Cận cảnh khu tập thể 60 tuổi 'chờ sập' ở Hà Nội

Thời sựThứ Tư, 30/09/2015 07:00:00 +07:00

Khu tap the C5 Quynh Mai Ha Noi - được xây dựng từ những năm 60, trải qua nhiều năm sử dụng nhưng lại không được chỉnh trang tu sửa, có nguy cơ đổ sập

(VTC News) - Được xây dựng từ những năm 50 thế kỷ trước, khu tập thể C5 Quỳnh Mai (Hà Nội) đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. 

Khu tập thể C5 Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1956 và đưa vào sử dụng vào năm 1960. Ban đầu khu tập thể này chỉ có khoảng 80 hộ dân sinh sống, đa số là cán bộ công nhân viên của hai công ty thuộc Bộ GTVT gồm công ty cơ khí công trình và tập thể vật tư.
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1956 và đưa vào sử dụng vào năm 1960. Ban đầu khu tập thể này chỉ có khoảng 80 hộ dân sinh sống, đa số là cán bộ công nhân viên của hai công ty thuộc Bộ GTVT gồm Công ty cơ khí công trình và tập thể vật tư. 

Với thiết kế ban đầu, mỗi có căn hộ có diện tích 19m2, dành cho 4 người ở, nhưng trải qua nhiều năm tháng, số nhân khẩu cứ thế tăng lên. Tới nay, diện tích tòa nhà vẫn vậy nhưng lại có tới hơn 400 nhân khẩu đang cùng nhau sinh sống.
Với thiết kế ban đầu, mỗi căn hộ có diện tích 19m2, dành cho 4 người ở, nhưng trải qua nhiều năm tháng, số nhân khẩu cứ thế tăng lên. Tới nay, diện tích tòa nhà vẫn vậy nhưng lại có tới hơn 400 nhân khẩu đang cùng nhau sinh sống. 

Để mở rộng không gian sinh sống, nhiều hộ gia đình đã bất chấp nguy hiểm, cơi nới thêm chuồng cọp, cá biệt có hộ gia đình còn đua ra tới cả mét dài khiến cho kết cấu của tòa nhà bị biến dạng nghiêm trọng.
Để mở rộng không gian sinh sống, nhiều hộ gia đình đã bất chấp nguy hiểm, cơi nới thêm chuồng cọp, cá biệt có hộ gia đình còn đua ra tới cả mét dài khiến cho kết cấu của tòa nhà bị biến dạng nghiêm trọng. 

Là một trong những công dân đầu tiên về khu nhà này sinh sống, bà Đ.T.Năm (P106, khu C5 Quỳnh Mai) cho biết, trước đây tòa nhà do phía Trung Quốc viện trợ xây dựng làm chỗ ở cho công nhân của Công ty cơ khí công trình.
Là một trong những công dân đầu tiên về khu nhà này sinh sống, bà Năm (P106, khu C5 Quỳnh Mai) cho biết, trước đây tòa nhà do phía Trung Quốc viện trợ xây dựng làm chỗ ở cho công nhân của Công ty cơ khí công trình. 

‘Tòa nhà xây dựng xong được bàn giao cho Công ty cơ khí công trình quản lý, đến nay công ty đã giải thể, việc tu sửa tòa nhà cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm hết. Như trần nhà tôi bây giờ cứ động vào là rụng, có hôm còn bị cả mảng vữa rơi vào đầu may mà đội nón nên cũng chỉ bị xây xát nhẹ thôi.’ Bà Năm chia sẻ thêm.
‘Tòa nhà xây dựng xong được bàn giao cho Công ty cơ khí công trình quản lý, đến nay công ty đã giải thể, việc tu sửa tòa nhà cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm hết. Như trần nhà tôi bây giờ cứ động vào là rụng, có hôm còn bị cả mảng vữa rơi vào đầu may mà đội nón nên cũng chỉ bị xây xát nhẹ thôi.’ bà Năm chia sẻ thêm. 

