• Zalo

Các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao

Tư vấnThứ Ba, 09/05/2023 04:38:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Dưới đây là các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao mẹ nào cũng có thể áp dụng.

Thời tiết chuyển mùa có không ít trẻ bị ho kéo dài. Đặc biệt nhiều bé bị ho về đêm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao.

Nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ nhỏ

Ho là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, gây tâm lý sốt suột cũng như căng thẳng khi trẻ ho về đêm. Vậy tại sao trẻ lại ho về đêm mà ban ngày trẻ không có biểu hiện gì.

Thông thường, ho là phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm tống các dị vật hoặc chất kích thích ra khỏi đường thở. Đa số ho là lành tính và tự khỏi, nhưng đôi khi ho báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Phản xạ ho được tạo bởi kích thích thụ thể nằm ở các vị trí trên đường thở, bắt đầu từ xoang kéo dài đến tận cuối cùng phế quản, kèm cả nhánh nhĩ của thần kinh X (Arnold). Vậy ho có thể chủ động và bị động. Chẩn đoán thích hợp là mối quan trọng hàng đầu trong việc điều trị ho ở trẻ, nhất là trẻ ho về đêm.

Đặc điểm cơn ho giúp nhận biết phần nào nguyên nhân, ví dụ như: Ho khan, ho đờm, ho rũ rượi, ho ông ổng trong viêm thanh quản, hay ho nhiều về đêm…

Nếu trẻ đang điều trị một bệnh lý nào đó như viêm phổi, viêm mũi họng… mà bị ho là hoàn toàn bình thường, điều trị xong trẻ sẽ khỏi. Nhưng nếu trẻ không có dấu hiệu viêm mũi họng thì những nguyên nhân sau đây có thể khiến trẻ ho về đêm:

- Ho do môi trường

Đặc điểm thời tiết ở nước ta thường nồm ẩm, do vậy nơi sinh sống, phòng ngủ của trẻ dễ bị ẩm mốc, nhất là phòng ngủ kín ở khu thành thị đông đúc. Do vậy nơi ở, phòng ngủ cần thường xuyên dọn sạch sẽ và mở toang cửa phòng khi trẻ không ở đó, điều này giúp không khí trong phòng lưu thông, đủ oxy, tạo thông thoáng và sạch sẽ, chăn màn của trẻ nên giặt rũ thường xuyên, giúp hạn chế bụi và mạt bụi… điều này có thể khiến trẻ giảm hoặc khỏi ho.

Mặt khác, nếu phòng ngủ trẻ quá khô, độ ẩm thấp, theo phản xạ khi gặp không khí khô, trẻ thường ho. Ho ngay từ lúc bắt đầu ngủ và giảm dần khi độ ẩm không khí xung quanh tăng lên bởi chính hơi thở của trẻ và cha mẹ ngủ cùng. Nếu phát hiện không khí phòng ngủ khô hanh lên cho trẻ hít khí ẩm trước khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ giảm ho.

Một nguyên nhân khác nhiều người thường không để ý là khi gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào: Nếu bố hút thuốc lá, mùi thuốc lá hoặc khói thuốc còn trên quần áo cũng khiến trẻ ho.

- Ho do kích ứng:

Trước khi ngủ nhiều trẻ ho do kích ứng với chính giường chiếu, đệm của trẻ, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng. Vì đệm, chiếu có mạt bụi.

Trường hợp này ngoài việc dọn dẹp sạch sẽ, thay đổi đồ dùng thường xuyên cho trẻ, nếu cần thiết nên cho trẻ đi khám, bác sĩ sẽ cho thuốc giúp trẻ đỡ ho.

- Ho do thụ thể nhạy cảm:

Ban ngày trẻ thường vui chơi nô đùa, các thụ thể ho giảm độ nhạy cảm, kèm theo việc cười đùa, hò hét khiến dịch tiết phần nào bị tống ra ngoài, trẻ ho ít. Nhưng khi ngủ thì khác, chỉ một dịch tiết nhỏ sẽ làm trẻ ho ngay. Trường hợp này lên cho trẻ uống siro ho thảo dược, nhằm che phủ thụ thể giúp trẻ giảm ho hơn.

- Ho do trào ngược:

Dạ dày của trẻ thường nằm ngang, do còn nhỏ nên thực quản ngắn, vì vậy khi trẻ nằm xuống, nhất là trẻ đang bị trào ngược sẽ rất hay bị ho.

Vì vậy, ngoài việc điều trị trào ngược thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn no trước khi ngủ. Khi trẻ khỏi trào ngược sẽ tự khỏi ho đêm.

