đó tập trung vào 4 vấn đề cơ bản thuộc về vấn đề an ninh phi truyền thống.
Thứ nhất là về an ninh hàng hải, cướp biển, cướp có vũ trang ở vùng vịnh; thứ hai là buôn lậu, gian lận thương mại và tội phạm ma túy; thứ ba là nhập cư trái phép và cuối vùng là vấn đề tàu cá của quốc gia này vi phạm vào quốc gia kia để đánh bắt hải sản trái phép.
Đây là 4 vấn đề nổi cộm ở vịnh Thái Lan trong thời gian qua. Lực lượng Cảnh sát biển cùng các lực lượng khác đã làm tốt vai trò, một mặt là tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển để đảm bảo an ninh, an toàn trật tự, đảm bảo thế ổn định ở vùng biển để ngư dân ta vươn khơi, để đảm bảo quyền lợi hợp phát của ngư dân ta và quan trọng nhất là tạo nên môi trường để chúng ta phát triển kinh tế biển.
Các hoạt động của chúng ta thể hiện quốc gia ta ngày càng có tiếng nói quan trọng trong các nước ASEAN và đặc biệt trong các nước vùng vịnh”.
Bửu Lân
Hội nghị có sự tham dự của 24 đại biểu, tướng lĩnh thuộc lực lượng cảnh sát biển, thực thi pháp luật trên biển của 4 quốc gia Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Đoàn Cảnh sát biển Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển làm trưởng đoàn và chủ trì Hội nghị. Đặc biệt, sự kiện có sự tham gia của bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.
Diễn đàn được tổ chức thường niên với sự tham gia của các đại biểu, tướng lĩnh thuộc lực lượng cảnh sát biển, thực thi pháp luật trên biển của 4 quốc gia Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. |
"Một điều không còn là bí mật đó trọng tâm địa chính trị của thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á với người dân năng động, có lịch sử phong phú và nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến hàng hải là một điểm quan trọng trong tương lai của khu vực và thế giới.
Việc Tổng thống Mỹ Obama có những quyết định trong việc dịch chuyển sự quan tâm của Hòa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương thể hiện không chỉ tầm quan trọng ngày càng gia tăng của khu vực. Mà điều này tái khẳng định rằng Hoa Kỳ là cường quốc ở Thái Bình Dương có lợi ích gắn liền với nền kinh tế, an ninh và trật tự chính trị của châu Á. Chúng tôi cam kết vào sự tái cân bằng này”, bà Rena Bitter phát biểu.
Diễn đàn lần này nhằm đánh giá kết quả hợp tác, đánh giá tình hình an ninh trật tự vùng biển Vịnh Thái Lan; chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong việc thi hành pháp luật trên biển. Đồng thời, tạo sự tin cậy, hiểu biết và đồng thuận giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia vùng Vịnh Thái Lan trong xử lý thách thức hiện hữu đối với vấn đề an ninh trên biển.
Từ đó, xác định mục tiêu và lĩnh vực hợp tác chung giữa các quốc gia để đảm bảo an ninh, an toàn trên các vùng biển trong khu vực. Hội nghị lần này cũng nêu ra các tình huống trên biển như: nhập cư trái phép, đánh bắt cá trái phép và tìm kiếm cứu nạn để cùng thảo luận, xử lý và tìm ra các giải pháp cụ thể để giải quyết các tình huống này.
Sự kiện có sự tham dự của bà Rena Bitter, lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh. |
Sinh kế của hàng triệu người trên khắp khu vực phụ thuộc vào đại dương. Khi ngành hàng hải phát triển, triển vọng về kết nối lớn hơn và thịnh vượng hơn trong khu vực của sẽ gia tăng. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra rủi ro về tai nạn và hoạt động tội phạm”.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Bốn quốc gia ở vùng vịnh này nhóm họp để đánh giá thực trạng, tình hình đang diễn ra ở Vịnh Thái Lan, trong đó tập trung vào 4 vấn đề cơ bản thuộc về vấn đề an ninh phi truyền thống.
Thứ nhất là về an ninh hàng hải, cướp biển, cướp có vũ trang ở vùng vịnh; thứ hai là buôn lậu, gian lận thương mại và tội phạm ma túy; thứ ba là nhập cư trái phép và cuối vùng là vấn đề tàu cá của quốc gia này vi phạm vào quốc gia kia để đánh bắt hải sản trái phép.
Các tư lệnh, đại biểu thuộc các lực lượng thực thi pháp luật trên biển trong khu vực vịnh Thái Lan chụp ảnh lưu niệm |
Các hoạt động của chúng ta thể hiện quốc gia ta ngày càng có tiếng nói quan trọng trong các nước ASEAN và đặc biệt trong các nước vùng vịnh”.
Bửu Lân
Bình luận