Khách đến chơi nhà bà Năm phải bước qua một bức tường nhỏ cao 40cm, bà cho biết trước đây trần nhà cao tới 2m5 mà bây giờ người ta làm đường, tôn nền lên khiến nhà bà chỉ còn cao chưa đầy 2m, cứ ngày nào có mưa là bà lại bỏ hết công việc để chạy về nhà chống lụt.  Bức tường cao 40cm nhiều lúc vẫn bị nước tràn qua khiến bà phải mua thêm đất sét để kịp thời đắp tường chống nước lũ mỗi ngày mưa to gió lớn.
Khách đến chơi nhà bà Năm phải bước qua một bức tường nhỏ cao 40cm. Bà  Năm cho biết trước đây trần nhà cao tới 2,5m mà bây giờ người ta làm đường, tôn nền lên, khiến nhà bà chỉ còn cao chưa đầy 2m, ngày nào có mưa là bà lại bỏ hết công việc để chạy về nhà chống lụt. Bức tường cao 40cm nhiều lúc vẫn bị nước tràn qua khiến bà phải mua thêm đất sét để kịp thời đắp tường chống nước lũ mỗi ngày mưa to gió lớn.  

Dọc hành lang của khu nhà, hầu hết các mảng tường đều đã bị bong tróc, khu nhà cũng đang trong tình trạng nghiêng lún. thậm chí có chỗ thành tường hở cả lõi sắt.
Dọc hành lang của khu nhà, hầu hết các mảng tường đều đã bị bong tróc, khu nhà cũng đang trong tình trạng nghiêng lún, thậm chí có chỗ thành tường hở cả lõi sắt. 

Một mảng trần lớn của ngôi nhà đã bị đổ sập, người dân mỗi khi qua đây phải đi thật nhanh, tránh vữa rơi vào đầu.
Một mảng trần lớn của ngôi nhà đã bị đổ sập, người dân mỗi khi qua đây phải đi thật nhanh, tránh vữa rơi vào đầu. 

 

Càng bất tiện hơn nữa, là mỗi tầng chỉ có 1 nhà vệ sinh đi chung, mỗi buổi sáng thường diễn ra cảnh xếp hàng, chực chờ nhau để đến lượt như thời bao cấp. Tuy được lau dọn thường xuyên nhưng vẫn hôi hám, bẩn thỉu vì liên tục bị ngấm nước từ nhà vệ sinh tầng trên xuống.
Càng bất tiện hơn nữa, là mỗi tầng chỉ có 1 nhà vệ sinh đi chung, mỗi buổi sáng thường diễn ra cảnh xếp hàng, chờ nhau để sử dụng nhà vệ sinh lần lượt như thời bao cấp. Tuy được lau dọn thường xuyên nhưng vẫn hôi hám, bẩn thỉu vì liên tục bị ngấm nước từ nhà vệ sinh tầng trên xuống. 

Tầng 1 của khu nhà C5 bị thấp hơn rất nhiều so với mặt đường, cứ mưa to là ngập. ‘Cổng vào khu tập thể trước đây từng có bậc tam cấp lên xuống thế mà nay ai đi qua cũng phải khom người.’ bà Năm chia sẻ.
Tầng 1 của khu nhà C5 bị thấp hơn rất nhiều so với mặt đường, cứ mưa to là ngập. ‘Cổng vào khu tập thể trước đây từng có bậc tam cấp lên xuống thế mà nay ai đi qua cũng phải khom người.’ bà Năm chia sẻ. 

Đầu tháng 2/2015, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã đưa ra bản khảo sát cải tạo xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng giải quyết cải tạo, người dân khu tập thể C5 vẫn hàng ngày vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy ngay tại nơi sống của mình.
Đầu tháng 2/2015, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã đưa ra bản khảo sát cải tạo xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng giải quyết cải tạo, người dân khu tập thể C5 vẫn hàng ngày vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy ngay tại nơi sống của mình. 

Việt Linh
Bình luận
vtcnews.vn