Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?

Tư liệuThứ Hai, 29/04/2024 12:29:00 +07:00
(VTC News) -

Những ý kiến khác biệt về vai trò của năng lượng hạt nhân cung cấp thêm góc nhìn về loại năng lượng này trong bối cảnh thế giới tìm cách đa dạng hóa nguồn cung.

Đại diện từ hơn 30 quốc gia đã tập trung tại Brussels vào tháng 3, tại hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và chính phủ Bỉ tổ chức. 34 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, đã đồng ý “làm việc để khai thác triệt để tiềm năng của năng lượng hạt nhân”, bao gồm kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và triển khai các lò phản ứng tiên tiến.

Tuy nhiên, ngay cả khi họ làm như vậy cũng không thể không thừa nhận những khó khăn. Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, phát biểu với những người tham dự hội nghị: “Công nghệ hạt nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch". Nhưng bà nói thêm rằng thực tế ngày nay, ở hầu hết các thị trường, có sự sụt giảm chậm nhưng đều đặn về thị phần đối với năng lượng hạt nhân.

Các nước nên theo đuổi năng lượng hạt nhân ở mức độ nào?

Các nước nên theo đuổi năng lượng hạt nhân ở mức độ nào?

Các nước đang ở đâu về năng lượng hạt nhân?

Đức đã đưa ra quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy hạt nhân của mình sau các thảm họa như Chernobyl và Fukushima. Lò phản ứng hạt nhân cuối cùng ở Đức ngừng hoạt động đầu năm 2023, một quyết định có thể gây nuối tiếc khi khả năng tiếp cận khí đốt tự nhiên của Đức đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Bên cạnh đó, Pháp là nước dẫn đầu về hạt nhân trên toàn thế giới. Hầu hết điện của họ được tạo ra bởi năng lượng hạt nhân.

Nga, mặc dù bị ảnh hưởng kinh tế về mọi mặt kể từ xung đột Ukraine, vẫn là một nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Theo một báo cáo tháng 3 từ Clare Sebastian của CNN, nước này làm giàu và bán uranium thông qua công ty năng lượng hạt nhân do nhà nước kiểm soát, Rosatom, công ty xây dựng và vận hành các nhà máy trên khắp thế giới.

Nhưng theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, chính Trung Quốc đang tiến nhanh nhất tới sản xuất điện hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân ở Mỹ

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tính đến năm 2022, khoảng 18% điện năng của Mỹ được tạo ra từ năng lượng hạt nhân. Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân lớn của Mỹ đều đã cũ - trung bình từ 40 năm trở lên.

Ngoài lò phản ứng Georgia mới đi vào hoạt động, một lò phản ứng mới đã bắt đầu hoạt động ở Tennessee vào năm 2016. Mặt khác, các hạng mục về năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cũ và phần lớn trong số đó cần được cải thiện.

Luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào năm 2021 bao gồm một chương trình trị giá 6 tỷ USD để cung cấp các khoản tài trợ cho chủ sở hữu hoặc nhà điều hành lò phản ứng hạt nhân và ngăn chặn việc đóng cửa các lò phản ứng này. 

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, hơn một chục lò phản ứng đã đóng cửa sớm ở Mỹ trong thập kỷ qua. Ít nhất một lò phản ứng, Nhà máy điện Diablo Canyon ở California, sẽ được tiếp tục hoạt động sau khoản tài trợ trị giá hơn 1 tỷ USD.

Năng lượng hạt nhân – và mức độ tích cực mà Mỹ và các nước khác nên theo đuổi – cũng là một chủ đề gây chia rẽ giữa các nhà khoa học.

Năng lượng hạt nhân – và mức độ tích cực mà Mỹ và các nước khác nên theo đuổi – cũng là một chủ đề gây chia rẽ giữa các nhà khoa học.

Các quan điểm khác nhau

Năng lượng hạt nhân – và mức độ tích cực mà Mỹ và các nước khác nên theo đuổi – cũng là một chủ đề gây chia rẽ giữa các nhà khoa học.

Hai quan điểm rất khác nhau. Quan điểm đầu tiên cho rằng hãy hết sức cẩn thận.

Rodney Ewing, giáo sư và chuyên gia về chất thải hạt nhân của Đại học Stanford, người từng là chủ tịch một cuộc đánh giá liên bang về các quy trình xử lý chất thải hạt nhân, cho biết, mặc đã cố gắng trong nhiều năm, ông vẫn chưa có lập trường vững chắc ủng hộ hay phản đối năng lượng hạt nhân.

“Quá nhiệt tình với năng lượng hạt nhân, một nguồn năng lượng không có carbon, và trong tình hình hiện nay về vấn đề biến đổi khí hậu, thực sự là một cuộc khủng hoảng. Các vấn đề sau đó có thể không được giải quyết dễ dàng", ông nói. 

Ông cho biết các vấn đề về năng lượng hạt nhân - từ khả năng xảy ra thảm họa đến vấn đề làm thế nào để lưu trữ chất thải hạt nhân - nên được xem xét song song với tiềm năng của các giải pháp thay thế như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Trong khi đó, Giáo sư năng lượng của Đại học Illinois, David Ruzic – người có kênh YouTube sôi động, “Illinois EnergyProf,” với nhiều video nhằm xóa tan mối lo ngại về năng lượng hạt nhân – có cái nhìn tích cực hơn nhiều về tương lai của năng lượng hạt nhân.

Illinois đang tạo ra nhiều năng lượng hạt nhân hơn bất kỳ bang nào khác tại Mỹ. Các nhà lập pháp ở đó gần đây đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm xây dựng lò phản ứng mới. 

Ông Ruzic lập luận rằng chất thải hạt nhân chiếm ít không gian đến mức nó chỉ cần những bãi bê tông rắn chắc và được lưu giữ tại các lò phản ứng hạt nhân. Ông lập luận rằng bê tông có thể được sửa chữa sau mỗi 70 năm hoặc lâu hơn nếu xuống cấp.

Ông cho rằng các nhà máy mới như ở Georgia sẽ không bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thủy triều. giống như Fukushima, vì lò phản ứng mới ở Georgia được làm mát bằng không khí trong trường hợp khẩn cấp.

Tương lai thị trường năng lượng hạt nhân 

Việc có nên khôi phục và phát triển các cơ sở hạt nhân để phát triển năng lượng hạt nhân hay không vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Nhiều khó khăn được nhắc đến trong đó có bài toán thời gian và chi phí. 

Tại hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc ở Dubai vào tháng 12/2023, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân vào năm 2050. 

Đối với Mỹ, điều đó có nghĩa là bổ sung thêm 200 gigawatt công suất vận hành hạt nhân, được tạo ra bởi hơn 90 lò phản ứng thương mại đã vận hành trung bình 42 năm. Trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là tăng gấp ba lần công suất hiện có - mức công suất được xây dựng trong 70 năm qua - trong chưa đầy một nửa thời gian, bên cạnh việc thay thế các lò phản ứng sẽ ngừng hoạt động trước năm 2050.

Với ít tiền hơn và trong thời gian ngắn hơn, thế giới có thể giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và địa nhiệt cũng như bằng cách truyền tải, lưu trữ và sử dụng điện hiệu quả hơn.

Phương Anh (Nguồn: NYT, CNN )
Bình luận
vtcnews.vn