- Ho do xoang:

Trong xoang cũng có thụ thể ho, một số trẻ bị xoang nhưng chưa biểu hiện thực thể ra bên ngoài cũng thường ho về đêm. Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn, điều quan trọng cha mẹ nên ghi nhớ biểu hiện của trẻ để thông tin cho bác sĩ biết, qua đó để chẩn đoán điều trị dứt điểm.

- Ho do tư thế:

Nhiều trẻ có vấn đề về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản. Khi nằm xuống, các tổ chức ngực tác động đè lên làm hẹp đường dẫn khí cũng có thể dẫn đến trẻ bị ho. Với trẻ bị tuyến hung phì đại, tuyến hung có thể to nhanh ở trẻ khi bị nhiễm virus hay sau điều trị ngoại khoa cho chuyển gốc động mạch hoặc do bệnh lý tim mạch... Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ đi khám nếu kèm hội chứng tím tái và ho. Còn với trẻ mềm sụn thanh quản nên bổ sung tăng lượng vitamin D.

Các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao - 1

Các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao

Các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với quả lê

Trong Đông y, quả lê có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, sinh tân dịch. Với cách trị ho tại nhà bằng lê cho hiệu quả tốt trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài.

Cách thực hiện

Cách 1: Chuẩn bị 1-2 quả lê. 300g hạt sen bỏ tâm. Thái nhỏ lê, bẻ đôi hạt sen. Thêm vào nồi cùng một ít đường phèn, nước vừa đủ. Đun sôi cho đến khi các nguyên liệu mềm nhuyễn. Khi sử dụng, ăn cả nước và cái để tăng hiệu quả điều trị.

Cách 2: Chuẩn bị 1 quả lê, 3 quả táo đỏ, kỷ tử, đường phèn vừa đủ. Rửa sạch lê, cắt bỏ phần núm, khoét bỏ phần hạt và một phần lõi bên trong. Cho toàn bộ táo đỏ, kỷ tử đã rửa sạch, đường phèn vào trong quả lê. Chưng cách thủy 15 phút là có thể sử dụng. Cố gắng ăn cả nước và cái để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với quất

Quất (tắc) là loại quả có vị chua với tác dụng trừ đờm, thông phổi. Do đó, các bài thuốc trị ho ho khan, ho có đờm, khản giọng, viêm amidan với quất thường cho hiệu quả tốt và nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện

Cách 1: Chuẩn bị 4-5 quả quất tươi, cắt đôi, để nguyên hạt. Thêm vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn, đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày.

Cách 2: Chuẩn bị 1 củ cải trắng, 1-2 quả quất. Rửa sạch củ cải, xay lấy nước, bỏ phần bã. Vắt quất tươi vào, có thể thêm đường để tăng hương vị. Uống trực tiếp hoặc đun sôi liu riu (với trẻ nhỏ).

Cách 3: Chuẩn bị khoảng 0,5kg quất tươi. Rửa sạch, châm lỗ trên mỗi quả quất. Cho quất và đường vào một cái bình lớn. Ngâm ít nhất 7 ngày, lấy ra sử dụng khi có biểu hiện ho.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với chanh

Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, trong thành phần chanh cũng chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, dùng trong các bài thuốc trị ho dai dẳng kéo dài, ho khan hiệu quả.

Cách thực hiện

Cách 1: Pha nước cốt chanh với 1-2 thìa mật ong, thêm nước ấm và uống khi còn ấm

Cách 2: Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh; 1 -2 thìa mật ong nguyên chất; 2 thìa dầu dừa. Trộn đều hỗn hợp và đun liu riu trên bếp đến khi dầu dừa chảy hoàn toàn. Bảo quản trong lọ kín và sử dụng 2 lần/ngày đều đặn.

Cách 3: Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh; 2 thìa dầu oliu; 2 thìa mật ong, 1 thìa gừng băm nhuyễn. Ngâm mật ong với gừng trước trong vòng 8 tiếng. Sau đó, thêm dầu oliu và nước cốt chanh vào, khuấy đều. Lọc bỏ bã, bảo quản trong tủ lạnh sử dụng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, làm ấm khi sử dụng

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với gừng

Nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên mà gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản.

Cách thực hiện

Cho 1/2 thìa nước cốt gừng vào trong ly sữa ấm cho bé uống. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống trà gừng mật ong hoặc nấu nước gừng để bé tắm và ngâm chân vào buổi tối giúp trẻ giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm.

Trên đây là các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà hiệu quả cao, các mẹ có thể áp dụng ngay nhé.

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn